Quan Điểm Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên Đến Năm 2025


phòng, an ninh.

Năm là, phát triển thành phố Thái Nguyên thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia và vùng trung du miền núi Bắc Bộ với các hình thức dịch vụ chất lượng cao. Đây là một quá trình lâu dài, phải có quy hoạch và bước đi thích hợp, không chủ quan, nóng vội, duy ý chí, nhưng phải kiên quyết và chủ động phối hợp với các ngành Trung ương trong triển khai thực hiện.

- Mục tiêu tổng quát:

Phát triển du lịch để từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phát triển du lịch nhằm phát huy những giá trị văn hóa dân gian, các di tích lịch sử văn hóa, đồng thời góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo thêm công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Từng bước hình thành đa dạng, phong phú, các loại hình du lịch theo đặc điểm, ưu thế của từng vùng, từng khu du lịch, tạo ra các sản phẩm vừa mang tính hiện đại, vừa mang được nét đặc thù của tỉnh.

Cơ bản hoàn thành việc xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (đường giao thông, hệ thống điện, sân bay, bến cảng, hệ thống cấp nước sinh hoạt, thông tin liên lạc...) trong tỉnh nói chung và đến các khu, điểm du lịch nói riêng đảm bảo cho sự phát triển bền vững du lịch sính thái và du lịch tâm linh, văn hóa - lịch sử của tỉnh. Đầu tư tu bổ nâng cấp một số cảnh quan, duy tu tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, đi đôi với đầu tư sáng tạo thêm tài nguyên du lịch mới ở những nơi có điều kiện. Trang bị các phương tiện vận tải đường bộ, đường hàng không, đường thủy hiện đại. Có chính sách ưu đãi để huy động các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và nước ngoài đầu tư khách sạn, nhà nghỉ, trong đó có khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 2 sao trở lên nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan du lịch.

Phát triển du lịch nội địa gắn liền với phát triển du lịch quốc tế, đặc biệt chú trọng liên kết với các nước trong khu vực ASEAN, Trung Quốc, xây dựng các tour du lịch liên tuyến, nối tuyến trong nước và nước ngoài bằng đường bộ, đường hàng không, đường bộ đi các nước và ngược lại.

- Mục tiêu cụ thể:

Các mục tiêu cụ thể của tỉnh Thái Nguyên được xác định trong Nghị quyết số

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


08-NQ/TU của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 29/12/2017 và Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 15/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển du lịch Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là [34]:

Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên - 12

Huy động các nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước.

Phấn đấu đến năm 2020, tổng lượng khách du lịch đến Thái Nguyên đạt 3,6 triệu lượt/năm. Lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch trên 3.500 người, Du lịch đóng góp 3,5% GRDP của tỉnh. Đến giai đoạn 2021-2030, tốc độ tăng trưởng du lịch bình quân đạt 10%, đóng góp được 6% GRDP của tỉnh. Năm 2030, phấn đấu tổng lượng khách du lịch đến Thái Nguyên đạt 5 triệu lượt/năm, lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch trên 6.000 người.

Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng cho du lịch, đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên. Ưu tiên đầu tư xây dựng các khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng từ 3-5 sao. Đồng thời quan tâm đúng mức tới việc phát triển các làng nghề chè, du lịch cộng đồng tại các bản, làng của đồng bào dân tộc theo mô hình lưu trú tại nhà dân (homestay), căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch. Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng và phương thức quản lý các khu du lịch lớn,

như khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu di tích lịch sử ATK Định Hóa, khu di tích lịch sử Đại đội 915, khu du lịch Hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ Gà, khu Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (TP Thái Nguyên).

Đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động đến năm 2025 giải quyết việc làm cho 5.500 - 6.000 lao động.

4.1.3. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025

Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch nói trên, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải được hoàn thiện với phương hướng cụ thể được xác định như sau:


Một là, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch gắn liền với đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế trước hết phải làm cho mọi người nhận thức được vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo xu hướng phát triển đó, tỷ trọng của du lịch sẽ ngày càng tăng lên trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mặt khác, du lịch được coi là một ngành "công nghiệp không khói", nó không chỉ tạo ra thu nhập mà còn làm thay đổi diện mạo cuộc sống của người dân nơi diễn ra các hoạt động du lịch.

Hai là, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải đặt trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh, tạo ra sự phát triển du lịch với tốc độ cao, góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Ba là, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Thái Nguyên cần hướng vào việc hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển và cơ chế, chính sách cho phù hợp với những yêu cầu mới. Vấn đề cần quan tâm trong quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Thái Nguyên là sự vận dụng cơ chế, chính sách của trung ương vào điều kiện đặc thù của địa phương, tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch, cải cách thủ tục hành chính tích cực hơn nữa để tạo ra sự thông thoáng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phù hợp với tình hình hiện nay, áp dụng tích cực công nghệ thông tin trong quản lý và quảng bá du lịch.

Bốn là, đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch. Đổi mới mạnh hơn về tổ chức bộ máy và con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và ngày càng trở nên quan trọng của công tác hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch hiện nay. Theo đó, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và du lịch nói riêng ở Thái Nguyên cần được sắp xếp lại trên cơ sở rà soát


lại chức năng, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; tuyển chọn, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích.

4.2. Các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Các giải pháp được tác giả đưa ra dựa trên những hạn chế, phân tích thực trạng kết quả khảo sát của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên tại các bảng số liệu 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10. Cụ thể như sau:

4.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về du lịch

Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh, nhất là những nơi có tiềm năng du lịch cần phải tiếp thu, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhận thức về phát triển du lịch một cách nghiêm túc; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch, nhất là Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh để vừa góp phần đưa các quy định pháp luật đi vào cuộc sống, tạo môi trường hoạt động du lịch lành mạnh, vừa nâng cao nhận thức của họ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, về yêu cầu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trong tình hình mới.

Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, thông qua nhiều hình thức như: xây dựng chuyên mục phát trên các đài phát thanh - truyền hình tỉnh, huyện, thị xã, thành phố; đăng tải nội dung trên báo Thái Nguyên, Thông tin tư tưởng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các tạp chí chuyên đề, tài liệu sinh hoạt tổ nhân dân tự quản; tổ chức các đợt nghiên cứu học tập trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên đề; đưa vào chương trình giáo dục học đường, nhất là bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông về thái độ đối với môi trường thiên nhiên, thái độ và cung cách ứng xử thân thiện đối với du khách... Ngoài ra, cũng cần nâng cao ý thức pháp luật du lịch cho khách du lịch thông qua việc phát hành các ấn phẩm ngắn gọn và súc tích, trong đó tóm tắt những quy định thiết yếu chỉ dẫn cho khách du lịch khi đến du lịch và thông


qua vai trò của hướng dẫn viên du lịch giúp cho khách du lịch tuân thủ pháp luật chặt chẽ hơn.

Mặt khác, cần tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng dự án đầu tư phát triển du lịch thực hiện việc giải phóng mặt bằng; khuyến khích, động viên các doanh nghiệp du lịch thành lập các hiệp, hội nhằm bảo vệ lợi ích và chia sẻ trách nhiệm cùng nhau phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Song song với công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch, tỉnh cần đề ra những biện pháp cụ thể, thiết thực như hỗ trợ phục hồi các làng nghề truyền thống của người dân địa phương, tạo ra sản phẩm thu hút du khách; nghiên cứu cho phép thành lập một số làng du lịch; tiến hành rà soát tất cả các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch, cần chú trọng đến vấn đề giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các hộ dân và lợi ích của cộng đồng dân cư nơi có dự án để cải thiện cuộc sống của người dân, qua đó nâng cao dần nhận thức cho quần chúng nhân dân về vai trò của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4.2.2. Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng làm quy hoạch du lịch

Việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, tập trung vào hai nội dung: Quy hoạch không gian du lịch và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch. Cụ thể hơn là xây dựng và phát triển các khu, điểm du lịch ở các địa bàn có tiềm năng, bao gồm:

+ Khu du lịch Hồ Núi Cốc

- Về khai thác tài nguyên: Với đặc điểm nổi trội về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên: Hệ sinh thái rừng phòng hộ, hệ sinh thái hồ, đảo, hệ sinh thái vùng trồng chè đặc sản Tân Cương... Có thể nói khu du lịch Hồ Núi Cốc có tính chất là khu du lịch Quốc gia.

- Về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch: Định hướng đưa khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hiện đại: Tuyến đường ven Hồ Núi Cốc, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng với khách sạn 5 sao, sân golf, khu tâm linh, khu bến thuyền, khu làng văn hóa các dân tộc, kết nối hạ tầng khu du lịch quốc gia


Hồ Núi Cốc với vườn quốc gia Tam Đảo và Vùng Thủ đô Hà Nội.

- Về các sản phẩm du lịch: Các sản phẩm du lịch quan trọng của khu vực này là các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, sân golf, văn hóa Trà, lễ hội, tín ngưỡng, tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng sinh thái. Hướng khai thác chính là du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh; du lịch nghiên cứu, du lịch tham quan danh thắng, du lịch vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần.

+ Không gian du lịch trung tâm thành phố Thái Nguyên

- Về khai thác tài nguyên: Đây là không gian du lịch trung tâm, đóng vai trò điều phối hoạt động chung của du lịch Thái Nguyên trên cơ sở hạ tầng và cơ sở vất chất du lịch tương đối phát triển. Tại đây du khách có thể tham quan các điểm du lịch như: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Làng nhà sàn Dân tộc sinh thái Thái Hải, Chùa Phủ Liễn, Đền Xương Rồng, khu di tích lịch sử Đại đội 915...

- Về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch: Với định hướng phát triển thành đô thị loại hai và trở thành đô thị du lịch trong tương lai, thành phố đang tích cực xây dựng và thực hiện theo quy hoạch chung phát triển đô thị bền vững.

- Về các sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch chủ yếu của không gian này gồm: tham quan các di tích lịch sử văn hóa; hội nghị, hội thảo; vui chơi giải trí; ẩm thực. Loại hình du lịch chủ yếu là: du lịch văn hóa, du lịch MICE, du lịch vui chơi giải trí, du lịch ẩm thực, tổ chức sự kiện...

+ Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa

- Về khai thác tài nguyên: Đây là không gian du lịch văn hóa lịch sử truyền thống của Thái Nguyên với tâm điểm là ATK thuộc xã Phú Đình huyện Định Hóa. Tài nguyên du lịch chủ yếu ở đây là tài nguyên du lịch các di tích lịch sử như nơi ở và làm việc của Bác Hồ, đồi Tỉn Keo, đồi Khau Tý, nhà tù Chợ Chu, lán Khuôn Tát...

- Về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch: Cần cải tạo nâng cấp Trung tâm Dịch vụ, Du lịch và bảo tồn di tích ATK Định Hóa, homestay ATK Bằng Mai ; có cơ chế, chính sách khuyến khích cư dân địa phương tại khu vực trung tâm của vùng đầu tư các mô hình nhà nghỉ bằng vật liệu địa phương (tuy nhiên, phải đạt chuẩn theo quy định về cơ sở lưu trú) để phục vụ du khách; xây dựng một số điểm

bảo vệ, đón khách du lịch đến tham quan.


- Về các sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch chủ yếu là: Tham quan, nghiên cứu các di tích lịch sử - văn hóa, nghỉ dưỡng, lễ hội. Các loại hình du lịch chủ yếu: du lịch tham quan; du lịch nghỉ dưỡng.

+ Khu du lịch Hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ Gà

Khu vực này có nhiều điểm mới được khám phá và đưa vào khai thác cho hoạt động du lịch trong thời gian gần đây, nhưng với nỗ lực của người dân địa phương, các nhà khoa học, các nhà quản lý, hoạt động du lịch đã có kết quả khá, thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế.

- Về các sản phẩm du lịch: Các sản phẩm tiêu biểu của khu vực này là: tham quan nghiên cứu cảnh quan núi và hang động, suối . Các loại hình du lịch cần quan tâm phát triển gồm: du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành khác phải được xác định là bộ phận cấu thành của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Việc xây dựng, đầu tư phát triển các khu, điểm phục vụ yêu cầu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước hết phải tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả nước.

Bên cạnh đó, tỉnh cần thực hiện các biện pháp, hình thức thích hợp, linh hoạt để huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch theo định hướng, mục tiêu đã được xác định. Chẳng hạn, xây dựng cơ chế mở đặc thù để thu hút vốn đầu tư cho các dự án. Xây dựng cơ chế ưu đãi đối với doanh nghiệp lữ hành mở các tua, tuyến mới nhằm khai thác tiềm năng du lịch trong tỉnh cũng như thu hút được nguồn khách quốc tế và nội địa đến Thái Nguyên. Tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, tạo môi trường cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, đảm bảo mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, đảm bảo cho các doanh nghiệp dân doanh được hoạt động kinh doanh du lịch ở mọi nơi trên địa bàn tỉnh, không bị hạn chế về quy mô kinh doanh, có thể tồn tại độc lập hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Khuyến khích các doanh nhân tổ chức và phát triển các mô hình hoạt động kinh doanh khai thác tiềm


năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa phù hợp với điều kiện của từng vùng.

Ngoài ra, bên cạnh việc nghiên cứu, quán triệt các quan điểm, chủ trương chung của Đảng, Nhà nước về thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch, cần nghiên cứu tổng kết thực tiễn thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh để rút kinh nghiệm, bổ sung về lý luận và nhân rộng điển hình.

4.2.3. Xây dựng, ban hành các chính sách trọng điểm phát triển du lịch trên địa bàn

Xây dựng quy chế quản lý tài nguyên du lịch và quy chế quản lý các khu, điểm du lịch. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong phát triển du lịch. Kiện toàn và củng cố, tiến tới xây dựng mô hình quản lý thích hợp tại các khu du lịch lớn của tỉnh như du lịch Hồ Núi Cốc, khu di tích lịch sử ATK Định Hóa, khu di tích lịch sử Đại đội 915, khu du lịch Hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ Gà, khu Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (TP Thái Nguyên) theo hướng đấu thầu. Nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của Ban quản lý hoặc doanh nghiệp cổ phần có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Hướng dẫn tiến hành xây dựng các quy ước, hương ước ở khu dân cư về tham gia hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường du lịch.

Tổ chức thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư đã ban hành nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho phát triển cơ sở hạ tầng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

Xây dựng mức phí và giá dịch vụ du lịch phù hợp, đặc biệt là giá vé tham quan thắng cảnh, vé thuyền tại các khu du lịch lớn của tỉnh.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường và vệ sinh môi trường, đặc biệt là các khu du lịch sinh thái nhạy cảm với môi trường. Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng môi trường tại các khu du lịch trọng điểm. Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn, làm tốt công tác xử lý rác thải trên mặt nước, mặt đất tại các khu điểm du lịch.

Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ hệ thống núi đá vôi, hang động, nhũ đá và các loài động vật hoang dã.

Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động du lịch, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và các hành vi trái với thuần

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí