đào tạo, sử dụng cán bộ công chức là người dân tộc bản địa. Bởi vì họ là người hiểu rõ các phong tục, tập quán truyền thống nên dễ dàng vượt qua được những rào cản phong tục tập quán, định kiến, tạo thuận lợi trong việc nắm bắt tâm tư tình cảm của quần chúng tín đồ; mặt khác việc sử dụng chính ngôn ngữ của đồng bào để tuyên truyền, vận động đồng bào thì sẽ rất hiệu quả.
Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo chính là tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác tôn giáo được đi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ công tác tôn giáo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn tại địa phương.
3.4.4. Sửa đổi quy chế và triển khai thực hiện quy chế tăng cường phối hợp công tác giữa các cơ quan chức năng của địa phương
Tại Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo, Đảng ta đã khẳng định: Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo.
Thực hiện QLNN đối với Công giáo có nhiều nội dung, với phạm vi rộng liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Do đó, để nâng cao hiệu quả trong việc QLNN đối với Công giáo trên địa bàn; tránh tình trạng chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau hoặc mạnh ai người ấy làm dẫn đến thiếu tính đồng bộ thì công tác phối, kết hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan, các địa phương là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Cần sửa đổi bổ sung và tiếp tục duy trì thực hiện quy chế phối hợp giữa Ban Tôn giáo tỉnh với các cơ quan liên quan cấp tỉnh như Công an, Ủy ban
mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Tài nguyên- Môi trường, Sở Xây dựng và các cơ quan, đoàn thể có liên quan khác trên địa bàn tỉnh. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan mà có sự giao nhiệm vụ, cách thức phối, kết hợp cho hiệu quả.
3.4.5. Thực hiện tốt chính sách nhà đất liên quan đến Công giáo
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm, Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Công Giáo Ở Tỉnh Gia Lai Hiện Nay
- Quan Điểm Của Đảng Về Tôn Giáo Và Công Tác Tôn Giáo
- Tập Trung Nâng Cao Nhận Thức, Thống Nhất Quan Điểm, Trách Nhiệm Của Hệ Thống Chính Trị Và Toàn Xã Hội Về Vấn Đề Tôn Giáo Trong Đó Có Công Giáo
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 16
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 17
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 18
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
QLNN về đất đai, xây dựng, trùng tu, sửa chữa các công trình kiến trúc Công giáo là những nội dung nhạy cảm và luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh vấn đề phức tạp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có nguyên nhân từ chính sách của Nhà nước còn chưa thật chặt chẽ, rõ ràng, hợp lý, nhất là những vướng mắc trong việc giao đất và sử dụng đất đối với các cơ sở tôn giáo; những vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức tôn giáo. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn 28 cơ sở, thửa đất có nguồn gốc cơ sở Công giáo được giao cho các tổ chức thuộc chính quyền các cấp quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, nhiều nơi quản lý và sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích, nên đã phát sinh khiếu kiện, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Trong thời gian tới, các cấp chính quyền cần thực hiện hiệu quả hơn những chính sách về nhà đất lien quan đến Công giáo, trong đó, tập trung một số nhiệm vụ:
Tuyên truyền sâu rộng trong các cộng đồng Công giáo về chính sách, pháp luật Nhà nước về đất đai như: Luật Đất đai 2013 và các nghị định hướng dẫn thi hành; Chỉ thị 1940/2008/CT-TTg về nhà đất có liên quan đến tôn giáo và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài nguyên, Môi trường, Bộ Nội vụ. Tuyên truyền cho đồng bào giáo dân về những quy định của Nhà nước và của tỉnh về xây dựng, sửa chữa, quản lý cơ sở vật chất có liên quan đến tôn giáo.
Căn cứ chính sách tôn giáo của Nhà nước; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quỹ đất của tỉnh và nhu cầu chính đáng của các cơ sở Công giáo,
chủ động xem xét và giao đất cho cơ sở Công giáo đưa vào sử dụng đúng mục đích tôn giáo và theo đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật.
Việc phát triển cơ sở, công trình tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng nhất thiết phải phù hợp quy hoạt tổng thể của địa phương; việc xây dựng các công trình Công giáo phải đảm bảo hài hòa trong không gian kiến trúc chung, nhất là sự hài hòa giữa các công trình Công giáo với thiết chế buôn làng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Tập trung tổ chức rà soát và có kế hoạch xử lý, giải quyết dứt điểm các vấn đề, vụ việc tiềm ẩn phức tạp liên quan đến Công giáo, đặc biệt trong lĩnh vực: nhà, đất, xây dựng sửa chữa các cơ sở thờ tự; những địa điểm, tổ chức, cá nhân thường xuyên có các hoạt động vi phạm pháp luật.
Đối với các cơ sở cũ của tôn giáo, các cơ quan chức năng cần tiếp tục thực hiện tốt Luật đất đai, Nghị quyết số 23/UBTVQH ngày 26/12/2003, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ “về nhà, đất liên quan đến tôn giáo”. Đối với các trường hợp nhu cầu chính đáng phục vụ sinh hoạt của quần chúng giáo dân, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết cấp đất phù hợp (nguồn đất có thể do tổ chức tôn giáo mua, hiến, tặng hoặc xem xét cấp, hoán đổi từ quỹ đất chính quyền quản lý); đồng thời chỉ đạo các ban ngành liên quan nhanh chóng hoàn tất thủ tục cần thiết về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thẩm tra hồ sơ và cấp phép xây dựng theo quy định.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiên quyết xử lý vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tôn giáo của Công giáo trên địa bàn tỉnh.
3.4.6. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ Công
giáo
Để thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trước tiên là từng cán bộ, công chức làm công tác và QLNN về tôn giáo phải có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; phải nắm bắt được những chủ trương, định hướng, kế hoạch, giải pháp của tỉnh về Công giáo và quản lý Công giáo. Thực tiễn hoạt động Công giáo trên địa bàn còn có những hạn chế, một trong những nguyên nhân của hạn chế là do nhận thức còn chưa đúng, chưa đủ, chưa rõ ràng về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước và của tỉnh về công tác Công giáo, QLNN đối với hoạt động của Công giáo. Bên cạnh đó, do những thay đổi của thực tiễn đời sống tôn giáo nên hệ thống những chủ trương, quan điểm, chính sách, pháp luật về tôn giáo cũng ngày càng được củng cố và hoàn thiện, công tác thể chế của các ban, ngành liên quan cũng khác nhau nên việc tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và cả chức sắc, tín đồ tôn giáo là việc làm hết sức cần thiết, mang tính khách quan. Để làm tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới Ban Tôn giáo, các Sở, ban, ngành và các cấp chính quyền tỉnh cần tập trung vào một số nội dung sau:
Tăng cường tổ chức, quán triệt sâu sắc trong cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể, các cơ quan, ban ngành từ tỉnh đến cơ sở về chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước để tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động. Đi sâu nghiên cứu và thống nhất nhận thức về tôn giáo; nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng.
Tiếp tục phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các đối tượng là chức sắc, tín đồ Công giáo.
Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với các địa phương thực hiện các đợt tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về tôn giáo, đặc biệt là những địa bàn có đông tín đồ, chức sắc Công giáo.
Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, quán triệt sâu sắc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến tôn giáo, đảm bảo sinh hoạt TNTG bình thường, hợp pháp, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và nâng cao trình độ mọi mặt của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo.
Tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn chức sắc, tín đồ Công giáo nâng cao tình thần cảnh giác, chủ động ngăn ngừa và đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động lợi dụng Công giáo của các thế lực thù địch chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo đã xác định rõ: “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng ”. Do vậy, thực hiện tốt công tác này là góp phầnthực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai, để thực hiện tốt nhiệm vụ trên trong giai đoạn tới chính quyền tỉnh cần tập trung vào một số các nội dung sau:
Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, vận động cho phù hợp với tình hình mới: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước; bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức công dân, đấu tranh với những âm mưu lợi dụng tôn giáo làm phương hại đến sự nghiệp cách mạng.
UBMTTQ, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước, vận động chức sắc, tín đồ Công
giáo hoà nhập cộng đồng trong công cuộc đổi mới; thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư”, xây dựng và củng cố tổ chức của MTT và các đoàn thể, làm tốt công tác phát triển đoàn viên, hội viên trong đồng bào các tôn giáo, phát huy vai trò nòng cốt, cốt cán, động viên chức sắc, tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo” góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Tăng cường hơn nữa công tác vận động tranh thủ chức sắc, giáo dân
Công giáo đồng hành cùng dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng đất nước mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra. Xây dựng cốt cán trong các tôn giáo nhằm thông tin kịp thời diễn biến, tình hình các tôn giáo, ngăn chặn sự tiếp tay của các tôn giáo cho các thế lực thù địch.
Tiếp tục tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong đó có chính sách tôn giáo cho cán bộ, hội viên và quần chúng nhân dân Công giáo, đây là công tác có vị trí rất quan trọng trong quá trình vận đồng quần chúng Công giáo.
Vận động đồng bào Công giáo tích cực tham gia các phong trào cách mạng, tích cực tham gia lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư như: Phong trào thi đua “Kính chúa - êu nước” của tín đồ Công giáo được lồng ghép vào các phong trào cách mạng chung do MTTQ và các đoàn thể phát động, điển hình là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư”, phong trào tố giác tội phạm, đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, các hoạt động nhân đạo, từ thiện; phòng chống tệ nạn xã hội; giữ gìn trật tự an toàn ở khu dân cư; thực hiện cuộc vận động xanh, sạch, đẹp; an toàn kỷ cương, văn minh đô thị... các hoạt động giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống, chăm lo sức khoẻ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Công tác vận động chức sắc được coi là một khâu quan trọng trong công tác vận động tín đồ. Để thực hiện công tác này, MTTQ cần phối hợp với hệ thống dân vận và chính quyền các cấp, bằng nhiều hình thức khác nhau gần gũi tiếp xúc với chức sắc, tín đồ Công giáo nhằm vừa kết hợp nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các chức sắc cũng như của Giáo hội Công giáo, vừa kết hợp tuyên truyền, giải thích các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật và Nhà nước đối với tôn giáo; gắn bó hoạt động Công giáo với nhiệm vụ xây dựng đất nước và Thủ đô, qua đó làm cho hoạt động của Công giáo gắn đạo với đời, đồng hành cùng dân tộc.
UBND tỉnh chỉ đạo MTTQ, Ban Tôn giáo kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đài Phát thanh, Truyền hình Thành phố xây dựng các chương trình phổ biến kiến thức pháp luật về tôn giáo; xây dựng và phát sóng các trang tin, chương trình về tấm gương người tốt, việc tốt ở trong cộng đồng Công giáo; xây dựng trang tin điện tử với những nội dung cập nhật, khoa học và phong phú hơn về chủ trương, chính sách của tỉnh đối với Công giáo; việc thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo; cải cách hành chính liên quan đến tôn giáo và đời sống tôn giáo ở các cơ sở Công giáo trên địa bàn.
UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan giáo dục, cơ quan truyền thông phối hợp với các tập đoàn viễn thông hoạt động trên địa bàn ứng dụng KHCN vào hoạt động thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo; hoạt động tôn giáo cho giáo dân, chức sắc Công giáo.
3.4.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo và Công giáo trên địa bàn tỉnh
Hiện nay với xu thế đổi mới và phát triển của đất nước, tình hình tôn giáo vẫn còn nhiều bất cập. Triển khai thực hiện chính sách tôn giáo và đối với Công giáo cần phải thường xuyên bám sát tình hình tôn giáo trên địa bàn. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách và chấp hành pháp
luật về tôn giáo đối các tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng là một việc làm cần được quan tâm thường xuyên, muốn vậy cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch thanh tra nhiều hơn về số lượng các đơn vị được thanh, kiểm tra; phấn đấu hằng năm tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát từ 4 đến 5 huyện, thị xã, thành phố.
Thứ hai, cần tổ chức điều tra, thống kê, khảo sát tổng quát tình hình hoạt động của Công giáo cũng như việc QLNN đối với Công giáo tại các địa phương.
Thứ ba, tổ chức khảo sát, đo đạc hiện trạng sử dụng đất của tôn giáo và Công giáo, rà soát danh sách các cơ sở tôn giáo trước năm 1975 đã được và chưa được Nhà nước công nhận, từ đó xây dựng phương án quy hoạch đất tôn giáo phù hợp thực tiễn địa phương, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ Công giáo.
Thứ tư, kịp thời giải quyết dứt điểm và có hiệu quả các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn giáo, Công giáo đúng theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác quản lý về an ninh - quốc phòng, giữ sạch địa bàn chưa có hoạt động của bọn Fulro, tà đạo Hà Mòn; chủ động phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các tà đạo xâm nhập, phát triển tổ chức, giữ môi trường xã hội ổn định, lành mạnh.
Thứ năm, trong quá trình thanh, kiểm tra, khi phát hiện các hoạt động vi phạm pháp luật của Công giáo cần kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp, vận dụng kết hợp nhiều biện pháp linh hoạt vừa mềm dẻo nhưng vừa phải đúng quy định, kiên quyết; đồng thời có tính răn đe nhằm đảm bảo các hoạt động đó không tái diễn.
3.5. Khuyến nghị
3.5.1. Với Đảng, Nhà nước