Tình Hình Hoạt Động Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2014 - 2018


+ Đơn vị quản lý nhà nước về du lịch: UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên, Phòng văn hóa thông tin các huyện của tỉnh Thái Nguyên.

+ Các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:

* Phương pháp thu thập thông tin:

(1) Điều tra phỏng vấn:

* Đối tượng phỏng vấn:

- Các cán bộ quản lý về du lịch cấp tỉnh, huyện, sở văn hóa thể thao và du lịch, sở kế hoạch và đầu tư. Lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

* Tiêu chí chọn mẫu:

- Trưởng, phó các bộ phận quản lý về du lịch, lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh.

* Quy mô mẫu: Trong nghiên cứu này, tôi tiến hành gửi phiếu điều tra cho tất cả các cán bộ trực tiếp tham gia ở các cơ quan quản lý về du lịch ở tỉnh Thái Nguyên. Tác giả thống kê có 90 cán bộ, để có kết quả đánh giá khách quan nhất tác giả sẽ điều tra tổng thể nghiên cứu này, do vậy, tổng số phiếu là 90 phiếu điều tra. Trên cơ sở số liệu thống kê của Hiệp hội Du lịch Thái Nguyên về số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tác giả đã lựa chọn các doanh nghiệp để tiến hành gửi phiếu điều tra là 75 đơn vị, nên tổng số phiếu là 75 phiếu điều tra, cụ thể phân bổ như sau:

- Cơ sở lưu trú: 30 cơ sở (đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên).

- Kinh doanh lữ hành: 20 doanh nghiệp.

- Di tích lịch sử, thắng cảnh, tín ngưỡng: 10.

- Nhà hàng ẩm thực: 15 doanh nghiệp.

Số phiếu thu về: 165 phiếu; Số phiếu hợp lệ để nghiên cứu: 140 phiếu.

(2) Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

- Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra bao gồm nội dung sau: Thông tin doanh nghiệp, thời gian hoạt động, quy mô, ngành nghề lĩnh vực hoạt động, các chính sách quản lý và tác động của chính sách đối với du lịch của tỉnh đối với doanh nghiệp...


- Thang đo của bảng câu hỏi

Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5, tương ứng với các mức độ: 1- Kém; 2- Yếu; 3-Trung bình; 4- Khá và 5- Tốt. Điểm số bình quân với 5 mức đánh giá như sau:

Bảng 2.1: Ý nghĩa của thang đo Likert


Mức độ

Khoảng điểm

Ý nghĩa

5

4,21 - 5,00

Tốt

4

3,41 - 4,20

Khá

3

2,61 - 3,40

Trung bình

2

1,81 - 2,60

Yếu

1

1,00 - 1,80

Kém

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên - 7

(3) Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ, các cán bộ quản lý, người giỏi có kinh nghiệm như sở Kế hoạch và Đầu tư, sở văn hóa thể thao và du lịch,... thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để có kết luận chính xác.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được xử lý tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu, đánh giá và sử dụng công cụ Microsoft Excel để tính toán (sử dụng các hàm tính tổng Sum và hàm tính giá trị trung bình Average).

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

* Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

* Phương pháp bảng thống kê


Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên.

Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thống kê sẽ giải thích các chỉ tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên.

* Phương pháp đồ thị thống kê

Sử dụng đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau để mô tả các số liệu thống kê, có thể ở dạng hình cột, đường thẳng,... căn cứ vào nội dung nghiên cứu về điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; các tiêu chí phát triển du lịch; các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng 2 kỹ thuật:

- So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và kết luận.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích, được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm và 4 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của phát triển du lịch


trên địa bàn nghiên cứu theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: Δi = yi-y1, i=2,3… Trong đó:

yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

*) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính:

ti= ; i=2,3,….n

Trong đó:

y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

- Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Ti =


Trong đó:

yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1 : mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

- Tốc độ phát triển bình quân )

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. t2, t3, t4…tn


Công thức tính: =


hoặc Trong đó t2 t3 t4 t n là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i Tn 8

hoặc: = =


Trong đó:

t2, t3, t4, ... t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu về tình hình kinh tế - xã hội

- Chỉ tiêu GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn) Công thức:

GRDP=

Toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của tỉnh trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm); phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế địa phương.

- Tỷ trọng lao động trong ngành du lịch


Tỷ trọng lao động

ngành du lịch (%)

Lao động BQ đang làm việc trong ngành du lịch

=

x 100%

Tổng số lao động xã hội BQ làm việc trong tỉnh

Tỷ trọng lao động du lịch là chỉ tiêu thống kê nghiên cứu mối quan hệ tỷ lệ lao động của khối ngành du lịch so với tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ tiêu về tỷ trọng, cơ cấu đầu tư cho du lịch của tỉnh, doanh thu ngành du lịch của tỉnh, cơ cấu khách du lịch: Biểu thị bằng các số tương đối và tuyệt đối.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh nội dung

Để đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch theo từng nội dung quản lý khác nhau dựa vào kết quả điều tra ý kiến của các cán bộ trong hệ thống quản lý nhà nước về du lịch theo 5 mức độ của thang đo


Likert, tính ra các chỉ tiêu tỷ trọng phản ánh cơ cấu đánh giá mức độ quản lý (kém, yếu, trung bình, khá, tốt).

- Chỉ tiêu đánh giá công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về du lịch


Tỷ trọng CBCC đánh giá công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về du lịch (kém, yếu,

trung bình, khá, tốt)


Số lượng người đánh giá ở các mức

(kém, yếu, trung bình, khá, tốt)


x 100%

=


Tổng số người được hỏi


Chỉ tiêu này nhằm đánh giá công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, biện pháp liên quan đến du lịch của nhà nước trung ương.

- Chỉ tiêu đánh giá công tác quy hoạch phát triển du lịch.


Tỷ trọng CBCC đánh giá công

tác quy hoạch phát triển du lịch (kém, yếu, trung bình, khá, tốt)


Số lượng người đánh giá ở các

mức(kém, yếu, trung bình, khá, tốt)

=

x 100%

Tổng số người được hỏi

Chỉ tiêu này đánh giá công tác quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh

- Chỉ tiêu đánh giá công tác kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động du lịch.

Tỷ trọng CBCC đánh giá công tác kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động du lịch (kém,

yếu, trung bình, khá, tốt)

Số lượng người đánh giá ở các mức

(kém, yếu, trung bình, khá, tốt)


=

x

100%

Tổng số người được hỏi


Chỉ tiêu này nhằm đánh giá tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động du lịch có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh.

- Chỉ tiêu đánh giá công tác về đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, bố trí và sử dụng đội ngũ công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với du lịch; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược đào tạo lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu của hội nhập.

Tỷ trọng CBCC đánh giá công tác về đào tạo, bố trí và sử dụng đội ngũ công chức (kém, yếu,

trung bình, khá, tốt)

Số lượng người đánh giá ở các mức

(kém, yếu, trung bình, khá, tốt)

=

Tổng số người được hỏi

x 100%


- Chỉ tiêu đánh giá công tác ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực du lịch.

Tỷ trọng CBCC đánh giá công tác ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (kém, yếu, trung bình,

khá, tốt)


Số lượng người đánh giá ở các mức

(kém, yếu, trung bình, khá, tốt)

=

Tổng số người được hỏi

x 100%

- Chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm


Tỷ trọng CBCC đánh giá công tác

kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm(kém, yếu, trung bình, khá, tốt)


=

Số lượng người đánh giá ở các mức

(kém, yếu, trung bình, khá, tốt)


x 100%


Tổng số người được hỏi


2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh nhân tố ảnh hưởng

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch.

- Số lượng và chất lượng lao động ngành du lịch.

- Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư cho du lịch

- Trình độ của cán bộ quản lý.

- Liên kết vùng, Liên kết tuyến điểm du lịch.

- Hỗ trợ của Nhà nước về cơ sở hạ tầng.

- Hỗ trợ của Nhà nước trong phát triển thị trường (cung cấp thông tin, xúc tiến quảng bá).

- Hỗ trợ của Nhà nước về công nghệ.

- Hỗ trợ của Nhà nước về thuế (thuế sử dụng đất, thuế môn bài, thuế bảo vệ môi trường).


Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 - 2018

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch

Tỉnh Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó: Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn; phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km).

Thái Nguyên có vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50km, cách biên giới Trung Quốc 200km, cách trung tâm Hà Nội 80km và cảng Hải Phòng 200km. Đây cũng là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành gồm: Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; quốc lộ 37 đi Bắc Ninh, Bắc Giang; hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.

Không có biển nhưng Thái Nguyên được coi là điểm đến của du khách trong nước, quốc tế. Với những sản phẩm du lịch lịch sử về nguồn; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; du lịch tín ngưỡng và du lịch qua những vùng chè. Trong phát triển ngành du lịch, Thái Nguyên có lợi thế về vị trí địa lý, về nguồn tài nguyên du lịch. Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, bởi ngoài cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, còn có các điểm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa riêng, trong đó có các di sản văn hóa phi vật thể được nhân dân gìn giữ, tôn trọng.

* Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch

Từ nhận thức rõ vai trò to lớn của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội, những năm gần đây, nhiều dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh được triển khai đưa vào hoạt động, đem lại hiệu quả thiết thực, như: Đường 260 (Đán - Khu du lịch Hồ Núi Cốc); cơ sở hạ tầng ATK,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2023