DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang | ||
Hình 1.1: | Sơ đồ cơ quan quản lý nhà nước theo vòng đời doanh nghiệp nhà nước | |
38 | ||
Hình 2.3: | Phân bổ doanh nghiệp nhà nước theo lĩnh vực, ngành nghề | 58 |
Hình 2.4: | Sự phân bố doanh nghiệp nhà nước theo địa bàn ở tỉnh Đắk Lắk | 58 |
Hình 2.5: | Doanh thu thuần của các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động trên địa bàn | |
61 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 1
- Những Vấn Đề Tổng Quan Về Doanh Nghiệp Nhà Nước Của Chính Quyền Cấp Tỉnh
- Vai Trò Của Doanh Nghiệp Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế
- Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhà Nước Của Chính Quyền Cấp Tỉnh
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế ở bất kỳ một quốc gia nào, doanh nghiệp cũng là một đơn vị cơ sở, một tế bào của cả nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Sự phát triển của doanh nghiệp sẽ giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo… Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. Doanh nghiệp phát triển là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Có thể nói vai trò của doanh nghiệp không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hoá các vấn đề xã hội.
Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng, được khẳng định cả trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước lẫn trong thực tiễn. Doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định vai trò then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của DNNN, Đảng và nhà nước đã coi đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một trong những trọng tâm trọng của tái cơ cấu nền kinh tế. Tại Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI (2011), BCH Trung ương Đảng đã xác định một trong ba trụ cột của tái cơ cấu nền kinh tế là tái cơ cấu DNNN, trong đó trọng tâm là tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty (TCT) Nhà nước. Theo đó, ngày 17/07/2012 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 929/QĐ-TTg phê duyệt Đề án: “Tái cơ cấu DN nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế (TĐKT), tổng công ty nhà nước (TCTNN) giai đoạn 2011-
2015”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII (2016) tiếp tục khẳng định một trong các nhiệm vụ trọng tâm là chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại DNNN [38]. Chính phủ, các Bộ ban ngành đã ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả, minh bạch hơn; nội dung các văn bản pháp luật đã thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Các cơ chế, chính sách sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu các doanh nghiệp nhà nước, phân loại, sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, về đầu tư vốn được ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu quản lý; phân công, phân cấp rõ ràng các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, qua đó nâng cao tính công khai, minh bạch, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước.
Đắk Lăk là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, do đó DNNN chính là một lực lượng kinh tế quan trọng, có vai trò là trụ cột trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, doanh nghiệp nhà nước vốn ít, quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài. Trước năm 2015 một số đơn vị lỗ nghiêm trọng dẫn đến giải thể, phá sản như: Công ty chế biến Gỗ Tùng Lâm, Cao Lâm, Xí nghiệp cà phê Việt Đức, Công ty Vật liệu xây dựng và Thi công cơ giới…. Một số đơn vị phải có các cơ chế mạnh của Chính phủ mới đủ điều kiện chuyển đổi hình thức sở hữu, vốn nhà nước bị thâm hụt như: Công ty Bông Đắk Lắk, Công ty Mía đường Đắk Lắk, Công ty cao su 10/3, Công ty Xây dựng số I, Công ty Xuất nhập khẩu và Dịch vụ tổng hợp 2/9, Công ty khoáng sản Đắk Lắk.
Tình hình trên đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết, trong đó, một yêu cầu cấp thiết là phải sắp xếp, đổi mới cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Do vậy, học viên đã chọn đề tài
“Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”
làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
- Sách Cải cách doanh nghiệp nhà nước (Phan Đức Hiếu, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, NXB Tài chính-2003) Sách tập trung nghiên cứu các mô hình đổi mới hoạt động của DNNN, gồm các nội dung chính sau: (i) Sắp xếp lại, cổ phần hóa DNNN; (ii) Chuyển DNNN thành CTCP, Công ty TNHH một thành viên; (iii) Giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
- Đề tài “Đổi mới, sắp xếp và vấn đề quản trị DNNN ở Việt Nam” do CIEM thực hiện [22], đã đánh giá về quản trị tại DNNN ở Việt Nam từ năm 1990
- 2005. Kết quả nghiên cứu cho rằng: công tác quản lý vốn nhà nước còn lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm, không hiệu quả; việc quyết định đầu tư vốn nhà nước được thực hiện bởi nhiều cấp dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, chồng chéo, không thống nhất, kém hiệu quả; việc giao vốn, cấp vốn trực tiếp từ ngân sách hoặc cho vay ưu đãi vẫn mang nặng tính hành chính, bao cấp,… Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân do cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý vốn còn chưa đầy đủ, không rõ ràng, chưa theo kịp xu thế phát triển của nền kinh tế,… Nghiên cứu đã chỉ ra được những bất cập, nhưng chưa đề xuất được mô hình tổ chức để thành lập một tổ chức kinh doanh vốn độc lập nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của nhà nước.
- Sách “Cổ phần hóa DNNN-những vấn đề lý luận và thực tiễn” Lê Hồng Hạnh chủ biên, NXB Chính trị quốc gia ấn hành (2004). Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến các khía cạnh đa dạng của DNNN như: DNNN ở các quốc gia và xu thế cải cách DNNN; Những vấn đề lý luận và thực tiễn về DNNN ở Việt Nam; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CPH DNNN và hoàn thiện nền tảng pháp lý cho CPH DNNN. Cuốn sách chưa đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường cổ phần hóa DNNN.
- Ngô Quang Minh (2013), “Đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay”: Hoạt động của các DNNN hiện nay chủ yếu tập trung vào hoạt động của các tập đoàn và các TCT nhà nước, các DNNN còn lại rất ít và quy mô nhỏ
không đáng kể. Nếu giải quyết được sự yếu kém của các tập đoàn và TCT nhà nước, thì về cơ bản vấn đề DNNN sẽ được giải quyết. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn, TCT nhà nước cần tập trung vào một số vấn đề sau: (1) Không nên gọi là DNNN mà nên gọi là DN có vốn nhà nước (với các tỷ lệ vốn nhà nước khác nhau) để xóa hẳn sự phân biệt DNNN với các loại DN khác; (2) Cần nhận thức lại vai trò đích thực của DNNN theo đúng tinh thần của các văn kiện của Đảng; (3) Cần đặc biệt chú ý đến cơ chế kiểm soát hoạt động của các TĐ và các TCT nhà nước, cũng như trách nhiệm của tổ chức và cá nhân về lĩnh vực này; (4) Nhà nước kiên quyết không ưu đãi, hỗ trợ các tập đoàn, TCT nhà nước dưới dạng bao cấp hoặc bảo hộ; (5) Tiếp tục chuyển đổi sở hữu, tái cơ cấu, xác định phạm vi và tiêu chí cụ thể đối với các DN 100% vốn nhà nước, Nhà nước chiếm cổ phần chi phối; (6) Xây dựng các liên kết kinh tế, kỹ thuật giữa các DNNN với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm phát huy sức mạnh, khai thác lợi thế, khắc phục yếu kém trong hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh; (7) Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, thương hiệu, ....
- Bài viết nghiên cứu "Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nằm duy trì tăng trưởng kinh tế" (2012), Tạp chí Kinh tế và Phát triển của các tác giả Trần Kim Hào và Nguyễn Thị Nguyệt [10] cho rằng cần thực hiện các giải pháp sau đây: (1) tách bạch vai trò quản lý và sở hữu DNNN phù hợp với thực trạng DNNN hiện nay. Tuy nhiên, nên thực hiện theo phương án thận trọng, nghĩa là mô hình song trùng sau đó chuyển dần sang mô hình tập trung; (2) Cần chú trọng công tác quản trị DN, quản lý của Nhà nước; (3) Cần hoàn thiện cơ chế giám sát từ phía cơ quan QLNN để dảm bảo hiệu quả và hiệu lực; (4) Cần tiếp tục cải thiện thể chế, chính sách tạo khung pháp lý đồng bộ để DNNN nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả SXKD, đẩy mạnh sắp xếp, tái cơ cấu DN,
…; (5) Thực hiện công khai và minh bạch hóa thông tin đối với DNNN ít nhất theo các tiêu chí như đang áp dụng đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Luận án tiến sĩ: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội” (2018) của Nguyễn Tuấn Anh, đã làm rõ thực trạng QLNN đối với hoạt động DNNN trên địa bàn Hà Nội theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được xác lập ở chương lý luận; rút ra kết luận về các kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN đối với hoạt động của DNNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một số hạn chế và nguyên nhân chủ yếu là: Căn cứ pháp lý về QLNN đối với hoạt động kinh doanh chưa đầy đủ và rõ ràng.
- Luận văn thạc sĩ “Quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước - Thực trạng và kiến nghị” (2015) của tác giả Nguyễn Văn Cương. Luận văn phân tích đánh giá thực trạng quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước và những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường đối với doanh nghiệp nhà nước, đánh giá hệ thống pháp luật về doanh nghiệp nhà nước thông qua phân tích, so sánh các chế định của pháp luật hiện hành với hệ thống các mục tiêu, mục đích đặt ra trong quản lý doanh nghiệp nhà nước.
- Luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”(2017) của Lục Văn Trang. Đề tài cung cấp cơ sở lý luận về QLNN đối với các DNNN . Bên cạnh đó, đề tài phân tích thực trạng QLNN đối với các DNNN và hoạt động của các DNNN trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và các kiến nghị với chính quyền thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các ban ngành liên quan, góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xây dựng trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho hoạch định chính sách QLNN đối với các DNNN ở các địa phương khác và cho các nghiên cứu có liên quan.
Như vậy, cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học đã công bố nghiên cứu về chủ đề DNNN, tái cấu trúc các DNNN, quản lý DNNN. Các nghiên cứu đã xây dựng và hệ thống hóa khung lý thuyết về DNNN, chỉ ra vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đồng thời, qua các công trình này, người đọc cũng nhận thấy được thực trạng của các DNNN như: cơ
cấu tổ chức, cơ chế quản lý, hiệu quả hoạt động của các DNNN và nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới quản lý nhà nước đối với DNNN.
Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Tỉnh Đăk Lắk, đặc biệt sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực thi hành. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước chính quyền tỉnh Đăk Lắk trong thời gian qua chủ yếu dự trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, để thấy rõ những bất cập đồng thời nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Việc quản lý nguồn vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Đăk Lắk cồn nhiều bất cập; trong công tác quản lý cán bộ hoạt động tại DNNN, tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, cán bộ không phát huy được hết khả năng của mình hoặc tình trạng lạm quyền trong quản lý, điều hành, doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường ở Việt nam còn rất nhiều hạn chế.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đề tài đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với các DNNN tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý nhà nước đối với DNNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk. Đề tài chỉ nghiên cứu các DNNN của tỉnh Đăk Lăk, không nghiên cứu các DNNN của Việt Nan trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với DNNN ở cấp tỉnh trên 5 nội dung: (1) Xây dựng các chiến lược, kế hoạch dịnh hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước; (2) Tổ chức thực thi hệ thống văn bản
pháp lý quy định về doanh nghiệp nhà nước; (3) Ban hành và thực thi các chính sách quản lý DNNN; (4) Bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và (5) Thanh kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Về thời gian: đề tài thu thập dữ liệu, số liệu trong khoảng thời gian 5 năm 2016 - 2020 và định hướng giải pháp đến 2025.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về QLNN đối với DNNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đưa ra phương hướng và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên luận văn tập trung những nhiệm vụ chính sau đây:
- Nghiên cứu một cách hệ có thống những vấn đề lý luận về doanh nghiệp nhà nước và quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhà nước của chính quyền cấp tỉnh;
- Khảo cứu mô hình và thực tiễn quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhà nước ở một số địa phương, từ đó có so sánh, đánh giá nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho tỉnh Đắk Lắk;
- Nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhà nước của chính quyền tỉnh Đắk Lắk. trên các khía cạnh: định hướng phát triển doanh nghiệp; các quy định pháp lý cho doanh nghiệp; thực thi chính quản lý doanh nghiệp, bộ máy quản lý doanh nghiệp và công tác kiểm tra giám sát... Qua đó, luận văn cũng chỉ ra những thành công cũng như những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh;
- Đề xuất phương hướng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk