phát hiện các trường hợp vi phạm phải kiên quyết xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất công sau ngày 01/7/2014, chỉ đạo UBND các phường xử lý dứt điểm, không hợp thức các sai phạm, phải xây dựng Kế hoạch xử lý vi phạm pháp luật về đất đai hàng năm đồng thời có kế hoạch quản lý, sử dụng các quỹ đất công đất nông nghiệp còn lại một cách hiệu quả, tránh lãng phí và tái lấn chiếm, SDĐ sai mục đích….
Tăng cường công tác chỉ đạo xử lý dứt điểm, quyết liệt các vi phạm đồng thời giao trách nhiệm cho các phòng ban chuyên môn của quận như Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị, Phòng Tư Pháp, Tài chính- Kế hoạch, Thanh tra đôn đốc, hướng dẫn UBND các phường trong việc xử lý các vi phạm đã tồn tại từ các thời kỳ trước. Chỉ đạo Công an quận Cầu Giấy chỉ đạo Công an phường phối hợp với Ủy ban nhân dân các phường, các đơn vị có liên quan trong việc xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, kịp thời xử lý các trường hợp chống đối lực lượng làm nhiệm vụ, đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Giao phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn tham mưu UBND Quận có Văn bản cụ thể hướng dẫn UBND các phường thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm nhằm đảm bảo các quỹ đất công, đất nông nghiệp sử dụng có hiệu quả, theo đúng mục đích đã được UBND TP Hà Nội giao quản lý đồng thời hạn chế những vi phạm phát sinh,đảm bảo các quỹ đất công, đất nông nghiệp còn lại trên địa bàn Quận phải được khai thác sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, tránh lãng phí và theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương đi vào nề nếp theo đúng quy định pháp luật đất đai.
3.2.4. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin đất đai với mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận Cầu Giấy
Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về đất đai tăng cao kéo theo những mặt trái như: khiếu kiện và tranh chấp đất đai trở nên gay gắt, nhiều tình cảm tốt đẹp của hàng xóm láng giềng, gia đình mất đi khi có mâu thuẫn đất đai; vấn đề ô nhiễm môi trường, hành vi vi phạm Luật Đất đai trở nên trầm trọng và tinh vi hơn... Tuy nhiên, mức độ nhận thức của người dân về đất đai còn nhiều khác biệt. Tư tưởng coi đất đai là một tài nguyên, sản vật “trời cho” nên mạnh ai người đó chiếm đoạt, cũng như thiếu những quy định chặt chẽ trong quản lý về: sổ sách, thống kê, kiểm kê đất đai, trách nhiệm của người quản lý... dẫn đến việc SDĐ chưa hiệu quả và công bằng. Do đó, công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân có ý thức trong quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai cho phát triển của cộng đồng, xã hội theo hướng bền vững là một việc làm hết sức cần thiết. Để hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai đạt kết quả tốt, UBND quận Cầu Giấy cần:
Một là, xây dựng những chuyên đề tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân, mọi du khách đến thăm quan hiểu biết về giá trị lịch sử, giá trị kinh tế của các cảnh quan di tích trên địa bàn trong phát triển KT-XH của quận theo hướng thương mại - dịch vụ - du lịch để mọi người cùng có ý thức trong khai thác và bảo vệ.
Hai là, cập nhật, tổng hợp để biên soạn một cách hệ thống, đơn giản cho phù hợp từng khu vực dân cư, từng loại đối tượng SDĐ cụ thể để tuyên truyền. Tuyên truyền pháp luật cần gắn với quy hoạch, kế hoạch SDĐ, các mục tiêu QLĐĐ, chính sách phát triển của quận để mọi người hiểu và tự nguyện tham gia, tránh bệnh hình thức. Tạo nguồn thông tin như đo đạc, hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết quận, phường, công khai quy hoạch, cập nhật sự biến
động diện tích đất đai, mã hóa số liệu, thay thế quản lý thủ công bằng hệ thống tin học có độ chính xác cao, cũng như thuận lợi trong tra cứu trên mạng internet nhằm cung cấp các số liệu hồ sơ lưu trữ về đất đai, góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Và Sdđ Công Tại Các Phường Trên Địa Bàn Quận Cầu Giấy
- Những Hạn Chế Và Nguyên Nhân Của Hạn Chế Trong Quản Lý Nhà Nước Về Đất Công, Đất Nông Nghiệp Ở Quận Cầu Giấy
- Phương Hướng Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Của Quận Cầu Giấy
- Quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Ba là, Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai. Tiếp tục cải tiến, làm phong phú hơn các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục đất đai qua phương tiện truyền thanh, truyền hình, các bài báo,… Thông qua phương tiện truyền thanh, truyền hình thì các quy định của pháp luật đất đai sẽ đến với người dân nhanh chóng hơn.
Bốn là, Vai trò lãnh đạo của Quận ủy đối với quần chúng nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể tham gia vào công tác QLĐĐ cần được chú ý cả chiều rộng và chiều sâu. Quận cần xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể chỉ đạo các phường tổ chức triển khai thực hiện từ đó tăng cường, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, Mặt trận tổ quốc, Thanh tra nhân dân trong tuyên truyền, giám sát việc quản lý và SDĐ, việc giám sát cần tập trung vào các khu vực “nhạy cảm”, các “điểm nóng” để giải quyết dứt điểm từng nội dung cụ thể. Cần khơi dậy phong trào toàn Đảng, toàn dân trong quận nhận thức, hiểu và tự nguyện tham gia giám sát công tác QLĐĐ, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên.
Năm là, Tổ chức cho nhân dân tham gia các hoạt động thực hiện pháp luật đất đai, có một cơ chế hợp lý để người sử dụng pháp luật đất đai bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình và đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm pháp luật đất đai.
Sáu là, UBND quận cần thường xuyên phối hợp với cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình để tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành pháp
luật đất đai. UBND quận nên thành lập một bộ phận tư vấ đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai để giải đáp, hướng dẫn các vấn đề có liên quan. Chính quyền phường, quận cần công khai địa chỉ tiếp nhận thông tin từ các tổ chức, cá nhân phản ánh về tình hình quản lý, sử dụng đất của các chủ sử dụng đất, các vi phạm PLĐĐ trong lấn chiếm đất công, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trái phép để xử lý vi phạm được nhanh chóng và kịp thời.
Để xây dựng cho người dân niềm tin vào các hoạt động quản lý của chính quyền, chính quyền quận cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai, chỉ đạo UBND 08 phường tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông báo rộng rãi kết quả xử lý các vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn để mọi người dân biết từ đó tạo hiệu ứng răn đe ngăn chặn vi phạm phát sinh.
3.2.5. Xây dựng, hoàn thiện hồ sơ địa chính về đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy
Để công tác quản lý đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận được chặt chẽ và có hiệu quả thì UBND quận Cầu Giấy cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính về đất công, đất nông nghiệp tại 08 phường thuộc quận. Như đã biết, do tồn tại lịch sử để lại, hệ thống hồ sơ, sổ sách quản lý về đất công, đất nông nghiệp tại các phường không được thiết lập, hoặc không thể hiện đầy đủ thông tin về thửa đất, chủ sử dụng đất dẫn đến đã để tồn tại rất nhiều vi phạm pháp luật về đất công, đất nông nghiệp. Cho đến nay, UBND quận Cầu Giấy vẫn đang phải giải quyết những tồn tại đó. Do vậy, UBND quận Cầu Giấy cần chỉ đạo UBND các phường kiểm tra, rà soát hiện trạng và thống kê lại toàn bộ các thửa đất công, đất nông nghiệp còn lại trên địa bàn quận Cầu Giấy, đánh dấu, đối chiếu với hệ thống hồ sơ lưu trữ đã có để bổ
sung, hoàn thiện đầy đủ thông tin phục vụ cho công tác quản lý đất công, đất nông nghiệp được chính xác và có hiệu quả.
Chỉ đạo UBND các phường rà soát các nhu cầu sử dụng đất tại địa phương từ đó đối chiếu hồ sơ lưu trữ, quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để lập kế hoạch sử dụng quỹ đất công, đất nông nghiệp còn lai cho những năm tới đảm bảo đưa đất vào sử dụng theo đúng mục đích, hiệu quả và tránh lãng phí.
Từ thời điểm năm 2015, UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt Dự án đầu tư Xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hà Nội. UBND quận Cầu Giấy cần chỉ đạo UBND các phường cử công chức Địa chính bố trí sắp xếp thời gian phối hợp với Đơn vị thi công, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ đơn vị thi công trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn quận. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, UBND các phường kiểm tra, đối soát ngoại nghiệp số liệu các thửa đất công, đất nông nghiệp đơn vị thi công đã đo đạc để đảm bảo việc xây dựng và hoàn thiện hồ sơ địa chính về đất công, đất nông nghiệp đảm bảo chất lượng, phục vụ cho công tác quản lý đất công, đất nông nghiệp tại địa phương từ nay và các thế hệ sau. Yêu cầu đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng để sớm bàn giao sản phẩm Bản đồ địa chính theo công đoạn ngoại nghiệp cho UBND các phường lưu trữ, khai thác sử dụng tài liệu bản đồ địa chính phục vụ công tác quản lý đất công, đất nông nghiệp tại địa phương.
Khi xây dựng và hoàn thiện xong hồ sơ địa chính về đất công, đất nông nghiệp, UBND các phường cần chỉ đạo Công chức Địa chính phối hợp với Thanh tra xây dựng tăng cường kiểm tra địa bàn để kịp thời phát hiện và xử lý
triệt để các hành vi lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp, vi phạm pháp luật đất đai. Khi có biến động về sử dụng đất công, đất nông nghiệp cần phải cập nhật biến động vào hồ sơ quản lý để theo dõi quản lý, đảm bảo công tác quản lý đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn được chặt chẽ và có hiệu quả.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
“Phương hướng, giải pháp tăng cường QLNN về đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy”, trước hết là nhằm định ra những mục tiêu, nhiệm vụ có tính đề xuất, kiến nghị với những phạm vi, góc độ khác nhau mà những vấn đề đó thật sự đã và đang trở thành những yêu cầu bức xúc trong xã hội, đồng thời đó cũng là những đòi hỏi phải sớm nghiên cứu, giải quyết trong quá trình QLNN về đất đai, trong đó bao gồm đất công, đất nông nghiệp. Có thể nói, với những phương hướng và giải pháp được đưa ra, tuy chưa khái quát hết được mọi vấn đề liên quan đến công tác quản lý hành chính nhà nước về QLNN đối với đất đai, nhưng cũng đã cố gắng nói lên được những gì thuộc về cơ bản nhất, cốt lõi nhất, điển hình nhất vừa mang tính lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn dựa trên cơ sở của quá trình tổng kết đánh giá về những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, yếu kém; những kết quả, hiệu quả về công tác QLNN về đất đai, về hoạt động áp dụng pháp luật trong QLNN về đất đai và thực trạng về tình hình QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận. Đó cũng là đường lối, quan điểm có tính định hướng, những phương pháp, biện pháp để tăng cường hơn nữa, hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về đất đai. Từ đó để tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động áp dụng pháp luật trong QLNN đất đai được thực hiện hiệu lực, hiệu quả, nhất quán, đồng bộ, bảo đảm cho quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền được thực hiện một cách kịp thời, đúng đắn, nghiêm chỉnh theo pháp luật quy định.
KẾT LUẬN
Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản quy định, chỉ đạo về công tác QLNN đối với đất nông nghiệp và đất công do UBND các phường, xã, thị trấn quản lý. Cho đến nay, công tác quản lý, SDĐ nông nghiệp và đất công của thành phố đã chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, do quá trình đô thị hoá, sự biến động nhanh về dân cư đô thị đã làm tăng nhu cầu về đất phi nông nghiệp (đất xây dựng nhà ở, nhà xưởng, nghĩa trang, nghĩa địa…), dẫn đến việc quản lý, sử dụng có diễn biễn phức tạp. Việc lấn, chiếm, mua bán, chuyển đổi mục đích SDĐ công, đất nông nghiệp trái pháp luật dưới nhiều hình thức, diễn ra trên nhiều địa bàn, nhất là tại các vùng ven đô, khu vực được quy hoạch phát triển đô thị, phát triển công nghiệp. Nhiều trường hợp vi phạm chưa được chính quyền ngăn chặn kịp thời và xử lý triệt để theo quy định của pháp luật gây khó khăn cho công tác QLNN về đất đai, về quy hoạch phát triển đô thị, ảnh hưởng đến sản xuất, gây bức xúc trong xã hội.
Các vi phạm trong quản lý, SDĐ công, đất nông nghiệp chủ yếu là tình trạng: giao, cho thuê đất không đúng trình tự, thủ tục quy định; SDĐ không đúng mục đích được giao; lấn, chiếm đất để xây dựng công trình trái phép; xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp;... Các vi phạm trong quản lý, SDĐ công, đất nông nghiệp phần lớn đều có tính phức tạp, kéo dài, khó xử lý.
Những năm qua, việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở quận Cầu Giấy đã đạt được những kết quả rất tích cực; đưa đất đai vào sử dụng ngày một đúng pháp luật hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định. Vi phạm đất đai xảy ra nhiều nhưng xử lý ít, thậm chí không xử lý; dùng văn bản chỉ đạo, đôn đốc, nhắc