Thực Trạng Quản Lý Và Sdđ Công Tại Các Phường Trên Địa Bàn Quận Cầu Giấy


Bảng 2.7: Thực trạng quản lý và SDĐ công tại các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy

ĐVT: m2



UBND

phường


Tổng diện tích

Giữ nguyên mục đích công

cộng

Đã GPMB

vào dự án

Được cấp GCN

nhà ở

Dân lấn

chiếm XD

nhà ở

Tổ chức sử dụng

(thuê)

Sử dụng sai mục

đích


Chuyển địa giới HC

Yên Hòa

249.877

206.510

42.851


516




Mai Dịch

422.936

275.408

133.349

266

1.678

280


11.955

Trung Hòa

470.500

255.046

210.279


1.482

3.693



Dịch Vọng

68.331

67.573


133

625




Quan Hoa

172.259

140.463

7.244

7255

3.157


14140


Dịch Vọng

Hậu

104.802

95.911

1214

2761

2.045

2.511

360


Nghĩa Đô

214.232

172.971

40.704


557




Nghĩa Tân

152.298

123.220

28.367


711




Tổng cộng

1.855.235

1.337.102

464.008

10415

10.771

6.484

14.500

11.955

Tỷ lệ %

100.00

72.07

34.70

2.24

103.42

60.20

223.63

82.45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội - 9

Nguồn: Phòng TN&MT quận Cầu Giấy[18]. Đất công do UBND các phường quản lý không theo Quyết định số

73/1998/QĐ-UB:

Ngoài các diện tích đất công do UBND Thành phố bàn giao cho phường theo Quyết định số 73/1998/QĐ-UB, còn có các diện tích được thống kê trong


bản đồ, sổ dã ngoại lập năm 1994 ghi tên chủ sử dụng là UBND phường hoặc không ghi tên chủ sử dụng nhưng trách nhiệm quản lý đất công thuộc của UBND phường và chưa thống kê vào biểu đất công, đất chưa sử dụng theo Quyết định số 73/1998/QĐ-UB với tổng diện tích là 297.515 m2. Trong đó, có 25.773 m2 đất các hộ dân lấn chiếm xây dựng thành nhà ở và 3.248 m2 sử dụng sai mục đích. Các vi phạm trên do đã tồn tại từ thời điểm trước nên hầu hết UBND các phường không có hồ sơ xác định thời điểm xây dựng, diện tích xây dựng, không có hồ sở xử lý trật tự xây dựng và xử lý đất đai đối với các hộ dân; có tình trạng UBND phường giao cho Ban bảo vệ tổ dân phố làm bãi trông giữ xe, nguồn thu do Ban bảo vệ giữ không nộp cho UBND phường.

Số liệu tổng hợp như trong bảng 2.8:

Bảng 2.8: Diện tích đất công, đất chưa sử dụng do UBND phường quản lý nằm ngoài Quyết định 73/1998/QĐ-UB

ĐVT: m2



UBND phường

Tổng diện tích

Sử dụng vào

mục đích công cộng

Đã GPMB

vào dự án

Sử dụng

sai mục đich

Dân lấn

chiếm XD nhà ở

Yên Hòa

56594

12257

32323


12014

Mai Dịch

35931

2890

15083

998

10040

Trung Hòa

195362

2703

187330

1610

3719

Dịch Vọng

5117

5117




Quan Hoa

3871

3871




Dịch Vọng Hậu

640



640


Tổng cộng

297515

26838

234736

3248

25773

Tỷ lệ %

100.00

9.02

78.90

1.09

8.66

Nguồn: Phòng TN&MT quận Cầu Giấy[18].


Số liệu tổng hợp cho thấy:

- Có 26.838 m2 UBND các phường đang quản lý, sử dụng cho mục đích công cộng.

- Có 234.736m2 bị thu hồi vào các dự án GPMB.

- Có 25773 m2 đất các hộ dân lấn chiếm xây dựng làm nhà ở.

- Có 3248 m2 sử dụng sai mục đích để làm bãi trông giữ xe.

Thực trạng quản lý, sử dụng đối với các diện tích đất nông nghiệp

Công tác bàn giao đất nông nghiệp giữa các HTX với UBND các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy:

Trước năm 1993 toàn bộ quỹ đất nông nghiệp do HTX nông nghiệp quản lý. Thực hiện Luật Đất đai 1993, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 23/1998/QĐ-UB ngày 17/7/1998 quy định về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận, huyện, phường, xã, thị trấn trong lĩnh vực quản lý, SDĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có UBND các phường, xã, thị trấn có tránh nhiệm quản lý toàn bộ hiện trạng SDĐ và chịu trách nhiệm trước UBND quận, huyện về công tác QLNN, SDĐ trên địa bàn. Năm 1997, thực hiện Luật HTX, Chính phủ ban hành Nghị định 16-CP ngày 21/2/1997 quy định chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo Luật HTX đối với HTX trong đó quy định: Khi chuyển đổi HTX, việc xử lý QSDĐ phải đảm bảo lợi ích của người SDĐ theo các quy định của pháp luật về đất đai…Trường hợp giải thể HTX phi nông nghiệp, diện tích đất đang sử dụng phải giao lại cho UBND cấp có thẩm quyền đã giao đất đai…

Trên địa bàn quận Cầu Giấy, năm 1998 các HTX nông nghiệp đều chuyển đổi sang mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Các tài liệu quản lý đất nông nghiệp do HTX quản lý không được bàn giao cho UBND phường quản lý. UBND quận Cầu Giấy nhiều lần có văn bản đề


nghị UBND các phường có quỹ đất nông nghiệp khẩn trương làm việc với HTX nông nghiệp để tổng hợp và thực hiện bàn giao quỹ đất nông nghiệp cho phường quản lý (Văn bản số 591/UBND-TNMT ngày 18/7/2011, Văn bản số 218/UBND-TNMT ngày 08/3/2017 của UBND quận Cầu Giấy).

Tuy nhiên, hiện chỉ có 03 HTX nông nghiệp bàn giao quỹ đất nông nghiệp cho UBND phường quản lý là Trung Hòa, Yên Hòa, Mai Dịch. Số liệu cụ thể tại Bảng 2.9.

UBND các phường còn lại là Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, Nghĩa Đô đang tiếp tục làm việc với HTX để thực hiện việc bàn giao và tiếp nhận theo quy định.

Bảng 2.9: Công tác bàn giao đất nông nghiệp giữa HTX với UBND các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy

Phường

Đã/Chưa bàn giao, tiếp nhận

quỹ đất nông nghiệp của HTX

Diện tích đất bàn

giao, tiếp nhận (ha)

Yên Hòa

Đã bàn giao

2,3200

Mai Dịch

Đã bàn giao

15,9500

Trung Hòa

Đã bàn giao

0,0710

Dịch Vọng

Chưa bàn giao


Quan Hoa

Chưa bàn giao


Dịch Vọng Hậu

Chưa bàn giao


Nghĩa Đô

Chưa bàn giao


Nghĩa Tân

Không có quỹ đất nông nghiệp


Tổng

18,3410

Nguồn: Phòng TN&MT quận Cầu Giấy[18]. Việc HTX nông nghiệp chưa bàn giao quỹ đất nông nghiệp cho UBND phường quản lý dẫn đến việc theo dõi, quản lý, kiểm tra, phát hiện xử lý vi


phạm về đất nông nghiệp còn nhiều tồn tại. UBND các phường trong công tác QLĐĐ không yêu cầu HTX bàn giao quỹ đất nông nghiệp cho phường quản lý.

Năm 2019, UBND quận Cầu Giấy tiếp tục yêu cầu UBND các phường hoàn thành việc bàn giao, tiếp nhận quỹ đất nông nghiệp do các HTX đang quản lý (đối với các phường Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Nghĩa Đô). Tuy nhiên, các phường hiện vẫn chưa hoàn thành.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp do HTX bàn giao cho UBND các phường quản lý:

Trong giai đoạn từ năm 2000-2006, UBND quận Cầu Giấy đã thực hiện việc thu hồi đất kẹt, đất nông nghiệp hoang hóa với tổng diện tích 14,39 ha. Trong đó: 12,915 ha thu hồi đưa vào sử dụng các công trình công cộng và các dự án kinh doanh, thương mại phát triển nhà ở theo Quyết định phê duyệt của UBND thành phố. Diện tích 1,475 ha chưa có dự án giao cho UBND các phường quản lý và sử dụng.

Sau khi tiếp nhận, UBND các phường cho thuê hoặc thống nhất giao diện tích này cho các HTX dịch vụ nông nghiệp quản lý, khai thác sử dụng, tăng nguồn thu cho xã viên. Hiện trạng được sử dụng cho thuê làm quán bán hàng, kinh doanh ăn uống, bãi đỗ xe. Kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh, có nơi nộp cho UBND phường tiền hoa lợi công sản (phường Mai Dịch, Trung Hòa) có nơi HTX sử dụng nhập quỹ HTX (Yên Hòa).

Tuy nhiên, do công tác QLNN về đất nông nghiệp còn chưa chặt chẽ, chưa có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để dẫn đến các tổ chức sử dụng, hộ dân lấn chiếm, chuyển mục đích xây dựng thành nhà, quán cafe, quán bán hàng, sân gôn. UBND một số phường trong công tác QLNN về đất nông nghiệp còn để tình trạng không thực hiện đấu thầu các diện tích đất do


phường quản lý, đất nông nghiệp xen kẹt mà cho thuê hoặc giao cho HTX hoặc cho một số đơn vị, tổ chức khai thác SDĐ nông nghiệp để kinh doanh không thực hiện dự án đầu tư, giao đất theo quy định, gây thất thu ngân sách.

2.3. Đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy

2.3.1. Kết quả đạt được

Quận Cầu Giấy là một trong những quận có tốc độ đô thị hóa cao và phát triển nhanh của thủ đô Hà Nội, nhiều vấn đề về đất đai nảy sinh, đòi hỏi công tác QLNN về đất đai ngày càng phải tăng cường.

Trong những năm qua, công tác QLNN về đất đai trên địa bàn quận Cầu Giấy cơ bản được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai.

Công tác thực hiện các văn bản pháp luật:

Hệ thống văn bản quản lý đất công, đất nông nghiệp được UBND quận quan tâm thực hiện nhằm chỉ đạo các phường thực hiện tốt công tác quản lý đất công, đất nông nghiệp.

Trong quá trình quản lý đất đai, phòng TN&MT quận Cầu Giấy đều thực hiện theo đúng các văn bản của UBND Thành phố, Sở TN&MT triển khai.

Về quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch SDĐ được quận Cầu Giấy thực hiện theo quyết định phê duyệt của UBND thành phố.

Về thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm:

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được các phường và quận triển khai theo đúng quy định của Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn của Bộ TN&MT, Sở TN&MT.

Hàng năm, quận Cầu Giấy đều có báo cáo thống kê đất đai hàng năm (từ năm 1998 đến năm 2019) và Báo cáo kiểm kê đất đai 05 năm (năm 2000,


2005, 2010 và 2015). Tại các báo cáo đều có đánh giá nguyên nhân biến động của các loại đất, trong đó có đất công, đất chưa sử dụng. Nguyên nhân biến động đất đai chủ yếu là do quận thực hiện các dự án thu hồi đất, GPMB theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Về cơ bản UBND quận Cầu Giấy thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định của Bộ TN&MT tại các Thông tư, quyết định do Bộ TN&MT ban hành và của Sở TN&MT.

Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm:

- Báo cáo thuyết minh thống kê, kiểm kê đất đai

- Hệ thống biểu tổng hợp tình hình sử dụng đất và biến động đất đai.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực SDĐ công, đất nông nghiệp:

Trong giai đoạn 2014-2018, UBND quận Cầu Giấy đã tiếp 02 Đoàn thanh tra (Đoàn thanh tra của Thanh tra Thành phố về đất công và Đoàn Thanh tra của Sở TN&MT về đất công, đất nông nghiệp) và 01 Đoàn Kiểm tra của Sở TN&MT về việc thực hiện Chỉ thị 04/CT-UBND của UBND TP Hà Nội. Số đơn vị phường, xã, thị trấn đã thanh tra, kiểm tra: 08/08. Số các đơn vị phường, xã, thị trấn tự kiểm tra và tổng hợp báo cáo: 08/08.

Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra đối với đất công, đất nông nghiệp

UBND các phường đã thực hiện rà soát đến từng thửa đất nông nghiệp, đất công do UBND phường quản lý, đối chiếu hiện trạng sử dụng quản lý với hồ sơ, tài liệu bản đồ và quy hoạch SDĐ; làm rõ được từng phần diện tích có vi phạm.

Kết quả đã phát hiện và bước đầu đã xử lý được một số các vi phạm, ngăn chặn các vi phạm phát sinh, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác


QLNN về đất đai. Tổng trường hợp vi phạm đã phát hiện là 166 trường hợp với tổng diện tích đất bị vi phạm là 7,1292 ha, chiếm 38,87% tổng diện tích đất nông nghiệp do các HTX bàn giao cho UBND các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy quản lý.

Kết quả kiểm tra được tổng hợp chi tiết tại Biểu 2.9, Biểu 2.10 (Phụ lục

1) và Biểu 2.12 (Phụ lục 3).

Kết quả xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp:

Được thể hiện tại Biểu 2.9.

Kết quả xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất công:

Được thể hiện tại Biểu 2.11 (Phụ lục 2)

Đối với đất công, đất chưa sử dụng do UBND phường quản lý theo Quyết định số 73/1998/QĐ-UB:

- Tổng trường hợp vi phạm đã phát hiện là 184 trường hợp với tổng diện tích đất bị vi phạm là 1,7626ha, chiếm 1,26% đất công. Trong đó: Xây dựng nhà ở trái phép 171 trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,6392 ha; cụ thể tại các phường: Yên Hòa 32 trường hợp (0,1019ha), Mai Dịch 21 trường hợp (0,1678ha), Trung Hòa 22 trường hợp (0,0642ha), Dịch Vọng Hậu 28 trường hợp (0,1198ha), Nghĩa Đô 30 trường hợp (0,1144ha), Nghĩa Tân 38 trường hợp (0,0711ha); Xây dựng nhà xưởng, nhà kho trái phép 01 trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,0528ha tại phường Nghĩa Đô; Xây dựng làm bến, bãi kinh doanh mặt bằng 04 trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,2811ha tại phường Dịch Vọng Hậu; Xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định 07 trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,7835ha; cụ thể tại các phường: Mai Dịch 01 trường hợp (0,0210ha), Trung Hòa 05 trường hợp (0,5820ha), Quan Hoa 01 trường hợp (0,1805ha); Các vi phạm khác là 01

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí