Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Chủ Yếu Của Tỉnh Thái Nguyên


đường cho người đi bộ thăm cây đa trăm tuổi xã Phú Đình (Định Hóa); một số tuyến đường vào điểm du lịch ở xã Cúc Đường (Võ Nhai); khu du lịch hồ Nà Mạc, xã Ôn Lương (Phú Lương)… được đầu tư nâng cấp. Nhờ có hệ thống giao thông thuận lợi, từ Thái Nguyên du khách có thể đến các tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc, thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền xuôi. Cùng đó, các lĩnh vực dịch vụ xã hội như viễn thông, dịch vụ vận tải công cộng, hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước được quan tâm đầu tư, đáp ứng kịp thời cho ngành du lịch phát triển.

Trong những năm gần đây, các điểm du lịch của tỉnh cũng như hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ và dịch vụ đưa đón du khách đã có sự chuyên nghiệp hơn, chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ cơ bản đáp ứng được yêu cầu của du khách. Hiện trên địa bàn của tỉnh có 435 cơ sở lưu trú phục vụ du khách, trong đó có 1 khách sạn 4 sao, 5 khách sạn 3 sao, 43 khách sạn từ 1 đến 2 sao và 386 nhà nghỉ, với công suất phòng, buồng đạt 66%.

* Di tích, danh lam thắng cảnh

Hiện trên địa bàn của tỉnh có 810 di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được kiểm kê, bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hoá, trong đó có 510 di tích lịch sử, 39 di tích danh thắng, 12 di tích khảo cổ học, 16 di tích kiến trúc nghệ thuật và 233 di tích tín ngưỡng… Các di tích, danh thắng được ví giống như những “mỏ vàng lộ thiên”, hoặc như “một công trường” mang lại việc làm thường xuyên cho hàng vạn lao động địa phương. Điển hình như Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam; Khu bảo tồn Làng nhà sàn du lịch sinh thái Thái Hải; Làng văn hóa du lịch Bản Quyên; Di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá (huyện Định Hóa); Di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ Thần Sa (huyện Võ Nhai), Khu di tích Núi Văn Núi Võ (huyện Đại Từ), Di tích rừng Khuôn Mánh (huyện Võ Nhai), Đền Đuổm (huyện Phú Lương), chùa Hang (huyện Đồng Hỷ), Động Linh Sơn (huyện Đồng Hỷ), chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn (TP Thái Nguyên)... Có rất nhiều điểm đến mang lại cho du khách một trải nghiệm lý thú, được gần gũi với thiên thiên, như thả thuyền trôi thăm các đảo lớn, nhỏ trên mặt Hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ); leo núi chinh phục hang Phượng Hoàng (huyện Võ Nhai), xuống suối Mỏ Gà thỏa mình trong dòng nước mát lành gạn ra từ lòng núi; hoặc về huyện Phổ Yên


bơi chải trên hồ Suối Lạnh, ngắm bãi ngô, nương chè; lên huyện Định Hóa trải nghiệm nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như Thác nước 7 tầng, hồ Bảo Linh.

* Di sản văn hóa phi vật thể

Người Thái Nguyên tự hào có một kho tàng văn hóa phi vật thể da dạng, phong phú với hàng trăm di sản đã được kiểm kê, khôi phục, bảo tồn, trong đó có nhiều di sản được xếp hạng cấp quốc gia, như: Rối cạn Thẩm Rộc của người Tày huyện Định Hoá; hát Soọng Cô của người Sán Dìu huyện Đồng Hỷ; múa Tắc Xình (cầu mùa) của người Sán Chay (huyện Phú Lương) và Lễ cấp sắc của người Dao (huyện Đại Từ)… Ngoài ra Thái Nguyên có nhiều dân tộc còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc như dân tộc Tày, H’Mông, Dao có thể khai thác thành các điểm du lịch cho khách thăm quan.

* Làng nghề thủ công

Ngoài các di tích, danh thắng và di sản văn hoá phi vật thể, ở Thái Nguyên còn có các làng nghề thủ công truyền thống, như làng nghề thủ công mỹ nghệ (huyện Phú Bình), làng nghề bánh chưng Bờ Đậu (huyện Phú Lương), làng nghề dệt mành cọ (huyện Định Hoá)… Rồi từ Festival Trà năm 2011 đến nay, Thái Nguyên còn có thêm sản phẩm du lịch mới, đó là du lich sinh thái - trải nghiệm qua những vùng chè ở La Bằng (huyện Đại Từ); Vô Tranh, Tức Tranh (huyện Phú Lương); Minh Lập (huyện Đồng Hỷ); Tân Cương (TP Thái Nguyên)…

* Lễ hội

Thái Nguyên có gần 80 lễ hội có quy mô khác nhau được tổ chức chủ yếu tại các đền, đình, chùa, khu di tích. Một số lễ hội tiêu biểu, có quy mô lớn, thu hút được hàng vạn lượt người tham gia mỗi dịp tân xuân như: Lễ hội đình, đền, chùa Cầu Muối (huyện Phú Bình); lễ hội chùa Hang (huyện Đồng Hỷ); lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa; lễ hội đền Đuổm (huyện Phú Lương).

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá


cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn tồn tại tốc độ giảm thấp... Tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực...

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh Thái Nguyên


STT

Chỉ tiêu

ĐVT

2014

2015

2016

2017

2018

1

Tổng thu NSNN của tỉnh

Tỷ đồng

5.077,6

7.484,8

9.735,6

12.583,5

15.002,6

2

Tốc độ tăng trưởng GRDP

%

18,6

14,57

16,78

12,75

10,44

3

GRDP BQ/người

Triệu đồng

38

45

52

65

77,7

4

Tổng vốn đầu tư xã hội

Tỷ đồng

22.200

23.300

25.800

26.500

28.200

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Giai đoạn 2014 - 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,59%, cao hơn mức bình quân chung cả nước (5,7%) và có bước cải thiện rõ rệt về chất lượng tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 57,2%, khu vực dịch vụ chiếm 31,9%, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống còn 10,9%. Bình quân GRDP/người năm 2018 gấp 2,04 lần năm 2014, đạt 77,7 triệu đồng cao hơn so với bình quân chung của cả nước (58,5 triệu đồng/người). GRDP/người tăng mạnh do quy mô nền kinh tế tăng nhanh và thực hiện tốt chủ trương phát triển dân số hợp lý.

Tuy nhiên, suy giảm kinh tế toàn cầu và kinh tế trong nước đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội địa phương trong những tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2018 thấp xuống, chỉ đạt 10,44% (thấp nhất trong giai đoạn) nhưng hiện nay đang được phục hồi, tạo tiền để để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong các năm tiếp theo.

Thu NSNN trên địa bàn tăng bình quân 32,9%/năm giai đoạn 2014 - 2018, năm 2018 thu ngân sách lần đầu tiên đạt 15.002,6 tỷ đồng, gấp 2,95 lần so với năm


2014 qua đó đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh có mức thu cao trong cả nước và hướng tới tự cân đối thu - chi (tổng chi ngân sách năm 2018 là 13.045,2 tỷ đồng).

Tổng nguồn vốn đầu tư xã hội: Giai đoạn 2014 - 2018 tốc độ tăng vốn bình quân 15,4%/năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 126.000 tỷ đồng, so với giai đoạn 2010 - 2014 cao hơn 6.000 tỷ đồng. Nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 60% tổng vốn đầu tư, giữ vai trò chủ đạo để phát triển kinh tế - xã hội, vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong những năm gần đây.

Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2014 - 2018 đạt 14,63%/năm, vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 12,3% tức là để tăng thêm 1% GRDP thì cần tốc độ tăng vốn đầu tư toàn xã hội là 1,19%. Năm 2018, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) của Thái Nguyên đứng thứ 18/63 cả nước, nằm trong nhóm xếp hạng cao, là động lực giúp Thái Nguyên có thể bứt phá trong những năm tiếp theo.

Dân số: Tính đến thời điểm 1/4/2019 tổng cộng dân số của tỉnh là 1.286.751 người, trong đó số dân thành thị là 410.159 người chiếm 31,9% tổng dân số toàn tỉnh, số dân nông thôn là 876.592 người chiếm 68,1% tổng dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 73,1%, dân tộc Tày chiếm 11%, dân tộc Nùng chiếm 5,7%, dân tộc Sán Dìu chiếm 3,9%, dân tộc Sán Chay chiếm 2,9%, dân tộc Dao chiếm 2,3%.

Lao động: Tổng số lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước (bao gồm trung ương, địa phương và hành chính sự nghiệp) là 37.610 người, chiếm tỷ lệ 26,73% và lao động làm việc ngoài khu vực nhà nước là 103.090 người, chiếm tỷ lệ 73,27%. Lao động qua đào tạo gồm công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng chiếm 55%; lao động chưa qua đào tạo chiếm 45%. Lao động có tay nghề khá phổ biến ở các ngành xây dựng, khai khoáng, sửa chữa, khí đốt… Tỷ lệ lao động thất nghiệp chiếm 4,46%.

Giáo dục: Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số sinh viên trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng trên 150.000 người. Thái Nguyên là trung tâm giáo dục lớn với 9 trường đại học, 11 trường cao đẳng và nhiều trường trung cấp nghề.

3.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2018

- Đánh giá chung: Quản lý nhà nước về du lịch ở Thái Nguyên những năm gần đây đã có nhiều kết quả khả quan. Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều quan tâm


trong phát triển ngành du lịch, cụ thể là các hoạt động tăng cường công tác quản lý Nhà nước, tuyên truyền, quảng bá góp phần thúc đẩy du lịch phát triển. Cơ sở vật chất của các nhà hàng, khách sạn được quan tâm đầu tư, nâng cấp; đội ngũ cán bộ, nhân viên thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Giai đoạn 2014 - 2018, ngành du lịch được quan tâm đầu tư mạnh bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh. Vì vậy, ngành đã tạo được bộ mặt mới, đưa năng suất lao động cao hơn so với nhiều ngành khác và tăng hơn 2 lần trong giai đoạn vừa qua. Đưa doanh thu ngành tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 24% - 30%, từ 146,2 tỷ đồng năm 2014 lên 405 tỷ đồng năm 2018, phấn đấu đến năm 2020 đạt doanh thu 460 tỷ đồng, kết quả này khẳng định ngành du lịch đang có hướng phát triển bền vững, từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng và tương lai đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bảng 3.2: Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu du lịch giai đoạn (2014 - 2018)


STT

Chỉ tiêu

ĐVT

2014

2015

2016

2017

2018

1

Tổng doanh thu

Tỷ đồng

146,2

185

250

310

405

2

Tốc độ tăng doanh thu

%

25,72

26,54

35,14

24

30,65


Đồ thị 3 1 Doanh thu ngành du lịch giai đoạn 2014 – 2018 Về nhận thức tổ 1

Đồ thị 3.1: Doanh thu ngành du lịch giai đoạn (2014 – 2018)


- Về nhận thức, tổ chức quản lý: Với tư duy du lịch là một ngành có khả năng tạo ra nhiều việc làm và mang lại nguồn thu nhất định cho ngân sách địa phương. Đồng thời du lịch còn là cầu nối quan trọng để phát triển mạnh mẽ các mối quan hệ giao lưu văn hóa, hữu nghị, phát triển khoa học kỹ thuật, hợp tác, ngoại giao giữa các vùng miền, các quốc gia, các khu vực trên toàn thế giới và thúc đẩy sự đổi mới, phát triển của các ngành kinh tế khác. Chính vì thế mà từ những năm gần đây, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách làm cơ sở cho ngành du lịch phát triển. Từ năm 2006, Thái Nguyên có Quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010, định hướng 2015, tầm nhìn 2020; Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2009 - 2015. Đến nay đã hoàn thiện các đề án: Quy hoạch phát triển ngành văn hóa thể thao và du lịch đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể xây dựng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Đề án quy hoạch xây dựng Vùng du lịch Quốc gia hồ Núi Cốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý môi trường văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015; Kế hoạch kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy các ngành dịch vụ. Đặc biệt năm 2014, Thái Nguyên có cuộc Hội thảo quan trọng với chủ đề: “Xác định các giải pháp đột phá để phát triển du lịch”. Hội thảo tìm ra 8 nhóm giải pháp quan trọng, gồm: Quy hoạch, đầu tư, vốn, cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, huy động cộng đồng tham gia làm du lịch, tuyên truyền quảng bá và bảo đảm phát triển du lịch bền vững. Trước đây tỉnh xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, nhưng từ năm 2017, theo tinh thần Nghị quyết số 08- NQ/TW, du lịch được nâng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn và hoàn toàn có đủ cơ sở để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nhận thức được vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng phương pháp tổ chức, quản lý hoạt động du lịch và đầu tư phát triển ngành còn thiếu đồng bộ giữa hạ tầng cứng (thành phố Thái Nguyên chưa được quy hoạch hoàn chỉnh để trở thành trung tâm với các hạ tầng khu vui chơi giải trí, công viên, bảo tàng, nhà hàng, khách sạn) và hạ tầng mềm (trong đó đặc biệt là trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao, môi trường văn hóa và văn hóa kinh doanh).

- Về khách du lịch: Những sự kiện du lịch, văn hóa, tâm linh tầm quốc gia, quốc tế đã được tổ chức trên địa bàn; cơ sở hạ tầng đặc biệt tại các điểm du lịch trọng điểm được tăng cường, tạo điều kiện hấp dẫn du khách, khách du lịch của


tỉnh đã tăng lên liên tục qua từng năm, kể cả thời kỳ nền kinh tế suy giảm. Năm 2018, có hơn 2,5 triệu lượt khách đến Thái Nguyên, trong đó tỷ lệ du khách quốc tế giảm từ 3,9% (năm 2014) xuống còn 2,8% (năm 2018) và khách nội địa tăng chậm, bình quân khoảng 8,6%/năm.

Bảng 3.3: Cơ cấu khách du lịch giai đoạn 2014 - 2018


Chỉ tiêu

ĐVT

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng số lượt khách

Lượt

1.801.980

1.890.750

2.060.000

2.229.700

2.500.670

Số lượt khách quốc tế

Lượt

70.043

65.860

66.886

66.297

70.050

Số lượt khách nội địa

Lượt

1.731.937

1.824.890

1.993.114

2.163.403

2.430.620

Số lượt khách do cơ sở

lưu trú phục vụ

Lượt

818.448

896.567

900.235

947.625

1.050.800

Số ngày lưu trú TB

Ngày

1,56

1,68

1,65

1,93

2,14

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên)

Phân tích thị phần cho thấy, khách du lịch quốc tế đến Thái Nguyên chiếm tỷ trọng còn rất ít, đây là điểm cần nghiên cứu để xây dựng hướng phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách quốc tế. Lượng khách du lịch nội địa tăng lên trung bình với tốc độ 8,6%/năm ngay cả trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế; là thành tựu quan trọng, phần nào đã khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh để thu được kết quả kích cầu du lịch.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Thời gian qua hạ tầng thành phố Thái Nguyên và một số khu du lịch trọng điểm như Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc, Di tích lịch sử ATK (huyện Định Hóa), Di tích lịch sử Thanh niên xung phong Đại đội 915, Di tích khảo cổ Thần Sa (huyện Võ Nhai), Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam... được phát triển. Số cơ sở lưu trú tăng trong khoảng 8% - 17%, số phòng tăng 4% - 8% và nhiều nhà hàng được mở mang thêm.

Bảng 3.4: Hiện trạng cơ sở lưu trú giai đoạn 2014 - 2018


Chỉ tiêu

ĐVT

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng số cơ sở lưu trú

Cơ sở

310

365

370

400

435

Tổng số phòng

Phòng

4.150

4.375

4.656

5.023

5.190

Tổng số giường

Giường

7.560

7.937

8.068

9.465

11.600

Công suất sử dụng

%

52,0

57,0

58,0

66,0

67,0

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên)


- Về lao động ngành du lịch: Giai đoạn 2014 - 2018 số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch đều tăng khá. Năm 2018 toàn tỉnh có hơn 3.000 lao động ngành du lịch, gấp hơn 1,6 lần so với năm 2014. Trong đó, số lao động do các cơ quan quản lý ngành trực tiếp quản lý 2.590 người, với tỷ lệ lao động qua đào tạo là 84,9%, (số lao động có trình độ đại học và cao đẳng khoảng chiếm 67,6%).

Bảng 3.5: Chất lượng nguồn lao động ngành du lịch 2014 - 2018


Chỉ tiêu

ĐVT

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng lao động du lịch

Người

1.916

2.257

2.645

2.910

3.150

Lao động ngành Du lịch do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý

Tổng số lao động

Người

1.746

2.060

2.204

2.467

2.590

- Đại học và cao đẳng

Người

1.583

1.596

1.614

1.732

1.750

- Trung cấp

Người

228

240

390

430

450

- Loại khác

Người

65

224

200

305

390

Trình độ ngoại ngữ

Người

590

615

745

780

890

TNBQ/tháng

Nghìn

đồng

4.000

4.100

4.300

4.550

5.900

(Nguồn: Sở Du lịch, văn hóa và thể thao Thái Nguyên)

Kết quả hoạt động du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa tạo được đột phá về giá trị, nguyên nhân là do:

- Quá trình đầu tư phát triển, trong đó có phát triển hạ tầng còn thiếu đồng bộ, mới tập trung đầu tư các khu chính, chưa quan tâm đầy đủ đến chất lượng nên khu ăn uống, bãi để xe, công viên và khu nghỉ ngơi, giải trí, khu xử lý rác thải còn thiếu.

- Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch chưa thực sự đi vào cuộc sống, tập trung nhiều vào khu vực Nhà nước nên chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở khu vực tư nhân chưa đảm bảo khai thác được tiềm năng lợi thế sẵn có.

- Quản lý hoạt động du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa theo kịp chuẩn mực quốc gia, chưa quan tâm xây dựng và đưa vào thực hiện các quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp, du khách tham gia vào hoạt động du lịch.

- Chưa có chương trình hay hoạt động cụ thể thực chất, hiệu quả để nâng cao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2023