Kết Quả Khảo Sát Công Tác Kiện Toàn Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Và Cải Cách Hành Chính Trong Du Lịch


Bảng 3.8: Kết quả khảo sát công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và cải cách hành chính trong du lịch

Tiêu chí đánh giá

Mẫu

Tối

thiểu

Tối đa

Trung

bình

Ý

nghĩa

Đánh giá của cán bộ quản lý

Đã xây dựng bộ máy QLNN theo hướng

tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả

80

1.00

5.00

3.82

Khá

Cơ cấu nhân lực trong bộ máy sắp xếp

hợp lý, khoa học

80

1.00

5.00

3.90

Khá

Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí được

quy định rõ ràng, công khai

80

1.00

5.00

3.65

Khá

Cơ chế hoạt động theo quy định của nhà

nước và địa phương

80

1.00

5.00

3.63

Khá

Bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển du

lịch của tỉnh

80

1.00

5.00

3.60

Khá

Valid N (listwise)

80



3.72

Khá

Đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp

Đã xây dựng bộ máy QLNN theo hướng

tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả

60

1.00

5.00

3.45

Khá

Cơ cấu nhân lực trong bộ máy sắp xếp

hợp lý, khoa học

60

1.00

5.00

3.60

Khá

Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí được

quy định rõ ràng, công khai

60

1.00

5.00

4.00

Khá

Cơ chế hoạt động theo quy định của nhà

nước và địa phương

60

1.00

5.00

3.70

Khá

Bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển du

lịch của tỉnh

60

1.00

5.00

3.47

Khá

Công tác quản lý và điều hành thuận lợi

60

1.00

5.00

3.95

Khá

Valid N (listwise)

60



3.70

Khá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên - 10

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Kết quả đánh giá tại bảng 3.8 của cán bộ quản lý về bộ máy quản lý nhà nước đối với du lịch tỉnh Thái Nguyên đánh giá các tiêu chí ở mức khá, điểm trung bình đạt 3.72 điểm, điểm trung bình từng tiêu chí nằm trong khoảng từ 3.60 - 3.90


điểm, tiêu chí xếp mức cao nhất là “Cơ cấu nhân lực trong bộ máy sắp xếp hợp lý, khoa học” đạt 3.90 điểm, số lượng cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh được bố trí, sắp xếp theo yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể, khoa học. Tiêu chí xếp điểm thấp nhất là “Bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh” đạt 3.60 điểm, hiện nay số lượng cán bộ thuộc cơ quan quản lý về du lịch đã sắp xếp hợp lý nhưng chất lượng chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển du lịch, nhất là về trình độ ngoại ngữ.

Qua bảng 3.8 cho biết kết quả đánh giá của lãnh đạo về bộ máy quản lý nhà nước đối với du lịch đạt 3.70 điểm, xếp loại khá. Tiêu chí “Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí được quy định rõ ràng, công khai” đạt 4,00 điểm. Bộ máy quản lý về du lịch là các cơ quan chuyên môn, có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng quy định trong Luật du lịch. Tiêu chí “Đã xây dựng bộ máy QLNN theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả” đạt 3.45 điểm, hiện tại bộ máy hoạt động của các cơ quan chuyên môn còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của các cấp (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh, UBND huyện) nên bộ máy còn cồng kềnh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và điều hành cơ quan cấp trên nên còn bị động khi thực hiện chính sách cho địa bàn.

3.2.4. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

Nguồn nhân lực du lịch là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch, quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành du lịch trên thị trường khu vực và quốc tế thì đồng thời với việc thực hiện đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Nhà nước cần tăng cường tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch.

So với một số điểm du lịch khác ở nước ta, du lịch Thái Nguyên có nhiều lợi thế về tài nguyên, nhưng chưa phát huy được lợi thế so sánh sẵn có để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Du lịch Thái Nguyên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Hiệu quả kinh tế - xã hội còn ở mức độ thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển kém hiệu quả này, theo đánh giá của các chuyên gia là do nguồn nhân lực du lịch của Thái Nguyên hiện nay vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu, lại mất cân đối về cơ cấu lao động trong du lịch. Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và lao động làm dịch vụ du lịch còn vừa yếu về năng lực chuyên môn, vừa yếu về ngoại ngữ, vừa thiếu tính chuyên nghiệp và thái độ làm việc để thực thi các công việc theo


chức danh đảm nhiệm.

Từ năm 2014 đến nay, ngành du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn như: Khoa du lịch Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường đại học Khoa học Thái Nguyên và Trường Cao đẳng Thương mại Du lịch Hà Nội… tổ chức được 8 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho 1.565 lao động của các đơn vị quản lý khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, chiếm 60,4% tổng số lao động trực tiếp trong ngành. Trong đó nghiệp vụ du lịch tổng hợp (lễ tân, buồng, bàn, bar và bếp) cho 570 lao động, nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên cho 363 lao động, đào tạo ngoại ngữ du lịch cho 632 lao động. Công tác đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động trực tiếp làm du lịch đã được tổ chức và thực hiện sát với nhu cầu đào tạo thực tế, qua đó đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và tăng cường khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ lao động góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài ra Sở còn tổ chức nhiều buổi tư vấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành trong nước và quốc tế.

Một trong những đặc điểm của du lịch Thái Nguyên là phát triển dựa vào cộng đồng do yếu tố xen ghép và hòa quyện giữa tài nguyên du lịch và cộng đồng dân cư. Nên số lượng lao động gián tiếp (bán chuyên nghiệp) hiện nay với 560 lao động, chiếm 17,8% tổng số lao động làm du lịch. Hầu hết số lao động này chưa qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ du lịch từ sơ cấp trở lên, do vậy nhận thức, hiểu biết về du lịch và giao tiếp ứng xử trong quá trình phục vụ khách du lịch còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và chất lượng phục vụ tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh. Với mục đích nâng cao nhận thức của nhân dân địa phương về phát triển du lịch, từ năm 2014 Sở Du lịch đã phối kết hợp với các cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương nơi có khu, điểm du lịch mở các lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho các lao động tham gia làm dịch vụ du lịch (chụp ảnh, lái thuyền, bán hàng lưu niệm,…).

Tổ chức các lớp học nghiệp vụ cho các học viên là cán bộ, công nhân viên đang công tác tại các đơn vị kinh doanh du lịch. Đến nay đã có 45 lượt cán bộ của các khách sạn nhà hàng trong tỉnh được tham gia các lớp học về chế biến món ăn, 40 học viên tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, 55 hướng dẫn viên được đào


tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ.

Bảng 3.9: Kết quả khảo sát công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

Tiêu chí đánh giá

Mẫu

Tối

thiểu

Tối đa

Trung

bình

Ý

nghĩa

Đánh giá của cán bộ quản lý

Nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển

du lịch của tỉnh

80

1.00

5.00

3.92

Khá

Hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cho lao động du lịch

80

1.00

5.00

4.00

Khá

Xây dựng chiến lược bài bản trong đào tạo

nguồn nhân lực

80

1.00

5.00

3.80

Khá

Chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực

chất lượng cao

80

1.00

5.00

3.83

Khá

Áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch

Việt Nam (VTOS)

80

1.00

5.00

3.70

Khá

Valid N (listwise)

80



3.85

Khá

Đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp

Nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển

du lịch của tỉnh

60

1.00

5.00

3.85

Khá

Cơ chế đào tạo, đào tạo lại

60

1.00

5.00

3.70

Khá

Xây dựng chiến lược bài bản trong đào tạo

nguồn nhân lực

60

1.00

5.00

3.85

Khá

Chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực

chất lượng cao

60

1.00

5.00

3.80

Khá

Áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch

Việt Nam (VTOS)

60

1.00

5.00

3.67

Khá

Valid N (listwise)

60



3.77

Khá

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Nhìn chung qua bảng 3.9 công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Thái Nguyên được đánh giá ở mức khá, cho thấy công tác này trong những năm qua đã dần được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch. Trong những năm tới, công tác này cần tiếp tục phát huy để

ngày càng theo kịp với trình độ khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp


công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng.

3.2.5. Tạo lập sự gắn kết liên quốc gia, liên ngành, liên vùng trong hoạt động du lịch; giữa địa phương và Trung ương trong quản lý nhà nước về du lịch

Ngoài những tiềm năng lợi thế sẵn có về du lịch của tỉnh, Thái Nguyên còn có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm thăm quan du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận. Cụ thể như:

Thành phố Thái Nguyên - Hồ Núi Cốc, vùng chè Tân Cương - cây đa Tân Trào (Tuyên Quang).

Thành phố Thái Nguyên - Đền Đuổm - Khu di lịch ATK Định Hoá - Hồ Ba Bể (Chợ Đồn, Bắc Kạn) - Pác Bó (Cao Bằng).

Thành phố Thái Nguyên - Chùa Hang - Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà - Động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn).

Thành phố Thái Nguyên - Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc). Thành phố Thái Nguyên - Đền Hùng (Phú Thọ).

Thành phố Thái Nguyên - Côn Sơn, Yên Tử, Đền Kiếp Bạc, (Hải Dương).

Để khai thác hết tiềm năng du lịch của tỉnh không thể thiếu sự liên kết, nhất là kết nối các tuyến, điểm du lịch để tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn và đặc trưng vùng. Các điểm du lịch cần được kết nối với nhau trong vùng hoặc liên vùng nhằm hình thành các hành trình di sản văn hóa - tuyến, tour du lịch hoàn chỉnh, để có thể khai thác liên hoàn, phục vụ nhiều loại đối tượng du khách với các nhu cầu đa dạng khác nhau. Ngoài ra, liên kết với các trung tâm du lịch như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… để thu hút khách quốc tế, phải có sản phẩm riêng cho khách du lịch quốc tế vì số lượng khách quốc tế đến Thái Nguyên còn quá khiêm tốn. Nhận thức được vấn đề này nên những năm gần đây Thái Nguyên đã tích cực, chủ động hợp tác với các hiệp hội du lịch ở các tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Nội dung hợp tác, liên kết tập trung vào phát triển sản phẩm và xây dựng tour,


tuyến du lịch; xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch và phát triển thị trường; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; trao đổi kinh nghiệm quản lý về du lịch.

3.2.6. Thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch

3.2.6.1 Kiểm tra và giám sát tuân thủ pháp luật, chính sách, quy chuẩn

Công tác quản lý kiểm tra giám sát về hoạt động kinh doanh du lịch cũng được tăng cường. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn pháp luật, chính sách mới liên quan đến hoạt động du lịch. Nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch, hướng dẫn viên, thuyết minh viên được tổ chức cho hàng ngàn lao động. Phối hợp với các ban ngành của tỉnh tiến hành điều tra, thẩm định và tái thẩm định các cơ sở lưu trú trong toàn tỉnh.

3.2.6.2. Thanh tra chuyên ngành và thực hiện xử lý các vi phạm trong hoạt động du lịch

Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch trong tỉnh được duy trì thường xuyên, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, không để tồn đọng kéo dài vượt cấp nhằm thực hiện tốt những quy định của pháp luật về đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch. Trong 5 năm (2014-2018), Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kết hợp với các phòng chức năng kiểm tra hơn một trăm cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch trên các địa bàn toàn tỉnh. Kết quả, có 47 cơ sở có vi phạm, trong đó xử lý phạt cảnh cáo 12 cơ sở, phạt tiền 23 cơ sở, đề nghị cơ quan chức năng truy tố theo pháp luật 02 cơ sở, nhắc nhở đối với các cơ sở còn lại... Qua đó, đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của tỉnh trong thời gian gần đây. Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng cảnh sát hành chính trật tự Công an tỉnh Thái Nguyên giải quyết triệt để những khiếu nại của du khách về an ninh, trật tự liên quan đến du lịch, giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định về an ninh, trật tự của địa phương.


Bảng 3.10: Kết quả khảo sát công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm


Tiêu chí đánh giá

Mẫu

Tối

thiểu

Tối đa

Trung

bình

Ý

nghĩa

Đánh giá của cán bộ quản lý

Thanh tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp du lịch thường xuyên

theo định kỳ


80


1.00


5.00


4.12


Khá

Phạm vi, trình tự, thủ tục thanh tra và

xử lý vi phạm


80


1.00


5.00


4.00


Khá

Năng lực và trình độ của cán bộ thanh tra

80

1.00

5.00

3.80

Khá

Phối hợp của các ngành chức năng

80

1.00

5.00

3.93

Khá

Valid N (listwise)

80



3.96

Khá

Đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp

Thanh tra, giám sát hoạt động của

doanh nghiệp du lịch thường xuyên theo định kỳ


60


1.00


5.00


4.00


Khá

Phạm vi, trình tự, thủ tục thanh tra và

xử lý vi phạm


60


1.00


5.00


3.90


Khá

Năng lực và trình độ của cán bộ thanh tra

60

1.00

5.00

3.85

Khá

Phối hợp của các ngành chức năng

60

1.00

5.00

3.90

Khá

Valid N (listwise)

60



3.91

Khá

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)


Theo kết quả khảo sát 3.10 cho thấy đánh giá của cán bộ quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp về công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm được thực hiện thường xuyên, theo thủ tục, trình tự quy định. Tuy nhiên hiệu quả công tác này ảnh hưởng nhiều bởi năng lực và trình độ của cán bộ thanh tra và sự phối hợp của các ngành chức năng trong xử lý vi phạm chưa tốt, 2 tiêu chí này được đánh giá ở mức điểm thấp hơn.


3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch

Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn song công tác quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Thái Nguyên đã có bước chuyển biến rất tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Cụ thể là:

Thứ nhất, công tác tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực du lịch từ tỉnh đến cơ sở được chú trọng. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, dự án phát triển du lịch của tỉnh có tiến bộ hơn. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương. Mặt khác, công tác phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được tỉnh quan tâm hơn, đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hơn, nhờ đó đã khắc phục được một phần hiện tượng đầu tư dàn trải, gây lãng phí. Ngoài ra, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, góp phần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Thứ ba, công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được xây dựng theo hướng tinh giản, gọn nhẹ.

Thứ tư, công tác tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động du lịch, giữa địa phương và trung ương trong quản lý nhà nước về du lịch có sự chuyển biến tích cực. Đã ký kết nhiều chương trình hợp tác phát triển du lịch với

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí