Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 2


DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ



Nội dung

Trang

BẢNG:

Bảng 2.1.

Kết quả thăm dò tài nguyên bể than Quảng Ninh tính đến

năm 2016

50

Bảng 2.2.

Kết quả hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng

Ninh giai đoạn 2017-2021

52

Bảng 2.3.

Các văn bản UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành giai đoạn

2017 - 2021 liên quan hoạt động khai thác than

54

Bảng 2.4.

Số lượng giấy phép khai thác than cấp mới và gia hạn

trong giai đoạn 2017 - 2021

58

Bảng 2.5.

Tỷ trọng ngành khai thác than trong tổng sản phẩm nội địa

tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020

60


Bảng 2.6.

Tổng số lao động và thu nhập bình quân người lao động làm việc trong ngành khai thác than của tỉnh Quảng Ninh

giai đoạn 2017-2020


61

Bảng 2.7.

Thu tiền cấp quyền khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng

Ninh giai đoạn 2017-2021

62

Bảng 2.8.

Một số chỉ tiêu thu ngân sách trong hoạt động khai thác

than tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020

62

Bảng 2.9.

Số lượng dự án mỏ được quy hoạch trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh

64


Bảng 2.10.

Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thuộc Phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và biến đổi khí hậu giai đoạn

2017-2021


66


Bảng 2.11.

Kết quả công tác thanh tra hoạt động khai thác tại các đơn vị khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn

2017-2021


68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 2


HÌNH:

Hình 1.1.

Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản

của địa phương cấp tỉnh

20

Hình 2.1.

Sơ đồ vị trí của bể than Quảng Ninh

49

Hình 2.2.

Giá trị sản phẩm ngành công nghiệp khai thác than giai

đoạn 2017-2021 của tỉnh Quảng Ninh

60

Hình 2.3.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác than

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

66



PHẦN MỞ ĐẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tài nguyên khoáng sản là một dạng của cải đặc biệt, hình thành qua quá trình phát triển hàng triệu năm của vỏ trái đất. Đó là những giá trị hữu ích của môi trường tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển cuộc sống của mình. Tuy nhiên, trên thế giới, nguồn tài nguyên khoáng sản không phân bố đồng đều ở các vùng lãnh thổ mà chỉ tập trung ở khoảng 50 quốc gia, nhất là các quốc gia thuộc khu vực ba vành đai sinh khoáng gồm vành đai sinh khoáng châu Á - Thái Bình Dương, vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải và vành đai sinh khoáng Đông Phi.

Nằm ở vị trí tiếp giáp vành đai sinh khoáng châu Á - Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, Việt Nam được đánh giá là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản. Công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản có vai trò lớn trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Việt Nam. Khai thác khoáng sản cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp then chốt trong nền kinh tế. Là ngành chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, khai thác khoáng sản đem lại lợi ích lớn cho nền kinh tế, nhất là nguồn thu từ xuất khẩu.

Trong số các địa phương có tiềm năng khai thác khoáng sản trên cả nước, Quảng Ninh được đánh giá là địa phương có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng. Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, đến tháng 5 năm 2021, toàn tỉnh có 243 mỏ và điểm quặng của 33 loại khoáng sản thuộc 5 nhóm khoáng sản bao gồm: Khoáng sản cháy là than đá; khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; khoáng chất công nghiệp; khoáng sản vật liệu xây dựng. Đặc biệt, 90% trữ lượng than cả nước tập trung ở đây với nhiều loại than và trữ lượng lớn. Đây là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng để phát triển KT-XH. Với hơn 70 điểm mỏ được cấp phép khai thác dài hạn và ngắn hạn, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hiện khá sôi động.

Tại Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” có nêu quan điểm cho rằng Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững KT-XH. Cụ thể hóa quan điểm này, Nghị quyết số 16-



NQ/TW ngày 09/5/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã nhận định hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) về khai thác khoáng sản nói chung và khai thác than nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được tăng cường, dần đi vào nề nếp, đạt một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, quản lý khai thác than trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn một số tồn tại như để xảy ra hiện tượng khai thác trái phép (khai thác không phép, khai thác vượt mốc giới, khai thác quá thời gian quy định), khai thác không đúng thiết kế cơ sở được duyệt, không thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường trong khai thác, chưa quản lý hiệu quả sản lượng đã khai thác... Để đạt mục tiêu khai thác hiệu quả tài nguyên phục vụ cho phát triển KT-XH địa phương, giải quyết tốt vấn đề môi trường, hướng đến hiệu quả và bền vững, cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của chính quyền địa phương trong quản lý và khai thác.

Xuất phát từ những lập luận đã nêu trên, học viên cho rằng, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp tăng cường QLNN đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là cần thiết.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI

Hiện trạng tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế

giới hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, QLNN về khoáng sản nói chung và khoáng sản than nói riêng luôn được Chính phủ xác định là một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển KT-XH hàng năm. Thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu các khía cạnh cụ thể của tăng cường công tác QLNN địa phương với hoạt động khai thác khoáng sản.

Về khái niệm Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản: Lương Hữu Anh (2019) cho rằng “Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản là sự tác động có tổ chức, có mục đích của Nhà nước lên hoạt động khai thác khoáng sản để đảm bảo nguồn tài nguyên khoáng sản được khai thác hợp lý”. Cùng cách tiếp cận quản lý nhà nước, Trần Hoàng Lương (2019) đưa ra quan điểm “Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản là hoạt động Nhà nước với việc sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý thích hợp tác động đến hoạt động khai thác khoáng sản nhằm đạt được mục tiêu trong quá trình quản lý”. Cụ thể hơn, Trần Thị Hoa (2020) nhấn mạnh chủ thể của khai thác khoáng sản chính là các tổ chức, cá nhân được khai thác khoáng sản; nhà nước quản lý chủ thể khai thác khoáng sản



bằng cách đưa ra các công cụ tác động lên các chủ thể khai thác, nhằm đưa hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật.

Trong nội dung quản lý nhà nước với hoạt động khai thác khoáng sản, Trần Hoàng Lương (2019) chỉ ra năm nội dung theo khía cạnh đối tượng quản lý gồm quản lý nhà nước về khoáng sản được khai thác ở một địa phương; quản lý nhà nước về tổ chức, doanh nghiệp khai thác khoáng sản; quản lý nhà nước về kết quả khai thác khoáng sản; quản lý nhà nước về hệ lụy môi trường, xã hội của khai thác khoáng sản và tổ chức quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở một địa phương. Trong khi đó, Trần Thị Hoa (2020) nghiên cứu nội dung theo khía cạnh quy trình quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản gồm hoạch định triển khai hoạt động khai thác khoáng sản; tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản.

Về thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại các địa phương, đã có một số nghiên cứu về thực trạng vấn đề này trong giai đoạn 2016-2019:

Trần Thị Mai Phương (2016) đã chỉ ra tại tỉnh Yên Bái công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản đã thu được những kết quả thành công như tỉnh chú trọng thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước, thủ tục cấp giấy phép thăm dò khai thác khoáng sản được thực hiện nghiêm minh, thường xuyên rà soát bổ sung quy hoạch theo từng giai đoạn, công tác thanh tra, giám sát được triển khai theo định kỳ. Song công tác quản lý trên địa bàn vẫn còn những hạn chế như số lượng cán bộ công tác còn ít và kiêm nhiệm, chuyên ngành đào tạo không đúng với chuyên môn nên quản lý chưa chuyên sâu; hoạt động khai thác khoáng sản gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh.

Trên địa bàn tỉnh Sơn La, Lương Hữu Anh (2019) đã cho thấy quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ngày càng chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo theo kế hoạch và quy hoạch của địa phương, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đã phân định rõ nhiệm vụ của từng cơ quan và có cơ chế phối hợp chặt chẽ song vẫn còn một số hạn chế như cấp phép khai thác chưa phù hợp với địa hình khu vực, chậm điều chỉnh quy hoạch để chậm tiến độ,...

Tại Hà Nam, theo Trần Hoàng Lương (2019) công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Hà Nam có những ưu điểm nổi bật như kịp thời ban hành các quyết định, văn bản gắn với bảo vệ môi trường, quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, làm tốt công tác tuyên truyền chính sách



pháp luật khoáng sản,... nhưng vẫn còn một vài điểm hạn chế như trang thiết bị phục vụ công tác quản lý khai thác khoáng sản còn thiếu, nhận thức pháp luật của một số doanh nghiệp còn hạn chế, vẫn còn sự khai thác lãng phí tài nguyên do có kẽ hở trong cơ chế giám sát...

Bên cạnh các công trình nghiên cứu và luận văn nêu trên, còn có nhiều bài báo viết về lĩnh vực khai thác khoáng sản và quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trong giai đoạn 2016-2020, chủ yếu phản ánh những mặt đạt được và bất cập trong thực tiễn, tuy nhiên chỉ ở một hoặc một vài khía cạnh khác nhau:

Tác giả Hồng Lựu (2020) với bài “Công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ngày càng được chú trọng” đăng trên Trang thông tin điện từ Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Bình đã cho thấy công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khai thác khoáng sản đã tạo ra chuyển biến tích cực trong đội ngũ cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, công tác thăm dò, khoanh định khu vực và đánh giá trữ lượng khoáng sản phân tán nhỏ lẻ cũng được tỉnh triển khai ngày càng hiệu quả; công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được quan tâm và chú trọng góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp.

Hải Huyền (2020) với bài “Bắc Giang: Khắc phục hạn chế trong quản lý khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng” đăng trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang cho thấy công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Bắc Giang có những ưu điểm nổi bật như tăng cường vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản, đẩy mạnh đấu giá quyền khai thác khoáng sản để tăng tính cạnh tranh, minh bạch, công khai; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm… . Bên cạnh những mặt đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn một vài điểm hạn chế như trang thiết bị phục vụ công tác quản lý khai thác khoáng sản còn thiếu, nhận thức pháp luật của một số doanh nghiệp còn hạn chế.

Hoàng Thảo Nguyên (2021) với bài “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản” đăng trên Báo Công an Nhân dân cho thấy công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 đã đạt được những ưu điểm nổi bật như 100% các loại khoáng sản trên địa bàn được tích hợp trong quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2021-2025; 100% mỏ thuộc diện phải đấu giá được tổ chức đấu giá quyền khai thác để lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy



định, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác, chế biến khoáng sản. Song công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản ở địa phương vẫn còn những tồn tại trong hoạt động khai thác như tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, khai thác không đúng thiết kế, tiến độ cấp phép trên địa bàn tỉnh.

Trong giới hạn tài liệu tác giả luận văn tổng quan, chưa có một luận văn, công trình nào nghiên cứu và xây dựng một cách đầy đủ khung lý thuyết quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện quản lý nhà nước địa phương về hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là khoảng trống để tác giả luận văn nghiên cứu và có đóng góp ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Mục tiêu:

Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

Một là, hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn cấp tỉnh.

Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2021.

Ba là, nghiên cứu quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Khoáng sản có nhiều loại được khai thác song đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.



- Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung: Đề tài nghiên cứu những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nhấn mạnh đến quản lý của địa phương với hoạt động khai thác than trên địa bàn. Các nội dung quản lý khai thác than trên địa bàn tỉnh thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương tập trung vào: ban hành và thực thi chính sách pháp luật đối với khai thác than; công tác quy hoạch, kế hoạch hoạt động khai thác than; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước địa phương đối với hoạt động khai thác than; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh.

+ Về không gian: Địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

+ Về thời gian: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được nghiên cứu trong giai đoạn 2017-2021, các số liệu của năm 2021 được cập nhật đến tháng 5/2021. Các giải pháp, kiến nghị tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

5.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng trong nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ.

5.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ

5.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

a. Dữ liệu thứ cấp: Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp thu nhập dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu này được thu thập chủ yếu từ các báo cáo, các số liệu thống kê đã công bố, các số liệu do Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh cung cấp trong giai đoạn 2017-2020 và 05 tháng đầu năm 2021; Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh; công trình, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến khai thác khoáng sản và quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản của một số nhà khoa học, những nhà chuyên môn, các luận văn thạc sỹ, các bài báo, các bài viết được đăng tải trên Internet, các bài tham luận tại các hội thảo khoa học...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023