Củng Cố Tổ Chức Bộ Máy, Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Nhà Nước Chuyên Nghiệp Về Du Lịch


phong mỹ tục. Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng thanh tra, kiểm tra gây phiền hà cho doanh nghiệp và du khách. Thiết lập đường dây nóng xử lý các ý kiến thắc mắc, phản ánh của du khách. Xây dựng phương án tổ chức lực lượng bảo đảm trật tự công cộng tại các điểm du lịch.

Triển khai công tác điều tra cơ bản về du lịch, xây dựng phương án thống kê du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và Luật Du lịch.

Tăng cường hiệu quả hoạt động của hiệp hội du lịch Thái Nguyên hoặc các hiệp hội nghề như hiệp hội cơ sở lưu trú, hiệp hội Lữ hành, hiệp hội hướng dẫn viên, hiệp hội đầu bếp...

4.2.4. Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước chuyên nghiệp về du lịch

Thứ nhất, củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh phải đảm bảo việc tổ chức hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; kiểm tra hoạt động của các ban quản lý các khu, điểm du lịch của tỉnh.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan: Minh bạch hóa các thủ tục hành chính, áp dụng mô hình một cửa liên thông trong đăng ký đầu tư, kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho các hoạt động này được thực hiện một cách thuận tiện và tiết kiệm nhất.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch; tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả Internet, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội du lịch của tỉnh để làm cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn.

Thứ hai, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tinh thông về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, có năng lực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


tổ chức quản lý, điều hành theo mục tiêu đã định.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên - 13

Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch của tỉnh. Cần thống kê, phân tích nhu cầu về số lượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nước và ngoài nước về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại... Cần chú trọng đào tạo các chức danh chủ chốt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.

Trong đào tạo, cần định hướng đúng nội dung đào tạo. Mặt khác, phải từng bước thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo; thực hiện chế độ Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, mua tài liệu học tập... Bên cạnh đó, khuyến khích cán bộ tự rèn luyện, học tập để trưởng thành, hạn chế sự trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào sự bao cấp của Nhà nước.

Xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chuyên môn được đào tạo để phát huy sở trường, dần loại bỏ những cán bộ có phẩm chất đạo đức kém và năng lực chuyên môn yếu.

4.2.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch ở tỉnh Thái Nguyên

Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch phải vừa đảm bảo chất lượng chuyên môn, vừa đảm bảo sự hiểu biết về văn hóa du lịch để nâng cao chất lượng phục vụ du khách.

Xây dựng và khẩn trương đưa vào thực hiện chương trình nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm du lịch hiện nay để nâng cao trình độ và kỹ năng, văn hóa ứng xử.

Thu hút mạnh mẽ lao động chất lượng cao về du lịch trên cơ sở chuẩn bị tốt hạ tầng, các chính sách về thu nhập để phát triển du lịch, đảm bảo đến giai đoạn sau quy hoạch đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Chú trọng đào tạo về lĩnh vực quản lý, đặc biệt là giám đốc điều hành, hướng dẫn viên du lịch và ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung Quốc), tin học cũng như tài chính, ngân hàng.


Tăng cường thăm quan học hỏi kinh nghiệm về sản xuất ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; biểu diễn các loại hình văn hóa, nghệ thuật, phục vụ phát triển du lịch để gia tăng chi tiêu của du khách.

Trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch cần phải đảm bảo nguyên tắc cân đối về số lượng, chất lượng và cơ cấu của từng đối tượng thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về du lịch và chức năng kinh doanh du lịch.

Đối với nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch: Cần tiến hành bồi dưỡng, nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới theo hướng chuẩn hóa trình độ từ cử nhân chuyên ngành du lịch trở lên, có kiến thức sâu rộng về du lịch, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và tin học văn phòng để có thể đảm đương các công việc như: xúc tiến du lịch, hợp tác quốc tế trong du lịch, quản lý lữ hành, quản lý khách sạn, quản lý các điểm, khu du lịch, thanh tra du lịch, kế hoạch đầu tư du lịch. Thực hiện nội dung này Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có đề án và lộ trình cụ thể. Nguồn kinh phí đào tạo từ Ngân sách nhà nước và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án phát triển nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam.

Đối với nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh về du lịch: Bao gồm nguồn nhân lực thực hiện vai trò quản lý doanh nghiệp, quản trị tác nghiệp, trực tiếp cung ứng dịch vụ và đảm bảo các điều kiện kinh doanh.

Về nguồn nhân lực thực hiện quản lý doanh nghiệp và quản trị tác nghiệp cần phải được quan tâm đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Các doanh nghiệp cũng cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút nguồn nhân lực này. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải có các chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp du lịch có thể tuyển dụng được nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Về nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện công việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hỗ trợ đảm bảo điều kiện kinh doanh, đây là nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh du lịch, nhưng trong thời gian qua, theo khảo sát thực tế số lượng đã qua đào tạo còn thấp. Thêm vào đó công việc đào tạo bồi dưỡng


chưa thường xuyên và chưa được các chủ sử dụng lao động quan tâm đúng mức, dẫn tới tình trạng kỹ năng phục vụ chưa cao, chưa chuyên nghiệp; tinh thần, thái độ và khả năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch còn hạn chế nhất là khả năng sử dụng tiếng nước ngoài. Để khắc phục tình trạng này cần phải xác định đào tạo nghề một cách cơ bản ở trình độ cao đẳng, trung cấp hoặc công nhân kỹ thuật. Cần phối hợp liên kết với một số trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở dạy nghề để bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho đối tượng này.

4.2.6. Tăng cường xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch

Phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng chiến lược quảng bá cho du lịch Thái Nguyên. Đầu tư kinh phí thích đáng cho công tác quảng bá. Trước hết cần tập trung các thị trường trọng điểm quốc tế đã được xác định. Tổ chức các hoạt động liên kết và tập trung quảng bá ở hai trung tâm phân phối khách lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế, liên kết với các nước để mở rộng thị trường quốc tế, tham dự các hội chợ, các chương trình xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế. Hàng năm có kế hoạch mời các phóng viên du lịch, các hãng hàng không, hãng lữ hành lớn trong nước và quốc tế tới khảo sát, tuyên truyền về các sản phẩm du lịch của Thái Nguyên.

Tăng cường công tác xúc tiến du lịch. Trước mắt tổ chức một điểm cung cấp thông tin miễn phí cho khách du lịch tại trung tâm thành phố Thái Nguyên. Nâng cấp trang web du lịch Thái Nguyên. Tổ chức các cuộc thi ảnh, thi sáng tác các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học nghệ thuật giới thiệu về các điểm, khu du lịch của Thái Nguyên, lựa chọn các tác phẩm đặc sắc để xây dựng hệ thống ấn phẩm quảng bá hấp dẫn cho du lịch như bản đồ, tập gấp, ảnh, sách hướng dẫn, sách dư địa chí, phim tài liệu, phim truyện, các quà tặng đặc trưng của miền đất Thái Nguyên. Nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình quảng bá về du lịch Thái Nguyên, tiến tới phủ sóng vệ tinh để quảng bá rộng rãi trong nước và quốc tế.

Xây dựng hệ thống tích hợp số liệu thông tin liên quan đến đầu tư phát triển du lịch, tăng cường chức năng tư vấn, đầu tư du lịch để hỗ trợ các nhà đầu tư thực


hiện quy trình thủ tục đơn giản hiệu quả.

Xác định đầu tư tập trung cho hoạt động xúc tiến du lịch của Thái Nguyên coi đây là một biện pháp quan trọng để phát triển du lịch. Trong quảng bá và xúc tiến du lịch cần xác định vai trò chính của Nhà nước và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Thái Nguyên.

- Đối với các cơ quan nhà nước:

Xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 với các mục tiêu, định hướng cho từng giai đoạn gắn với các thị trường truyền thống và các thị trường có tiềm năng. Xây dựng kế hoạch, chương trình quảng bá xúc tiến du lịch hàng năm. Củng cố bộ máy của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ. Thiết lập các cơ chế phối hợp giữa các cơ quan ban ngành của tỉnh trong quảng bá du lịch.

Cần phải có những chính sách thu hút các hãng lữ hành mạnh trong ngành để họ đưa Thái Nguyên vào chương trình tour chào bán cho khách. Thông qua tiếp xúc, học tập kinh nghiệm của các hãng lữ hành quốc tế sẽ nâng cao năng lực của lữ hành Thái Nguyên, nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch Thái Nguyên.

Có kế hoạch, chương trình hợp tác với các quốc gia trong khu vực, tăng cường tham gia các hội chợ, diễn đàn du lịch, các sự kiện quốc tế chuyên nghiệp do Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch tổ chức.

Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng như tạo sự kiện, tổ chức hội nghị, hội thảo…

- Đối với các doanh nghiệp:

Cần tuân thủ các quy định của pháp luật và có trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá. Nâng cao kỹ năng tuyên truyền quảng bá song phải đảm bảo quảng bá đúng sự thật và không hứa hẹn những điều mà doanh nghiệp không thể thực hiện được, nhằm tạo uy tín và lòng tin, thu hút khách du lịch.

Phối hợp và tham gia các chương trình xúc tiến du lịch trong và ngoài nước do địa phương và quốc gia tổ chức.

Tổ chức đào tạo và tham gia các khóa đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ lao động trong doanh nghiệp thực hiện chức năng quản trị tác nghiệp cũng như nhân viên trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách du lịch.


4.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước các cấp cho các doanh nghiệp du lịch; xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch

Để đạt được những nội dung trên, cần tập trung vào một số công việc chủ yếu như:

Một là, hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp Nhà nước phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch nói chung có hiệu lực, hiệu quả cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.

Hai là, đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Ba là, đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo quản lý và những


người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Du lịch là ngành công nghiệp không khói, có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững và bao trùm. Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chúng và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, có tác động không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa cũng như sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của tỉnh. Phát triển các hoạt động du lịch không chỉ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập dân cư, góp phần tăng trưởng kinh tế, mà còn góp phần quan trọng vào việc đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa ngành nghề và sản phẩm dịch vụ. Trong những năm qua, ngành du lịch Thái Nguyên đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, QLNN nhằm phát triển hoạt động du lịch, cũng như phát huy vai trò trung tâm dịch vụ du lịch vùng trung du miền núi phía bắc vẫn còn những bất cập, hạn chế cần được tháo gỡ, như: chưa thu hút được đông đảo du khách đến Thái Nguyên, thời gian lưu trú của du khách còn ngắn, chi tiêu của du khách còn thấp, các tỉnh địa phương trong vùng còn cạnh tranh nhau với các sản phẩm du lịch giống nhau, chồng chéo, chưa tạo được kết nối hiệu quả trong liên kết du lịch. Do đó, cần phải hoàn thiện QLNN đối với hoạt động du lịch, kết nối với các địa phương trong vùng để thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách, phát huy vai trò trung tâm dịch vụ du lịch và điều phối khách cho toàn vùng là cần thiết. Trước thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên" có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. Từ mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, nội dung luận văn đã đạt một số kết quả chính sau:

Một là, luận giải sâu sắc hơn cơ sở lý luận của QLNN đối với hoạt động du

lịch, dưới góc độ quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo vùng, địa bàn. Trong đó,


làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động du lịch cấp tỉnh.

Hai là, phân tích tiềm năng, lợi thế về du lịch để phát triển hoạt động du lịch của tỉnh Thái Nguyên; đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và QLNN đối với hoạt động du lịch của tỉnh Thái nguyên tập trung chủ yếu giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Ba là, xác định rõ mục tiêu, phương hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025. Các nhóm giải pháp đó là: Nâng cao năng lực hoạch định và hiệu lực của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động du lịch; hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực QLNN đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên; hoàn thiện xây dựng và triển khai thực hiện các quy định, chính sách về hoạt động du lịch trên địa bàn; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch; tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch.

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho UBND tỉnh, huyện, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có cái nhìn tổng quát về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên, để từ đó đề xuất các chính sách liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch cho phù hợp với điều kiện của tỉnh Thái Nguyên, nhằm có sự phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế của vùng trung du miền núi phía bắc nói riêng và của nền kinh tế cả nước nói chung.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí