Những Bài Học Kinh Nghiệm Trong Nghiên Cứu, Phát Triển Du Lịch Văn Hóa

Tiếp cận theo hướng kinh tế, sản phẩm du lịch được định nghĩa là “các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó” [8, Tr.27]

Xét riêng sản phẩm du lịch văn hóa thì trước hết đó là một sản phẩm văn hóa sau đó được đưa vào hoạt động kinh doanh du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu học hỏi, tìm hiểu của du khách. Do đó sản phẩm du lịch văn hóa là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch văn hóa trong chuyến đi du lịch.

Theo Luật du lịch Việt Nam “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến đi du lịch” [23, Tr.2]

1.1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch:

Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch của mỗi địa phương , mỗi quốc gia.

Hiểu theo nghĩa rộng, Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện kỹ thuật được huy động than gia vào việc khai thác các tài nguyên di lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ hàng hóa thảo mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ. [13, Tr. 168 ]

Hiểu theo nghĩa hẹp, thì cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch là toàn bộ những cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật được các nhà làm du lịch đầu tư xây dựng để phục vụ cho hoạt động du lịch như nhà hàng, khách sạn, đường giao thông nội bộ trong khu, điểm du lịch, công trình điện nước tại khu điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí, phương tiện giao thông, camping, và các công trình bổ trợ khác gắn liền với hoạt động du lịch. [13, Tr 168 ]

Tóm lại, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa là toàn bộ các cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm du lịch văn hóa và cơ sở hạ tầng của ngành nghề khác tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa như: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, các công trình cung cấp điện, nước, cơ sở phục vụ ăn, uống, lưu trú, các cửa hàng, khu giải trí, thể thao, cơ sở y tế, trạm xăng dầu, nhà ga, bến cảng, bãi đỗ xe… phục vụ trực tiếp cho du khách đến tham quan tìm hiểu du lịch văn hóa. Cơ sở vật chất kỹ

thuật của du lịch văn hóa góp phần quyết định đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh tế của điểm đến du lịch văn hóa.

1.1.6. Nguồn nhân lực du lịch:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.


Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí hàng đầu trong quá trình phát triển của du lịch Việt Nam. nguồn nhân lực du lịch bao gồm: lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị sự nghiệp trong ngành từ trung ương đến địa phương, lao động trong các doanh nghiệp du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn - nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch..., lao động làm công tác đào tạo du lịch trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và Sau đại học.

Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 3

Nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt năng lực cạnh tranh cao của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng

Do vậy, nguồn nhân lực trong du lịch văn hóa là toàn bộ những người trực tiếp và gián tiếp làm việc có liên quan đến du lịch văn hóa. Bao gồm quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kinh doanh du lịch văn hóa. Đây chính là đội ngũ quyết định hiệu quả của hoạt động kinh doanh và sự tồn tại của du lịch văn hóa. Muốn phát triển du lịch văn hóa bền vững bắt buộc phải có đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về lĩnh vực văn hóa, có khả năng đáp ứng vai trò truyền tải về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với du khách.

1.1.7. Điểm đến du lịch văn hóa:

Theo điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”, tuy nhiên, khái niệm điểm đến du lịch không chỉ dùng cho một địa bàn nhỏ hẹp mà còn được dùng cho một vùng du lịch, vùng du lịch hay tiểu vùng du lịch tùy theo quy mô. Điểm đến du lịch trước hết phải là một điểm hấp dẫn du lịch song không phải điểm hấp dẫn du lịch nào cũng trở thành một điểm đến du lịch bởi còn tùy thuộc

vào các yếu tố bổ sung như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật…Theo cách hiểu trên thì điểm du lịch được xem là có quy mô nhỏ “là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa - lịch sử hoặc kinh tế xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ.

Điều 24, Luật du lịch Việt Nam (2005) quy định điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch cấp quốc gia:

+ Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch.

+ Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm.

Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa phương:

+ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch.

+ Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm.

Như vậy, điểm đến du lịch văn hóa là nơi có tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, có khả năng thu hút du khách về nhu cầu khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa như: những di tích văn hóa lịch sử, những danh thắng, các công trình kiến trúc, các cổ vật, những giá trị văn hóa phi vật thể, các lễ hội, làng nghề, nghệ thuật ẩm thực…Kết hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa có khả năng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch văn hóa.

1.1.8. Thị trường du lịch văn hóa:

Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toán bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch [16.Tr 34]. Như vậy, thị trường du lịch văn hóa là nơi diễn ra sự trao đổi mua bán giữa người mua là khách du lịch có nhu cầu thỏa mãn về sản phẩm văn hóa và người bán là những nhà cung cấp các dịch vụ có liên quan đến du lịch văn hóa trong một thời gian và

không gian xác định. Thị trường du lịch văn hóa chịu sự tác động chung của thị trường du lịch về yếu tố địa lý, yếu tố cung cầu, về tính chất hoạt động và thành phần sản phẩm. Đồng thời, thị trường du lịch văn hóa đảm nhiệm các chức năng như: chức năng thực hiện, chức năng thừa nhận, chức năng thông tin và chức năng điều tiết.

1.1.9. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa

Việc tổ, quản lý du lịch văn hóa nhằm mục đích khai thác, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch thông qua các kế hoạch, chiến lược, chính sách và hoạt động cụ thể. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch văn hóa đảm bảo tính hiệu quả và bền vững.

- Trách nhiệm của ngành du lịch trong công tác bảo tồn di sản văn hóa: Di sản văn hoá và hoạt động phát triển du lịch có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt. Nói một cách khác, du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Đứng từ góc độ này, các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế. Trên cơ sở những giá trị di sản văn hoá, du lịch khai thác để hình thành nên những sản phẩm bán cho khách. Luật Di sản của Việt Nam đã khẳng định “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” [22, Tr.107]. Như vậy, có thể thấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa di sản văn hóa với hoạt động phát triển du lịch. Đây là mối quan hệ biện chứng cần được nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các gía trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch có thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.Như vậy, việc tổ chức, quản lý du lịch văn hóa dựa trên cơ sở nội dung quản lý nhà nước về du lịch như sau:

- Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch văn hóa:Sự phát triển nhanh của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây như du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về nguồn, hướng về thiên nhiên,… đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc phát triển du lịch. Điều đó đòi hỏi vai trò quản lý nhà nước về du lịch văn hóa cần phải được thích ứng, hoàn thiện, phù hợp với tình hình trong nước và thế giới.Nhằm góp phần vào hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch và định hướng phát triển bền vững của ngành.

- Đối với chính quyền địa phương:Các cơ quan ban ngành có liên quan trong toàn tỉnh cần thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ được phân công trong công tác quản lý nhà nước về du lịch văn hóa ở từng địa phương. Mọi chiến lược, chính sách phải được cụ thể hóa trong công tác quy hoạch, ban hành quy chế, các chính sách phát triển du lịch văn hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.

- Đối với các tổ chức, cá nhân, các cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa: Phải chấp hành mọi quy định của nhà nước về tổ chức, quản lý các hoạt động có liên quan đến du lịch văn hóa. Hoạt động khai thác kinh doanh du lịch phải đi đôi với giữ gìn và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch văn hóa trên cơ sở phát triển bền vững.

- Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá hoạt động du lịch văn hóa: Hoạt động tuyên truyền, quảng bá - xúc tiến du lịch là một trong những khâu quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch, đặc biệt là các điểm đến hấp dẫn. Quảng bá, xúc tiến, tuyên truyền hoạt động du lịch có thể được hiểu là những hoạt động giới thiệu, tiếp thị các điều kiện, tiềm năng đến nhà đầu tư; tiếp thị các sản phẩm Du lịch văn hóa đến với du khách nhằm thu hút vốn đầu tư cũng như thu hút khách đến du lịch. Để biết đến một địa danh, một vùng đất, một dân tộc ngoài những thông tin qua lịch sử văn hóa, địa lý, kinh tế…còn có một cánh tiếp cận luôn tạo nên những ấn tượng khó quên đó là qua Du lịch văn hóa. Một trong những yếu tố giúp du khách tiếp cận và giới thiệu nhanh nhất các giá trị đó là các hình thức thông tin, quảng bá, tuyên truyền. Đó là những thông tin được giới thiệu trên hệ thống truyền thông đại chúng, các kênh quảng bá uy tín, hệ thống Internet và các hình thức khác.

Đối với du khách, các thông tin về giá trị điểm đến, điều kiện đi lại, ăn ở nơi mình sẽ đến luôn được quan tâm. Chính vì vậy, công tác xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền để du khách biết đến một điểm đến, một vùng đất hay một dân tộc có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển du lịch.Thực tế cũng đã cho thấy công tác tuyên truyền quảng bá điểm đến rất quan trọng trong thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa.

1.2. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa

1.2.1. Những bài học kinh nghiệm trong nước

Du lịch văn hóa là xu thế mới của du lịch Việt Nam, tiêu biểu là Lễ tế đàn Nam Giao vào đầu thế kỷ XX. Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận)... là những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam. Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp. Festival Huế là dịp để Việt Nam có dịp giới thiệu với du khách về lễ hội dân gian của miền Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể vừa được UNESCO cộng nhận; và Lễ tế đàn Nam Giao - một lễ hội vương triều thất truyền từ hàng chục năm nay.

Thừa thiên Huế là tỉnh có nhiều tài nguyên đặc sắc để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa. Là tỉnh làm tốt trong hoạt động phát triển du lịch văn hóa. Đến với Huế du khách biết đến Huế là vùng đất của những lễ hội dân gian tiêu biểu như Nam ở điện Hòn Chén theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống… Huế là địa điểm du lịch lý tưởng không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích tìm hiểu, khám phá những di tích lịch sử, văn hóa của Việt Nam. Các tour du lịch Huế ngày một tăng vì thành phố Huế luôn lưu giữ và bảo tồn được những lăng

tẩm, đền đài vài trăm năm tuổi của các vị vua chúa. Ngoài ra, đến với du lịch lễ hội ở Huế du khách còn biết đến Huế là vùng đất của những lễ hội dân gian tiêu biểu như ở điện Hòn Chén theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống… Với di sản văn hoá thế giới, cảnh quan thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử, các sản phẩm đặc sản, nhất là nhà vườn là một nét độc đáo tiêu biểu của như: nhà vườn An Hiên, Lạc Tịnh Viên, nhà vườn Ngọc Sơn Công Chúa, Tỳ Bà Trang, Tịnh Gia Viên... cùng với hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ phục vụ khác, thành phố đã và đang trở thành một trung tâm du lịch rất hấp dẫn khách du lịch đến Huế. Khách đến Huế không những được đến với hình ảnh đẹp thơ mộng của Sông Hương, nét truyền thống cổ kính của Lăng Tẩm, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội dân gian tiêu biểu.... mà còn bị mê hoặc bởi con người nơi đây, sự nhẹ nhàng thuẩn khiết với tà áo dài, giọng nói nhẹ nhàng đi vào lòng người. Vì vậy mà du lịch Huế luôn là nơi thu hút đông du khách cả trong và ngoài nước. Đến Huế du khách đến những điểm du lịch Huế như: khu văn hoá du lịch Kim Long, Nam Châu Hội Quán, phố cổ Gia Hội - Chi Lăng, phố đêm Bạch Đằng, Hàn Thuyên; nghe ca Huế trên sông Hương, đi thuyền dọc sông Hương, sông Ngự Hà. Thưởng thức các món ăn đặc sản truyền thống rất phong phú, đa dạng, mang đậm đặc trưng của Huế như bánh bèo, nậm lọc, bánh khoái, thanh trà, tôm chua, mè xửng, cùng với các sản phẩm mỹ nghệ lưu niệm theo dấu ấn của lịch sử. Du lịch Huế quả là một một địa điểm du lịch không thể bỏ qua. Bài học rút ra cho Quảng Ninh chính là việc Phát triển phong phú, đa dạng các sả phẩm du lịch văn hóa. Phát triển đi đôi với định hướng, quảng bá cho sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh, tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống, phong cách phục vụ du khách phải khác biệt để du khách chỉ một lần đặt chân đến đất Quảng Ninh là phải ấn tượng và nhớ tới con người Quảng Ninh.

Quảng Nam là một trong những tỉnh hàng đầu ở Việt Nam làm tốt về hoạt động phát triển du lịch văn hóa. QuảngNam là nơi giao thoa của các nền văn hóa Việt, Hoa, Ấn Độ, Sa Huỳnh, Chăm Pa …có tiềm năng du lịch nhân văn đặc sắc

mang đậm tính dân tộc với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Với những ưu thế về bề dày lịch sử, văn hóa, con người, danh thắng.Quảng Nam vẫn lưu giữ được những tài nguyên văn hóa vô cùng độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc, tiêu biểu là 2 Di sản văn hoá thế giới: phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương...ghi lại dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt. Đến với Quảng Nam du khách sẽ được khám phá tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em như Kinh, Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn của du lịch Quảng Nam hấp dẫn du khách nơi đây.

Đến với du lịch văn hóa Quảng Nam du khách sẽ được chiêm ngưỡng, tham quan các di sản văn hóa, truyền thống lịch sử của Quảng Nam. Và ở đó, trên mảnh đất và con người xứ quảng hiền hòa, thân thiện và hiếu khách, luôn mong được chào đón du khách từ mọi phương trời đến với Quảng Nam. Nhắc đến ẩm thực Quảng Nam, không ai không biết tới mì Quảng. Đây là món ăn dân dã, vô cùng quen thuộc của người dân đất Quảng. Dù có thể nấu chưa thật ngon nhưng hiếm người Quảng Nam nào lại chưa từng tự tay nấu mì Quảng một lần. Đi du lịch Quảng Nam du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon hấp dẫn khác tại vùng đất nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú này. Đến khu Mua sắm ở Quảng Nam đặc biệt là thành phố Hội An hấp dẫn du khách khi đi du lịch Quảng Nam bởi phong cách bán hàng rất đặc biệt. Người Hội An không nặng về sự đua tranh, họ bán đấy mà có cảm giác như không bán thứ gì; khách có thể đến, mặc sức lựa chọn, hỏi han và nhìn ngắm hàng giờ… Nếu bạn không mua, chủ cửa hàng vẫn tươi cười và cảm ơn khi bạn bước chân ra khỏi cửa. Đó là chất riêng rất thượng lưu của người phố Hội mà không phải vùng nào cũng có. Bài học rút ra cho Quảng Ninh chính là việc tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, phong cách phục vụ du khách phải khác biệt để du khách chỉ một lần đặt chân đến đất Quảng Ninh là phải ấn tượng và nhớ tới con người Quảng Ninh. Du lịch Quảng Ninh, Cần có định hướng, chiến lược trước mắt và lâu dài để tất những người dân, các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch đều trở thành một hướng dẫn viên du lịch thực thụ, yêu nghề và có tâm với nghề.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí