Xử Lý Vi Phạm Trong Hoạt Động Huy Động Vốn Của Công Ty Chứng Khoán.

Vi phạm pháp luật trong công ty chứng khoán có hai hình thức phổ biến như sau:

- Hành vi hành động: Là việc thực hiện những công việc, những điều trái với quy định.

- Hành vi không hành động: Là không thực hiện đúng và đủ những điều mà pháp luật yêu cầu.

Các hành vi vi phạm tiêu biểu trong hoạt động huy động vốn của chứng khoán bao gồm:

- Các hành vi vi phạm quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán chứng khoán riêng lẻ;

- Vi phạm quy định trong cách thức huy động vốn: Thực hiện các hoạt động huy động vốn mà pháp luật cấm hoặc không cho phép.

- Vi phạm quy định về mục đích sử dụng vốn huy động: Sử dụng vốn sai hoặc trái với mục đích mà pháp luật cho phép.

- Vi phạm quy định về kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán: Thực hiện các nghiệp vụ không đúng theo đăng kí kinh doanh (ví dụ: Nhận tiền gửi)

- Vi phạm quy định về nghĩa vụ công bố thông tin: Không công bố đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật đối với một số hoạt động huy động vốn (ví dụ: phát hành trái phiếu)

1.2.6.2. Xử lý vi phạm trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán.

Xử lý vi phạm pháp luật là việc xem xét và đưa ra quyết định về việc áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với các cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật. Tuỳ vào mức độ và hành vi vi phạm khác nhau mà cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra các hình phạt hành chính, hình sự khác nhau dựa trên các quy định mà pháp luật đã đề ra.

Đối với hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán thì việc xử lý vi phạm sẽ bao gồm một số hình thức tiêu biểu như sau:

- Phạt hành chính (phạt tiền)

- Yêu cầu khôi phục hiện trạng ban đầu của sự việc

- Chấm dứt hoạt động của công ty chứng khoán

- Xử lý hình sự đối với cá nhân có sai phạm nghiêm trọng

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM


2.1. Pháp luật Việt Nam về huy động vốn tại công ty chứng khoán

2.1.1. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán

Đối với quy định về vốn góp ban đầu khi thành lập công ty chứng khoán thì căn cứ theo quy định tại Luật chứng khoán năm 2019 thì vốn điều lệ của Công ty chứng khoán phải được góp bằng Đồng Việt Nam. Số vốn điều lệ tối thiểu được quy định như sau:

- Đối với nghiệp vụ môi giới chứng khoán: tối thiểu là 25 tỷ đồng;

- Đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán: tối thiểu là 50 tỷ đồng;

- Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán: tối thiểu là 165 tỷ đồng;

- Đối với nghiệp tư vấn đầu tư chứng khoán: tối thiểu là 10 tỷ đồng;

Theo đó, nếu doanh nghiệp muốn thực hiện đồng thời nhiều nghiệp vụ kinh doanh khác nhau thì số vốn điều lệ tối thiểu phải góp bằng tổng tất cả số vốn tương ứng với từng nghiệp vụ theo đề nghị cấp phép.

Đối với hoạt động huy động vốn trong công ty chứng khoán, pháp luật có các yêu cầu theo Điều 6 Thông tư số 121/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 quy định về hoạt động của công ty chứng khoán. Trong đó có nội dung điều chỉnh chung cho toàn bộ hoạt động và hoạt huy động vốn của CTCK và có những yêu cầu riêng liên quan tới từng nghiệp vụ huy động vốn của CTCK. Trong đó các quy định chung chủ yếu là về các tỷ lệ an toàn tài chính:

- Quy định về tổng dư nợ của CTCK trên số chủ sở hữu (tỷ lệ đòn bẩy tài chính) của CTCK đó được quy định tại điều 26 thông 121/2020/TT-BTC quy định về hoạt động của công ty chứng khoán.

“Điều 26. Hạn chế vay nợ

1. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không được vượt quá 05 lần. Giá trị tổng nợ theo quy định này không bao gồm các khoản sau đây:

a) Tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng;

b) Quỹ khen thưởng phúc lợi;

c) Dự phòng trợ cấp mất việc làm;

d) Dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư.

2. Nợ ngắn hạn của công ty chứng khoán tối đa bằng tài sản ngắn hạn.”

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính giúp cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư nhìn rõ nhất về khả năng tài chính và cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính quá cao chỉ ra chỉ ra rằng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bằng các khoản nợ, doanh nghiệp khả năng có rủi ro trong khả năng trả nợ. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp thể hiện rằng công ty có một nguồn vốn mạnh, vững chắc, khả năng trả nợ tốt. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ đòn bẩy tài chính quá thấp cũng không hẳn là tốt, điều đó thể hiện rằng có thể doanh nghiệp quản trị nguồn không tốn, chưa biết tận dụng nguồn vốn vay thường có chi phí rẻ hơn vốn chủ sở hữu.

So với quy định cũ tại khoản 1 điều 42 Thông tư 210/2012/TT-BTC ban hành ngày 30/11/2012 thì tổng nợ trên vốn chủ sở hữu không được vượt quá 03 lần thì thông tư mới đã có phần nới hạn mức vay của các CTCK lên gần 2 lần so với trước đây. Tỷ lệ này ở mức trung bình so với các ngành khác trên nền kinh tế hiện nay và là một tỷ lệ hài hoà để doanh nghiệp chứng khoán vừa đảm bảo khả năng trả nợ lại có thêm nhiều điều kiện hơn cho các CTCK trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh.

- Quy định về tỷ lệ an toàn vốn khả dụng.

Căn cứ theo Thông tư số 91/2020/TT-BTC ban hành ngày 13/11/2021 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính thì các CTCK phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn khả dụng tối thiểu là 180% với: '


Trong đó Vốn khả dụng được quy định tại khoản 1 điều 4 Thông tư số 91 1

Trong đó:

- Vốn khả dụng được quy định tại khoản 1 điều 4 Thông tư số 91/2020/TT- BTC


TT

Các chỉ tiêu

1

Tổng giá trị rủi ro thị trường

2

Tổng giá trị rủi ro thanh toán

3

Tổng giá trị rủi ro hoạt động

4

Tổng giá trị rủi ro (4=1+2+3)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam - 5


Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng thể hiện khả năng tài chính của CTCK để đảm bảo cho các rủi ro. Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng càng cao thì càng tốt, chứng tỏ rằng CTCK đó có một tình hình tài chính khoẻ mạnh. Các CTCK phải thực hiện báo cáo định kỳ tỷ lệ an toàn vốn khả dụng theo khoản 1 điều 12 thông tư nói trên. Khi tỷ lệ an toàn vốn khả dụng xuống dưới 180% thì CTCK phải thực hiện báo cáo bất thường theo quy định tại khoản 2, điều 12 thông tư 91/2020/TT-BTC như sau:

“2. Chế độ báo cáo bất thường

a) Kể từ khi tỷ lệ vốn khả dụng xuống dưới 180%, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ vốn khả dụng theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này một (01) tháng hai (02) lần (dữ liệu tại ngày 15 và 30 hàng tháng). Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trong vòng ba (03) ngày làm việc sau ngày 15 và 30 hàng tháng.

b) Kể từ khi tỷ lệ vốn khả dụng xuống dưới 150%, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ vốn khả dụng một (01) tuần một (01) lần theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trước 16 giờ ngày thứ sáu hàng tuần.

c) Kể từ khi tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới 120%, tổ chức kinh doanh chứng khoán hàng ngày phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ vốn khả dụng theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trước 16 giờ hàng ngày”

Nhìn chung các CTCK trong hoạt động huy động và sử dụng vốn phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật3

Bên cạnh các quy định chung, còn có các quy định riêng đối với từng hình thức huy động như sau:

2.1.1.1. Trong hình thức đi vay

Về bản chất, công ty chứng khoán là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính. Vì vậy, khi thực hiện vay vốn từ các doanh nghiệp chuyên trách như tổ chức tín dụng hay những doanh nghiệp không chuyên trách như các công ty dịch vụ, sản xuất khác có vốn dư thừa hoặc từ các cá nhân trong nền kinh tế thì sẽ chịu điều chỉnh của Bộ luật dân sự hay Luật các tổ chức tín dụng tương ứng. Đối với hình thức đi vay pháp luật sẽ điều chỉnh về các vấn đề sau:

- Đối với hợp đồng vay tài sản nói chung của CTCK với các TCTD, cá nhân hoặc tổ chức kinh tế phi ngân hàng thì tuân theo các quy định tại điều 469 và điều 470 Bộ luật dân sự 2015.

- Về đối tượng vay: Nhìn chung chưa có quy định nào của pháp luật quy định cụ thể về việc CTCK được phép hay không được phép huy động từ các đối tượng nào. Và cũng chưa có quy định nào cấm CTCK thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi. Tuy nhiên, Luật các TCTD có quy định chỉ có các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính mới được phép huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi. Điều đó có nghĩa là các CTCK có thể thực hiện vay vốn tất cả các chủ thể trên thị trường miễn là “thuận mua vừa bán”. Mặc dù trong nền kinh tế hiện tại có rất nhiều chủ thể có nguồn vốn dư thừa và sẵn sàng cho các CTCK vay vốn với một mức lãi suất hợp lý. Các CTCK cũng phải lưu ý về đối tượng mà CTCK có thể huy động để hạn chế các rủi ro phát sinh.

- Về lãi suất: Quy định về lãi suất đi vay được nêu rõ tại điều 476 Bộ luật dân sự

“Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.


3 Khoản 1 điều 92 Luật chứng khoán 2019

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ

- Về mục đích vay: Khi nguồn vốn đã được huy động về phải được sử dụng đúng mục đích như đã đăng kí với TCTD hoặc với bên cho vay khác. Nếu thay đổi mục đích sử dụng vốn thì phải thông báo với bên cho vay về việc chuyển đổi mục đích sử dụng vốn và được sự chấp thuận của bên cho vay. Theo quy định tại điểm 1, khoản 2 điều 93 Luật các tổ chức tín dụng thì Tổ chức tín dụng phải ban hành các quy định nội bộ về về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.

2.1.1.2. Trong hình thức chào bán cổ phần

Căn cứ theo điều 123 Luật doanh nghiệp 2020 thì CTCK được thực hiện chào bán cổ phần theo quy định như sau:

“Điều 123. Chào bán cổ phần

1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.”

Các định nghĩa, quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ được nêu tại điều 31, Luật chứng khoán 2019. Bên cạnh đó, việc thực hiện bán chứng khoán sẽ tuân theo các quy định về hình thức chào bán tại điều 10, quy định về Hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng tại điều 12, điều kiện chào bán tại điều 13 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán.

Theo khoản 2 điều 15 Luật chứng khoán 2012 thì ngoài các yêu cầu về vốn điều lệ đã góp phải lớn hơn 30 tỷ, Đại hội đồng cổ đông đã thông qua phương án sử dụng vốn thu được từ việc chào bán, đang không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đăng kí niêm yết hoặc giao dịch cổ phiếu sau chào bán và mở tài khoản phong toả nhận tiền mua cổ phiếu thì CTCK phải đáp ứng thêm các điều kiện khi chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng như sau:

“Điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng bao gồm:

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

c) Giá trị cổ phiếu phát hành thêm theo mệnh giá không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành tính theo mệnh giá, trừ trường hợp có bảo lãnh phát hành với cam kết nhận mua toàn bộ cổ phiếu của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số cổ phiếu còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, phát hành tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành để hoán đổi, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;

d) Đối với đợt chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành, cổ phiếu được bán cho các nhà đầu tư phải đạt tối thiểu là 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán. Tổ chức phát hành phải có phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án”.

2.1.1.3. Trong hình thức phát hành trái phiếu

Việc phát hành trái phiếu của CTCK cũng tuân theo quy định về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nói chung. Theo quy định của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu như sau:

“Điều 5. Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu

1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.

2. Mục đích phát hành trái phiếu bao gồm: để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư; tăng quy mô vốn hoạt động; cơ cấu lại nguồn vốn của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành

theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.”

Bên cạnh đó, các quy định khác về việc phát hành trái phiếu như quy trình thủ tục, điều kiện chào bán, hồ sơ chào bán, phương thức chào bán cũng được quy định cụ thể và chi tiết trong thông tư này.

Ngoài ra, các công ty chứng khoán khi phát hành trái phiếu còn chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán 2019, theo đó, tại điều 31 có quy định về điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty chứng khoán. Đối với CTCK là công ty đại chúng thì các điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 31, còn đối với CTCK không phải là công ty đại chúng thì phải tuân thủ theo các điều kiện được quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này. Trong đó có một số các điều kiện chung như: phải có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, mục đích sử dụng tiền thu được từ việc phát hành, xác định rõ số lượng và tiêu chí nhà đầu tư, …

Ngoài các quy định trên thì việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải được thực hiện công bố thông tin và đăng ký lưu kí như sau:

- CTCK phát hành trái phiếu thực hiện công bố thông tin trong thời hạn 01 ngày làm việc trước đợt chào bán. CTCK thực hiện công bố thông tin trước đợt chào bán cho các nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin cho Sở giao dịch chứng khoán.4

- Công bố kết quả chào bán trái phiếu: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán trái phiếu, CTCK công bố thông tin về kết quả của đợt chào bán cho các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin đến Sở giao dịch chứng khoán. Nội dung công bố thông tin thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.5


4 Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 122/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 hướng dẫn về chế độ công bố thông tin theo quy định của Nghị định 153/2020/NĐ- CP và khoản 1 điều 19 Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định của chính phủ về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế

5 Theo khoản 1 điều 4 Thông tư 122/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 hướng dẫn về chế độ công bố thông tin theo quy định của Nghị định 153/2020/NĐ- CP và khoản 1 điều 20 Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định của chính phủ về chào bán, giao dịch trái

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 13/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí