Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2014 - 2018


văn hóa ứng xử đối với người lao động ngành du lịch và nhân dân sinh sống trong hoặc gần khu du lịch.

Vì vậy, giá trị thu được chưa xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Tỷ lệ khách quốc tế tăng chậm (chiếm khoảng 5% lượng khách). Nguyên nhân do hạ tầng hạn chế, trình độ nguồn nhân lực chưa tương xứng và hoạt động chưa đạt chuẩn mực chung, sản phẩm du lịch chưa đa dạng và độc đáo.

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2018

3.2.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật, biện pháp liên quan đến du lịch của Nhà nước trung ương

3.2.1.1. Triển khai phổ biến các chính sách, pháp luật của các cơ quan trung ương liên quan đến du lịch

Luật Du lịch đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 và sửa đổi, bổ sung vào các năm 2017, 2019. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01-6-2007, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31-12-2017, Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21-5- 2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch... Luật Du lịch ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Những quy định trong Luật Du lịch về cơ bản đã tiếp cận được với Luật Du lịch của nhiều nước trên thế giới, tạo nên những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hóa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

3.2.1.2. Phối hợp thực hiện và giám sát các chương trình, dự án phát triển du lịch do các cơ quan trung ương thực hiện


Tiếp thu, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã cụ thể hóa và chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các ngành và địa phương thông qua nhiều hình thức để tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh, nhất là các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch. Đến nay, có nhiều nơi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện khá tốt các chủ trương, chính sách này, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống người dân tại địa phương. Song song đó, nhận thức trong nhân dân về phát triển du lịch gắn với lợi ích cộng đồng dân cư cũng được nâng lên; có chuyển biến tốt trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ và tôn tạo các khu, điểm du lịch; việc kinh doanh du lịch được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư và khai thác; chất lượng phục vụ du khách được nâng lên một bước; tình trạng tự ý nâng giá kinh doanh trong thời gian cao điểm đã giảm; Cải cách một bước thủ tục đăng ký kinh doanh, xây dựng cơ bản, giao và cho thuê đất; tuy chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nhưng cũng đã có thông thoáng hơn.

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, biện pháp liên quan đến du lịch‌

Tiêu chí đánh giá

Mẫu

Tối

thiểu

Tối

đa

Trung

bình

Ý

nghĩa

Đánh giá của cán bộ quản lý

Tích cực ban hành chính sách, tuyên truyền phổ

biến quy định pháp luật về du lịch

80

1.00

5.00

4.3

Tốt

Thu hút các đối tượng đầu tư vào ngành du lịch

80

1.00

5.00

3.52

Khá

Cơ chế phối hợp với các sở ban ngành địa phương

80

1.00

5.00

3.70

Khá

Cải thiện môi trường đầu tư du lịch

80

1.00

5.00

3.63

Khá

Xây dựng chương trình xúc tiến quảng bá du lịch

80

1.00

5.00

3.45

Khá

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch

80

1.00

5.00

3.49

Khá

Valid N (listwise)

80



3.68

Khá

Đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp

Tích cực ban hành chính sách, tuyên truyền phổ

60

1.00

5.00

3.8

Khá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên - 9


biến quy định pháp luật về du lịch






Thu hút các đối tượng đầu tư vào ngành du lịch

60

1.00

5.00

3.60

Khá

Cơ chế phối hợp với các sở ban ngành địa phương

60

1.00

5.00

3.73

Khá

Cải thiện môi trường đâu tư du lịch

60

1.00

5.00

3.47

Khá

Xây dựng chương trình xúc tiến quảng bá du lịch

60

1.00

5.00

3.70

Khá

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch

60

1.00

5.00

3.60

Khá

Valid N (listwise)

60



3.65

Khá

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Qua bảng 3.6 thống kê kết quả khảo sát công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, biện pháp liên quan đến du lịch của cơ quan nhà nước trung ương được đánh giá điểm trung bình là 3.68 điểm xếp loại khá, các yếu tố có giá trị trung bình từ 3.45 - 4.30 điểm, giá trị nhỏ nhất là 1 và lớn nhất là 5. Yếu tố “Tích cực ban hành chính sách, tuyên truyền phổ biến quy định pháp luật về du lịch” đạt 4.30 điểm, cho thấy tỉnh đã thực hiện tốt công tác ban hành chính sách, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch những quy định của pháp luật về du lịch.

Ý kiến đánh giá của lãnh đạo các doanh nghiệp về công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, biện pháp liên quan đến du lịch của cơ quan nhà nước trung ương đạt 3.65 điểm, xếp loại khá. Nhìn chung, tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách phát triển du lịch, thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động du lịch tại các khu, điểm và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phản ánh từ doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

3.2.2. Thực hiện xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch

3.2.2.1. Triển khai xây dựng và cụ thể hóa chiến lược phát triển ngành

Nhận thức được những tiềm năng to lớn của du lịch Thái Nguyên nên công tác xây dựng và quản lý quy hoạch thời gian qua cũng đã sớm được thực hiện và hàng năm có tổng kết đánh giá để có phương án điều chỉnh kịp thời. Thái Nguyên đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch theo giai đoạn và điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể, là cơ sở cho công tác chỉ đạo, quản lý xây dựng các kế


hoạch phát triển du lịch.

Với mục tiêu trong những năm tiếp theo, đưa du lịch Thái Nguyên phát triển thành ngành có quy mô và hiệu quả kinh tế cao, tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, một ngành kinh tế có tầm quan trọng hỗ trợ, thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển, Thái Nguyên đang đề ra 6 chiến lược về phát triển du lịch. Đó là phát triển nguồn nhân lực; chiến lược sản phẩm về du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch môi trường; chiến lược về đầu tư du lịch; chiến lược thị trường khách du lịch. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành dịch vụ tăng bình quân 13,1%/năm, trong đó dịch vụ du lịch- khách sạn- nhà hàng tăng bình quân 20%/năm; đến năm 2010 và những năm tiếp theo tỷ trọng GRDP về du lịch trong GRDP toàn tỉnh sẽ chiếm 3,75%. Phấn đấu đến năm 2030 đóng góp 6% vào GRDP của tỉnh.

Trong quá trình thực hiện và quản lý quy hoạch đã đạt được nhiều kết quả khả quan: Nhiều khu di tích được bảo vệ, các tiềm năng du lịch được khai thác phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên vì thiếu các quy hoạch chi tiết do đó một số cảnh quan bị xâm hại làm ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường.

3.2.2.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn

Thái Nguyên là tỉnh có quy hoạch phát triển du lịch sớm được tổ chức xét duyệt. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành chức năng phối hợp với các cơ quan trung ương xây dựng và hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu du lịch lớn của tỉnh. Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch đã tiến hành khảo sát, lập đề cương dự án quy hoạch trung tâm du lịch ATK Định Hóa đưa vào khu du lịch chuyên đề quốc gia, quy hoạch khu du lịch ven hồ Núi Cốc theo phương án gọi vốn đầu tư. Đồng thời phối hợp với các ngành, cấp liên quan khảo sát lập dự án các điểm du lịch sinh thái: Hang Phượng Hoàng, Hồ Suối Lạnh, Hang Chùa, Suối Tiên- Đồng Hỷ... Bên cạnh đó các công trình hạ tầng hồ Núi Cốc; dự án cụm các công trình phục vụ du lịch ATK Phú Đình (Định Hóa); dự án xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề Phú Lương, Phú Bình; dự án hang Phượng Hoàng- Suối Mỏ Gà đã được triển khai tích cực. Đi đôi với xây dựng cơ sở vật chất, không ngừng nâng cao


chất lượng sản phẩm du lịch; đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng bá để thu hút khách du lịch.


Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về công tác quy hoạch phát triển du lịch Thái Nguyên

Tiêu chí đánh giá

Mẫu

Tối

thiểu

Tối đa

Trung

bình

Ý

nghĩa

Đánh giá của cán bộ quản lý

Quy hoạch theo tiềm năng thế mạnh du

lịch của địa phương

80

1.00

5.00

3.42

Khá

Quy hoạch phát triển du lịch có gắn với

phát triển bền vững, bảo vệ môi trường

80

1.00

5.00

4.10

Tốt

Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia các

thành phần kinh tế địa phương

80

1.00

5.00

3.30

TB

Quy hoạch thể hiện được tầm nhìn, chiến lược về thời gian, không gian, tiềm năng

của ngành du lịch địa phương


80


1.00


5.00


3.73


Khá

Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu

cho du lịch

80

1.00

5.00

3.45

Khá

Valid N (listwise)

80



3.60

Khá

Đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp

Quy hoạch theo tiềm năng thế mạnh du

lịch của địa phương

60

1.00

5.00

3.57

Khá

Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu

cho du lịch

60

1.00

5.00

3.50

Khá

Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia các

thành phần kinh tế địa phương

60

1.00

5.00

3.43

Khá

Quy hoạch thể hiện được tầm nhìn, chiến lược về thời gian, không gian, tiềm năng

của ngành du lịch địa phương


60


1.00


5.00


3.70


Khá

Quy hoạch làm căn cứ ban hành chính

sách phát triển du lịch địa phương

60

1.00

5.00

3.90

Khá

Quy hoạch phát triển du lịch bền vững có

gắn với bảo vệ môi trường.

60

1.00

5.00

3.60

Khá

Valid N (listwise)

60



3.62

Khá

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)


Đối với đánh giá của lãnh đạo, điểm trung bình đạt 3.60 điểm xếp loại khá, trong đó điểm đánh giá từ 3.30 - 4,10 điểm, cao nhất là tiêu chí “Quy hoạch phát triển du lịch có gắn với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường” đạt 4,10 điểm, và thấp nhất là tiêu chí “Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia các thành phần kinh tế địa phương” đạt 3.30 điểm. Nhìn chung, kết quả đánh giá cho thấy cán bộ và lãnh đạo đều đánh giá chỉ tiêu quy hoạch phát triển du lịch ở mức khá, tỉnh cần tăng cường công tác này trong thời gian tới hơn nữa nhằm phát triển, khai thác tối đa các tiềm năng thế mạnh của du lịch địa phương.

3.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

3.2.3.1. Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về du lịch

Về bộ máy tổ chức QLNN về du lịch bao gồm: Phòng nghiệp vụ du lịch, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trước đây là Sở Du lịch) là các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở bao gồm 9 phòng ban nghiệp vụ (Văn phòng, Thanh tra, Phòng Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Tổ chức Pháp chế; Phòng Quản lý Văn hóa; Phòng Quản lý Di sản Văn hóa; Phòng Xây dựng nếp sống Văn hóa và Gia đình; Phòng Quản lý Thể dục Thể thao; Phòng Quản lý Du lịch) và 9 đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, Thư viện tỉnh Thái Nguyên, Đoàn Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Thái Thái Nguyên, Trung tâm Dịch vụ và Thi đấu Thể thao tỉnh Thái Thái Nguyên, Trường Phổ thông Năng khiếu Thể dục Thể thao tỉnh Thái Nguyên). Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.


Ở các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, phường, xã công tác quản lý nhà nước về du lịch được giao cho phòng Văn hóa - Thông tin (từ ngày 01/01/2018). Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước tại khu, điểm du lịch lớn được quan tâm hơn bằng việc thành lập Ban quản lý hoạt động tích cực trong công tác quản lý nhà nước về du lịch như Ban quản lý Khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc, Ban quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa.

3.2.3.2. Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực giải quyết các thủ tục hành chính như đăng ký, cấp phép, ban hành và triển khai thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành du lịch

Có thể nói Thái Nguyên là một trong các tỉnh sớm có các chính sách ưu đãi, cải cách hành chính trong đầu tư phát triển du lịch. Ngày 31/7/2009 Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định số 3245/2009/QĐ-UBND về ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngày 7/11/2016 UBND tỉnh ban hành công văn số 4303/UBND-NC triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cải cách hành chính. Theo đó tất cả các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư vào các khu du lịch đều được hưởng nhiều ưu đãi như: ưu đãi về giá thuê đất, mặt nước; vốn đầu tư; hỗ trợ lãi suất vay vốn; giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng; thông tin quảng cáo, thủ tục hành chính; hỗ trợ xúc tiến kêu gọi đầu tư và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí