Nghiên cứu kích thích ra hoa, tạo tán và bảo quản hạt phấn Thông nhựa pinus merkusii jungh et devriese ở vườn giống - 9


12 tháng bảo quản. Điều này cho thấy nhân tố độ ẩm hạt phấn cũng như điều kiện bảo quản ảnh hưởng rất rò tới chiều dài ống phấn theo thời gian cất trữ.

Bảng 3.7 Chiều dài ống phấn Thông nhựa sau 12 và 24 tháng bảo quản


Thời gian

Công thức nhiệt độ (0C)

Công thức

độ ẩm (%)

Chiều dài ống

phấn (m)

Hệ số biến động (V%)



2

60,69

12,1


5

5

78,65

14,5


Sau 12 tháng


10

73,64

15,9


- 30

2

5

10

79,00

72,31

92,75

9,2

14,4

11,5



15

70,23

18,5


Sau 24 tháng

5

5

10

61,50

72,78

24,1

15,0


- 30

2

5

65,14

71,18

20,1

19,2



10

75,29

14,9

Bề rộng trung bình của 1 hạt phấn

39,07

30,25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nghiên cứu kích thích ra hoa, tạo tán và bảo quản hạt phấn Thông nhựa pinus merkusii jungh et devriese ở vườn giống - 9


Sau 24 tháng bảo quản, lúc này chỉ còn tồn tại 5/7 công thức độ hạt phấn so với thời điểm sau 12 tháng cất trữ. Ta dễ dàng nhận thấy chiều dài ống phấn cũng của các công thức bị ngắn đi theo thời gian cất trữ, thể hiện rò nhất là công thức độ ẩm 10%, sau khi chiều dài ống phấn đạt đỉnh điểm nhất 92,75

m ở tháng thứ 12 thì đến tháng thứ 24 tháng giảm xuống chỉ còn 75,29 m,

song nó vẫn vượt trội hơn cả so với các công thức còn lại.


Kết quả này, một lần nữa cho thấy các công thức độ ẩm hạt phấn Thông nhựa cất trữ ở điều kiện - 300C duy trì được tỷ lệ nảy mầm cao nhất thì cũng có sức sống tốt nhất, nó được thể hiện ở chiều dài ống phấn. Chúng đều có kết quả về tỷ lệ nảy mầm cũng như chiều dài ống phấn cao hơn các công thức độ ẩm cất trữ ở điều kiện 50C. Để đi đến kết luận xem công thức nào tốt nhất, chúng có chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bảo quản rò rệt hay không, ta xét phụ biểu 12 và 13 về kết quả phân tích Anova của chiều dài ống phấn sau 12 và 24 tháng.

Kết quả phân tích thống kê ở phụ biểu 12 thể hiện rò sự ảnh hưởng của cả 2 nhân tố độ ẩm hạt phấn và nhiệt độ cất trữ sau 12 tháng bảo quản, khi mà xác suất của F không chỉ ở cả 2 nhân tố mà còn cả sự kết hợp của chúng với nhau đều có giá trị bằng 0,00, sự ảnh hưởng của 2 nhân tố bảo quản này là hoàn toàn rò. Kết quả phân tích ở phụ biểu 13 cũng cho thấy sự sai khác giữa giá trị trung bình về chiều dài ống phấn của các công thức bảo quản sau 24 tháng, giá trị xác suất của F ở nhân tố nhiệt độ bằng 0,01 < 0,05 với mức ý nghĩa 95%, còn nhân tố độ ẩm có xác suất của F bằng 0,00 là hoàn toàn sai khác. Tuy nhiên, kết hợp hai nhân tố này lại thì lại không có ảnh hưởng tới chiều dài ống phấn Thông nhựa sau 24 tháng bảo quản vì xác suất của F = 0,129 > 0,05.

Ta có thể đi đến kết luận rằng các nhân tố trong bảo quản hạt phấn Thông nhựa hoàn toàn có ảnh hưởng tới chiều dài ống phấn, và công thức có

độ ẩm từ 5% đến 10% có chiều dài ống phấn dài nhất. Đặc biệt là cất trữ ở

điều kiện nhiệt độ -300C.

Nói tóm lại, trong 3 loại điều kiện cất trữ hạt phấn Thông nhựa thì điều kiện nhiệt độ phòng là kém nhất, nó chỉ duy trì được khả năng nảy mầm hạt phấn trong 1 tháng cất trữ. Điều kiện nhiệt độ 50C duy trì khả năng nảy mầm hạt phấn tốt hơn nhiều so với điều kiện nhiệt độ phòng, sau 12 tháng cất trữ vẫn duy trì được các công thức độ ẩm từ 2% đến 10% có tỷ lệ nảy mầm lớn


hơn 50%, tuy không tốt bằng điều kiện nhiệt độ -300C song khả năng áp dụng vào thức tế lại rất cao. Trong khi cất trữ ở điều nhiệt độ -300C có khả năng kéo dài tuổi thọ cũng như khả năng nảy mầm của hạt phấn Thông nhựa vượt trội nhất, hạt phấn có độ ẩm từ 5% đến 10% có thể bảo quản đến 2 năm mà tỷ lệ nảy mầm vẫn đạt trên 50%, ngoài ra chiều dài ống phấn cất trữ ở điều kiện này cũng dài nhất.


Chương 4

Kết luận, tồn tại và khuyến nghị


4.1. Kết luận

1. Sử dụng gibberelline GA4/7 vào thời điểm và liều lượng thích hợp sẽ góp phần làm tăng số lượng nón cái và nón đực của vườn giống Thông nhựa.

2. Thời gian kích thích tối ưu đối với Thông nhựa là vào tháng 10. Sử dụng gibberelline GA4/7 vào thời điểm này sẽ làm tăng lượng nón cái lên 27,2% và lượng nón đực lên 19,2% so với công thức đối chứng không tác

động.

3. Liều lượng gibberelline GA4/7 thích hợp nhất đối với các cây ghép Thông nhựa 11 tuổi là 150 mg/cây. Sử dụng liều lượng này sẽ làm tăng lượng nón cái lên 444,4 nón/cây và số lượng nón đực 1052,2 cụm/cây tăng lần lượt tăng 63,2% và 25,6% so với công thức đối chứng không kích thích.

4. Việc cắt tạo tán không làm ảnh hưởng đến sức sống của các dòng cây ghép Thông nhựa.

5. Tại thời điểm 1 năm sau khi cắt tạo tán sản lượng hoa ở các công thức tác động giảm mạnh so với công thức đối chứng. Trong đó công thức cắt tạo tán ở cường độ mạnh có số lượng nón cái và nón đực giảm mạnh nhất lần lượt là 60,4% và 65,6% so với công thức đối chứng.

6. Tại thời điểm 5 năm sau khi cắt tạo tán, số lượng nón cái và nón đực ở các công thức tác động mặc dù chưa phục hồi hoàn toàn song đã tăng lên

đáng kể. Công thức phục hồi nhanh nhất là tác động ở cường độ nhẹ 20%, sau 5 năm có số lượng nón cái (208 nón/cây) và nón đực (463,9 cụm/cây) chỉ còn kém hơn công thức đối chứng lần lượt là 18,9% và 35,9%

7. Cắt tạo tán đã góp phần cải thiện không gian dinh dưỡng cho tán cây (độ tròn và độ rộng) và hạ thấp độ cao của cây ghép, làm cho cây ra hoa kết


quả phân bố đều trên các diện tích của tầng tán và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hái vật liệu giống, nghiên cứu lai giống .v.v.

8. Độ ẩm tối ưu của hạt phấn Thông nhựa để cất trữ bảo quản từ 5% đến

10%.

9. Với dải độ ẩm trên, thời gian cất trữ tối đa của hạt phấn Thông nhựa

ở điều kiện 50C là 12 tháng và ở điều kiện -300C là 24 tháng.


4.2. Tồn tại và khuyến nghị

1. Trong thí nghiệm kích thích ra hoa mới chỉ tìm ra được thời gian cũng như liều lượng chất kích thích phù hợp mà chưa nghiên cứu được việc kích thích cho cây mẹ ra hoa sớm hay muộn.

2. Trong thí nghiệm cắt tạo tán chưa thực hiện được chi tiết đến từng dòng và sự ảnh hưởng của sâu bệnh đến các vết cắt.

3. Các thí nghiệm về kích thích mới chỉ thực hiện được việc làm tăng số lượng nón đực và nón cái mà chưa xác định được khả năng kết hạt của nón cái (hữu thụ).


Tài liệu tham khảo


Tiếng Việt

1. Trần Gia Biểu (1981), Biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng Thông nhựa vùng Quảng Ninh, Bộ lâm nghiệp, Hà Nội, tr 40.

2. Hà Chu Chử, (1996). Đặc sản rừng Việt Nam (tổng luận và phân tích). Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, tr 41.

3. Cục lâm nghiệp – Bộ NN và PTNT (2007), Thông tin về loài Thông nhựa, http://dof.mard.gov.vn/giong/webLoaiCayChiTiet.aspx?LoaiCayID= 0000000002.

4. Phí Quang Điện (1989), Nghiên cứu chọn xuất xứ thông, một số kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, tr 119-127.

5. Ngô Quang Đê, Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hữu Vĩnh (2001), Tài liệu Trồng rừng dùng cho Cao học Lâm nghiệp và nghiên cứu sinh, tr 24-35.

6. Nguyễn Trọng Hiếu (1990), Số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam, số liệu khí hậu, tập (1), Nhà xuất bản Tổng cục khí tượng thuỷ văn.

7. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao (1997), Giáo trình điều tra rừng, Trường

Đại học lâm nghiệp, Hà Tây.

8. Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn (1978), Tình hình sinh trưởng của một số loài thông tại Đại Lải từ năm 1975 đến năm 1977, Thông báo kết quả nghiên cứu 1961-1977, tổng kết hoạt động khoa học kỹ thuật Viện Lâm nghiệp, tr 84-86.

9. Lê Đình Khả, Nguyễn Thị Thuận (1981), Thực hành về tế bào thực vật. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr 47 – 50.

10. Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh (1995), Kết quả bước đầu nghiên cứu chọn giống Thông nhựa có lượng nhựa cao, kết quả nghiên cứu khoa học về


chọn giống cây rừng. Tập 1. Lê Đình Khả chủ biên. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 9-59.

11. Lê Đình Khả, Nguyễn Việt Cường (1997), Xác định môi trường nảy mầm và phương thức cất trữ hạt phấn Thông đuôi ngựa và Thông nhựa, Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây rừng, tập 2, tr 176 – 179.

12. Lê Đình Khả và cộng sự (2001), Chọn giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu giai đoạn 1996-2000, Báo cáo khoa học, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

13. Lê Đình Khả và các công tác viên (2003), Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam, tr 202-206.

14. Lê Đình Khả (2006), Lai giống cây rừng, tr 8-30.

15. Nguyễn Xuân Quát, Cao Quảng Nghĩa và Nguyễn Thanh Đạm (1980), Về nguồn gốc địa lý của loài Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh ET Devriese) ở Việt Nam. Trung tâm KHSX Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ, Đại Lải 2006, tr 16-21.

16. Nguyễn Xuân Quát, (1985), Thông nhựa ở Việt Nam, yêu cầu chất lượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng, luận án Phó tiến sỹ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

17. Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas (2004), Thông Việt Nam, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội. Tr 4-8.

18. Nguyễn Dương Tài (1980), Kết quả khảo nghiệm xuất xứ Thông nhựa tại Lang Hanh (Lâm Đồng) và Bố Trạch (Quảng Bình). Công ty giống và phục vụ trồng rừng (Báo cáo khoa học).

19. Hà Huy Thịnh (1999), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi chích vào chọn giống Thông nhựa có lượng nhựa cao (Luận án tiến sỹ Nông nghiệp). Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 129 trang.


20. Hà Huy Thịnh (2004), Xây dựng mô hình rừng trồng Thông nhựa có lượng nhựa cao bằng nguồn giống có chất lượng di truyền được cải thiện. Báo cáo tổng kết đề tài, thuộc chương trình 661, tr 13-14.

21. Lương Văn Tiến (1983), Khai thác và chế nhựa thông. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 60 trang.

22. Trung tâm tin học, (2007), Tiến bộ kỹ thuật trong khai thác nhựa thông. Bộ NN và PTNT, tr 1.

23. Thái Văn Trừng (1972), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Hà Nội, tr 122

24. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS

để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp,Tr 87-112.


Tiếng Anh

25. Barnes, R.D (1987), The breeding seedling orchard in a multiple population breeding strategy for tropical trees, In proccedings Simposio sobre silvicultura mejoramiento genetico de especies forestales, p 1-18.

26. Bramlett (1977), Pollen quantity affects cone and seed yields in controlled slash pine pollinations. Fourteenth South for Tree improvement, p 28-34.

27. Bridwater, F.E.; Trew, I.F (1981), Supplemental Mass Pollination. In Franklin, E.C., Pollen Management Handbook. Washington D.C: US. Department of Agriculture, Forest Sever, p 52-57.

28. Byram, T.D., Lowe, W. J. & McGriff, J.A (1986), Clonal and annual variation in cone production in loblolly pine seed orchard, p 1067-1073.

29. Chalupka W (1980), Regulation of flowering in Scots pine (Pinus sylvestris L.) grafts by Gibberellin, p 118-121.

Ngày đăng: 29/07/2022