Ngoài ra, các điểm du lịch nên có những hàng lưu niệm mang tính độc đáo riêng để du khách có cảm tình gây dấu ấn cho chuyến đi du lịch.
Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng để tạo nguồn thu ngoại tệ. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, các thành phần kinh tế phát triển đan xen được Nhà nước khuyến khích phát triển. Đây là một động lực lớn để các thành phần kinh tế phát triển loại hình dịch vụ nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng. Sự phát triển các dịch vụ ngân hàng như thẻ ATM để thanh toán tiện ích, quỹ tiết kiệm, ngân hàng điện tử và giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông. Thời gian thực hiện một giao dịch được rút ngắn lại, các dịch vụ tài chính được sử dụng giao dịch qua mạng điện tử nên thuận tiện, nhanh chóng. Ở các lĩnh vực như hải quan đưa khâu kiểm tra hàng thông quan bằng hệ thống mạng điện tử tiết kiệm thời gian, rất tiện ích, vừa kiểm kê, kiểm soát được hàng hóa.
Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ tài chính ngân hàng cần được phát triển đáp ứng với tình hình thực tế của nền kinh tế. Các loại hình dịch vụ cung cấp vốn, thanh toán luôn là vấn để rất nhạy cảm cần được coi trọng đúng mức và vận dụng các bước đi cho phù hợp với bước phát triển của từng thời kỳ. Thực tế sau khi Việt Nam vào WTO và qua Hội nghị APEC năm 2006 với chủ đề “Hướng tới một cộng đồng năng động vì phát triển bền vững và thịnh vượng” sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam, dịch vụ tài chính ngân hàng là một nhu cầu thiết yếu. Đây cũng là cơ hội để ngành tài chính, ngân hàng vươn lên đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong sự nghiệp đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều cần chú ý là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đòi hỏi nguồn vốn lớn, cho nên việc cung ứng vốn đòi hỏi dịch vụ ngân hàng tài chính, nhất là thị trường vốn, thị trường chứng khoán phải vươn lên đáp ứng cho nền kinh tế. Bởi trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện
nay các dòng vốn luôn luân chuyển để góp phần phục vụ sản xuất kinh doanh và đặt ra yêu cầu sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả kinh tế.
Kết luận chương 3
Luận văn đã nêu khái quát mục tiêu và phương hướng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, đưa ra những dự báo thuận lợi và thách thức cần lưu ý về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào năm 2020.
Với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020 được Đảng ta xác định, trên cơ sở lí luận và thực tiễn đúng đắn, luận văn đã đưa ra quan điểm và phương hướng cơ bản nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nước ta theo đúng mục tiêu đặt ra.
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Trong Thời Gian Sắp Tới
- Các Giải Pháp Thúc Đẩy Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Trong Các Khu Vực
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp vĩ mô và các giải pháp cụ thể có tính khả thi cho từng khu vực nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta trong quá trình đổi mới và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể:
Những vấn đề cấp thiết đặt ra về nhận thức, về đánh giá, phân biệt rò cơ cấu kinh tế có cấp độ khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
- Trong khu vực I (ngành nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác):
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đáp ứng tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu
Đẩy mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành chính, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Phát triển các ngành công nghiệp khai thác đáp ứng với tình hình đổi mới và hội nhập.
- Trong khu vực II (ngành công nghiệp chế biến):
Xác định các ngành mũi nhọn chuyên sâu để có biện pháp đầu tư và phát triển
Phát triển các ngành dịch vụ công nghiệp nhằm phục vụ nông, lâm nghiệp, thủy sản và xuất khẩu.
Đẩy mạnh công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp tạo ra sản phẩm có giá trị cao có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Đối với khu vực III (các ngành dịch vụ và ngành xây dựng):
Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm ngành xây dựng trong thời kỳ hội nhập.
Phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển các loại hình dịch vụ thương mại dịch vụ tài chính ngân hàng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, tạo nguồn thu ngoại tệ.
Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch tạo nguồn thu cho ngân sách và giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.
KẾT LUẬN
Lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta và trên thế giới không phải là vấn đề mới; song, trong quá trình thực hiện đổi mới nền kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề đa dạng, phức tạp liên quan đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã vận dụng quan điểm phân ngành của Liên Hợp Quốc để phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và so sánh với phân ngành của Tổng cục Thống kê. Đây là vấn đề quan trọng, luôn mang tính thời sự và đảm bảo tính mới. Sau quá trình nghiên cứu, có thể đi đến một số kết luận dưới đây:
- Hệ thống hóa vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; phân loại cơ cấu kinh tế ngành theo quan điểm của Tổng cục Thống kê và của Liên Hợp Quốc cùng với chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trên
cơ sở đó, đề cập các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Trong xu thế mở cửa hội nhập, kinh tế-xã hội nước ta chịu sự tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan - các nhân tố đã có ảnh hưởng và thậm chí quyết định sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trên cơ sở đó, luận văn đã tập trung phân tích tổng quan sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và trong nội bộ từng ngành, từng khu vực thông qua các số liệu đã thống kê được; phân tích đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế. Quan trọng hơn, đã phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu lao động ở nước ta theo quan điểm phân ngành của Liên Hợp Quốc, qua đó rút ra ý nghĩa mang tầm vóc lớn giúp cho các nhà kinh tế và những người quan tâm thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta phát triển không cân đối, ở trình độ thấp so với các nước trong khu vực; cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta quá lạc hậu, biểu hiện: tỉ trọng của khu vực I trong GDP còn quá cao và khu vực II lại quá thấp, tốc độ phát triển của khu vực III còn thấp cho thấy cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta chuyển dịch chậm so với các nước trong khu vực và thế giới. Vấn đề trên đặt ra bài toán cần lời giải phù hợp để tránh tình trạng “sự chuyển dịch ngược” trong cơ cấu ngành kinh tế nước ta và đạt được mục tiêu đã đề ra trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.
Với tinh thần trên, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng hiện đại, thực hiện quá trình đổi mới nền kinh tế có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo phát triển con người Việt Nam (2001), Đổi mới và sự phát triển con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. C.Mác và Ph. Ăng-ghen (1994), Toàn tập, tập 25, Phần 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Lê Phong Du, Nguyễn Thành Độ (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Dũng (2007), “Về giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 12.
5. Nguyễn Xuân Dũng (2002), Một số định hướng đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Công Điền (1994), “Công nghiệp chế biến nông sản ở nông thôn nước ta”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 3.
11. Nguyễn Định (2002), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong xu thế hội nhập toàn cầu, Tạp chí Giáo dục lí luận, số 8, tr 51- 54.
12. Tạ Ngọc Giao (2006), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, vai trò và cơ chế tác động của tài chính”, Tạp chí Tài chính, số 4, Tr 17- 20.
13. Ngô Đình Giao (1997), Một số vấn đề về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế (ngành, vùng, thành phần) trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, Đề tài khoa học xã hội 0204, Chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước KHXH02, nghiệm thu tháng 12, Hà Nội.
14. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Đinh Xuân Hạng (2005), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Tài chính, số 12, Tr 15-16.
16. Nguyễn Thanh Huyền (1997), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 83, tr 2-5.
17. Nguyễn Thị Bích Hường (2005), Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Phạm Khiêm Ích, Nguyễn Đình Phan (1994), Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực, Nxb Thống kê, Hà Nội.
19. Hoàng Sỹ Kim (2006), “Đầu tư vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo xu hướng hội nhập quốc tế”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 192/tháng 10, Tr 14-16.
20. Nguyễn Văn Lịch (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp, Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại.
21. Vò Đại Lược- Chủ nhiệm chương trình (2001), Chương trình khoa học cấp bộ: Bối cảnh quốc tế và sự lựa chọn phát triển kinh tế của Việt Nam đến năm 2010, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia.
22. Nguyễn Đình Long (1995), “Thị trường yếu tố quyết định tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 9.
23. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Phạm Hoàng Ngân (1996), “Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới và thời kì hậu WTO”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 16 tháng 9, tr 7-15.
25. Nxb Chính trị Quốc gia (2005), Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, tập 1,2,3,4, Hà Nội.
26. Nxb Khoa học xã hội (2004), Nông nghiệp Việt Nam: Chiến lược hướng tới việc gia nhập WTO, Kỉ yếu diễn đàn số 3,4,6,7/6/2003, tr 81-109
27. Trần Anh Phương (2009), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế- thực trạng và những vấn đề đặt ra, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
28. Bùi Tất Thắng (2003), “Kinh tế tri thức-Những cơ hội và thách thức mới của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kì CNH, HĐH”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 10, tháng 10.
29. Lê Hữu Tầng- Lưu Hàm Nhạc (đồng chủ biên)(2002), Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Nguyễn Văn Tiến (2008), Các giải pháp phát triển thương mại thị trường nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn, Viện Nghiên cứu Thương Mại.
31. Tổng cục Thống kê: Nguồn số liệu kinh tế- xã hội qua các năm 1990 đến 2008.
32. Trần Đình Thiên (Chủ biên) (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam- Phác thảo lộ trình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Bùi Tất Thắng (Chủ biên)(2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
34. Lê Tùng Sơn (2008), Biện pháp chủ yếu thực hiện sự liên kết bền vững giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn với phát triển công nghiệp, khu công nghiệp, Khu công nghiệp Việt Nam.