Những Hạn Chế Và Nguyên Nhân Của Hạn Chế Trong Quản Lý Nhà Nước Về Đất Công, Đất Nông Nghiệp Ở Quận Cầu Giấy


trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,0060 ha thuộc phường Dịch Vọng Hậu.

UBND quận đã xử lý xong 178 trường hợp cụ thể: 170 trường hợp xây dựng nhà ở (phường Yên Hòa 32 trường hợp, phường Mai Dịch 21 trường hợp, phường Trung Hòa 22 trường hợp, phường Dịch Vọng Hậu 28 trường hợp, phường Nghĩa Đô 29 trường hợp, phường Nghĩa Tân 38 trường hợp), thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã lập hồ sơ quản lý và thực hiện đăng ký đất đai theo quy định; 01 trường hợp xây dựng nhà xưởng, nhà kho trái phép tại phường Nghĩa Đô, thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã lập hồ sơ quản lý, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, không phát sinh vi phạm mới tới khi thực hiện thu hồi đất để thực hiện dự án theo quy hoạch; 04 trường hợp xây dựng làm bến, bãi kinh doanh mặt bằng tại phường Dịch Vọng Hậu, thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã chấm dứt cho thuê từ tháng 04/2018 đối với 0,0300ha tại tờ bản đồ số 19 (1994), thửa đất số 70; đã đưa đất vào SDĐ đúng mục đích hoặc thu hồi đất để thực hiện dự án đối với 0,2511ha tại tờ bản đồ số 01 (1987), thửa đất số 11 (124 đường Xuân Thủy); 01 trường hợp xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định tại phường Mai Dịch, thời điểm trước năm 2014: Nhà Văn hóa phường Mai Dịch ký hợp đồng cho thuê để sử dụng vào mục đích kinh doanh. UBND phường Mai Dịch đã yêu cầu chấm dứt hợp đồng cho thuê. Hiện đã ngừng hoạt động kinh doanh; 01 trường hợp xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định tại phường Quan Hoa, thời điểm trước năm 2014: UBND phường Quan Hoa đã phối hợp với các phòng, ban, đơn vị chức năng của quận Cầu Giấy tiến hành tổ chức cưỡng chế toàn bộ các vi phạm về trật tự xây dựng, trật tự đô thị theo quy định; 01 trường hợp vi phạm khác tại phường Dịch Vọng Hậu, thời điểm trước năm 2014: UBND phường Dịch Vọng Hậu đã yêu cầu dừng ngay


việc cho thuê làm cửa hàng kinh doanh và yêu cầu Công an phường Dịch Vọng Hậu thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai. Hiện trạng, không cho thuê để sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ.

Số trường hợp vi phạm còn phải xử lý là 06 trường hợp cụ thể: 05 trường hợp xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định tại phường Trung Hòa, thời điểm trước năm 2014 (4 trường hợp) và năm 2016 (01 trường hợp), trường hợp năm 2016 đã xử lý được 500/560m2 đất, còn 60/560m2 đất phải xử lý; 01 trường hợp xây dựng nhà ở tại phường Nghĩa Đô, thời điểm năm 2018: UBND phường đã lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định. Tuy nhiên, chưa xử lý dứt điểm, còn tồn tại công trình vi phạm.

Đối với đất công, đất chưa sử dụng do UBND phường quản lý không theo Quyết định số 73/1998/QĐ-UB:

UBND quận đã phát hiện 194 trường hợp với tổng diện tích đất bị vi phạm là 0,7954ha, chiếm 8,28% đất công. Trong đó: Xây dựng nhà ở trái phép 152 trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,5091ha; Cụ thể tại các phường: Yên Hòa 28 trường hợp (0,1091ha), Mai Dịch 04 trường hợp (0,0240 ha), Trung Hòa 117 trường hợp (0,3570ha), Dịch Vọng Hậu 03 trường hợp (0,0190ha); Xây dựng nhà xưởng, nhà kho trái phép: Không; Xây dựng làm bến, bãi kinh doanh mặt bằng 02 trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,1198ha ở phường Mai Dịch; Xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định 40 trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,1240ha; Cụ thể tại các phường: Mai Dịch 12 trường hợp (0,0820ha), Trung Hòa 01 trường hợp (0,0110ha), Dịch Vọng Hậu 27 trường hợp (0,0735ha).

UBND quận đã xử lý xong 184 trường hợp cụ thể: 146 trường hợp xây dựng nhà ở (Yên Hòa 28 trường hợp, Trung Hòa 115/117 trường hợp, Dịch Vọng Hậu 03 trường hợp), thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã lập hồ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

sơ quản lý và thực hiện đăng ký đất đai theo quy định; 04 trường hợp xây dựng nhà ở (Mai Dịch 04 - Ao Thanh niên), thời điểm trước năm 2014: Do không phù hợp với quy hoạch là đất ở, UBND phường đã lập hồ sơ quản lý, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, không phát sinh vi phạm mới tới khi thực hiện thu hồi đất để thực hiện dự án theo quy hoạch; 01 trường hợp xây dựng làm bến, bãi kinh doanh mặt bằng tại phường Mai Dịch, thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã lập hồ sơ quản lý, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, không phát sinh vi phạm mới tới khi thực hiện thu hồi đất để thực hiện dự án theo quy hoạch; 01 trường hợp xây dựng làm bến, bãi kinh doanh mặt bằng tại phường Mai Dịch (Ao Thanh niên), thời điểm năm 2018: UBND phường đã lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định; Đã tháo dỡ các công trình vi phạm; 12 trường hợp xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định tại phường Mai Dịch, thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã lập hồ sơ quản lý, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, không phát sinh vi phạm mới tới khi thực hiện thu hồi đất để thực hiện dự án theo quy hoạch; 01 trường hợp xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định tại phường Trung Hòa, thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã quản lý chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình chờ dự án, khi giải phóng mặt bằng sẽ bàn giao theo quy định; Có 19/27 trường hợp xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định tại phường Dịch Vọng Hậu, thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã ra Thông báo, chấm dứt các hoạt động kinh doanh trái quy định và SDĐ đúng mục đích (diện tích 0,0600ha).

Các trường hợp còn phải xử lý 10 trường hợp gồm: 02 trường hợp xây dựng nhà ở (Trung Hòa 02/117), thời điểm trước năm 2014: UBND phường Trung Hòa dự kiến xử lý xong trong năm 2020; 08/27 trường hợp xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định tại phường Dịch Vọng Hậu, thời điểm trước năm 2014: UBND dân phường dự kiến xử lý chấm dứt các hoạt động kinh

Quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội - 10


doanh trái quy định và SDĐ đúng mục đích trong quý I/2020 (diện tích 0,0135ha).

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về đất công, đất nông nghiệp ở quận Cầu Giấy

Những hạn chế trong quản lý đất công:

UBND quận và UBND các phường thuộc quận Cầu Giấy là các đơn vị được tiếp nhận hồ sơ và diện tích đất công do UBND Thành phố bàn giao nhưng quá trình quản lý không thực hiện đúng các quy định tại Quyết định 73/1998/QĐ-UB ngày 22/12/1998 của UBND TP Hà Nội nên đã để xảy ra tình trạng cấp GCN QSDĐ cho một số hộ dân trên địa bàn vào các diện tích đất công theo hồ sơ UBND Thành phố bàn giao, không kiểm tra, rà soát hồ sơ đất công mà vẫn trình UBND TP Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

Công tác quản lý đất công trên địa bàn quận Cầu Giấy còn chưa chặt chẽ, khi có vi phạm về SDĐ không có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để dẫn đến tình trạng sử dụng đất sai mục đích từ đất công thành các công trình nhà hàng ăn uống, kinh doanh dịch vụ. Một vài phường thuộc quận để cho các Hợp tác xã sử dụng đất công không lập dự án, không được giao đất, xây dựng trụ sở, nhà cao tầng cho thuê, buông lỏng quản lý để dân lấn chiếm, xây dựng nhà ở trái phép trên đất công.

Theo quy định của Luật đất đai, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý, sử dụng diện tích đất công vào mục đích công cộng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt hoặc đấu thầu cho thuy có thời hạn. Tuy nhiên tại một số phường có tình trạng giao cho các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp khai thác, sử dụng, liên doanh, liên kết cho thuê không đúng quy định, kinh phí thu từ hoạt động cho thuê có nơi nộp một phần về ngân


sách phường, có nơi không nộp về ngân sách, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.

Ngoài các diện tích đất công do UBND Thành phố bàn giao cho phường theo Quyết định số 73/1998/QĐ-UB, còn có các diện tích được thống kê trong bản đồ, sổ dã ngoại lập năm 1994 ghi tên chủ sử dụng là UBND phường hoặc không ghi tên chủ sử dụng nhưng trách nhiệm quản lý nhà nước tại địa phương đối với đất công thuộc trách nhiệm quản lý của UBND phường. Các phường buông lỏng quản lý nên để xảy ra tình trạng một phần diện tích đất công để các hộ dân lấn chiếm xây dựng nhà ở trái phép trên đất công.

UBND các phường không thiết lập hồ sơ xác định thời điểm xây dựng, diện tích xây dựng, không có hồ sơ xử lý trật tự xây dựng và xử lý đất đai đối với các trường hợp hộ dân lấn, chiếm xây dựng công trình trái phép trên đất công. Có tình trạng UBND phường giao cho Ban bảo vệ tổ dân phố làm bãi trông giữ xe, nguồn thu do Ban bảo vệ giữ không nộp cho UBND phường.

Những hạn chế trong quản lý đất nông nghiệp:

Trước Luật Đất đai 1993, toàn bộ quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy do HTX nông nghiệp quản lý. Năm 1998, các HTX nông nghiệp đều chuyển đổi sang mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Các tài liệu quản lý đất nông nghiệp HTX không bàn giao cho UBND các phường quản lý. Mặc dù UBND quận Cầu Giấy đã có các văn bản chỉ đạo 04 phường: Yên Hòa, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu yêu cầu HTX bàn giao quỹ đất nông nghiệp còn lại để UBND các phường quản lý nhưng việc chỉ đạo chưa quyết liệt và triệt để do vậy cho đến nay các Phường trên vẫn không bàn giao hồ sơ và diện tích đất nông nghiệp còn lại cho UBND các phường quản lý gây ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với nông nghiệp tại địa phương, không phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm.


Công tác QLNN về đất nông nghiệp còn chưa chặt chẽ, chưa có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để dẫn đến các tổ chức sử dụng, hộ dân lấn chiếm, chuyển mục đích xây dựng thành nhà, quán cafe, quán bán hàng,…

Đối với UBND một số phường trong công tác QLNN về đất nông nghiệp còn để tình trạng không thực hiện đấu thầu các diện tích đất do phường quản lý, đất nông nghiệp xen kẹt mà cho thuê hoặc giao cho HTX hoặc cho một số đơn vị, tổ chức khai thác SDĐ nông nghiệp làm sân gôn, không thực hiện dự án đầu tư, giao đất theo quy định, gây thất thu ngân sách.

Hệ thống hồ sơ tài liệu địa chính hiện lưu giữ tại UBND phường hầu hết chỉ quản lý trên cơ sở Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/1000 và 1/500 được lập từ năm 1994, không có sổ mục kê đất đai kèm theo. Việc theo dõi về tình trạng SDĐ chưa cập nhật các biến động thường xuyên. Công tác quản lý đất công trên địa bàn các phường còn để buông lỏng, không có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để.

Hạn chế trong công tác lập hồ sơ theo dõi quản lý đất nông nghiệp cụ thể: UBND các phường không có hồ sơ quản lý đất nông nghiệp qua các thời kỳ. Việc chuyển giao nhiệm vụ giữa Chủ tịch UBND phường và cán bộ địa chính qua các thời kỳ không có nội dung bàn giao hồ sơ quản lý đất nông nghiệp, bàn giao trách nhiệm quản lý hiện trạng các khu đất làm cơ sở xác định trách nhiệm quản lý và xử lý các công trình xây dựng trái phép theo quy định, gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm. Quá trình thực hiện chức năng QLNN về đất đai, UBND các phường buông lỏng quản lý, không lập hồ sơ quản lý và xác định ranh giới đến từng diện tích đất nông nghiệp do phường quản lý dẫn đến tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, xây dựng công trình trái quy định.


Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về đất công, đất nông nghiệp ở quận Cầu Giấy

Nguyên nhân khách quan:

Quận Cầu Giấy được thành lập từ việc chia tách từ một phần của quận Từ Liêm trước đây, được tập trung đẩy mạnh đô thị hóa nên quận Cầu Giấy không thực hiện giao đất nông nghiệp theo NĐ 64/CP và không thực hiện cấp GCN QSDĐ nông nghiệp. Đồng thời, khi thành lập UBND quận Cầu Giấy không được nhận bàn giao các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc quản lý, sử dụng và phương án giao đất nông nghiệp. do đó, việc quản lý, sử dụng đối với phần diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận chủ yếu dựa trên các sổ theo dõi nộp thuế, sổ theo dõi diện tích đất canh tác của xã viên dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp. Hệ thống sổ sách, tài liệu quản lý này không thống nhất, không rõ ràng dẫn tới gây khó khăn trong quá trình quản lý và xác nhận các thông tinm liên quan tới quỹ đất nông nghiệp của UBND các phường.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa tốt, chưa phát huy hết tinh thần làm chủ cũng như sức mạnh khối đại đoàn kết của các tổ chức đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên… Trong khi đó, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai bởi lẽ phần lớn các hoạt động quản lý về đất đai phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện pháp luật của các đối tượng SDĐ.

Một số chủ trương, chính sách của Đảng có tính chất định hướng lâu dài, có tính chiến lược nhưng chưa được thể chế hóa kịp thời do việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đầy đủ, đặc biệt như: quy hoạch SDĐ; ứng dụng công nghệ thông tin trong QLĐĐ...


Bên cạnh đó, trong quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật khác có liên quan về phạm vi điều chỉnh và nội dung chưa thống nhất, thiếu đồng bộ. Các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật liên quan đến QLĐĐ thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương còn chưa được ban hành đầy đủ, kịp thời. Văn bản quy phạm pháp luật quy định về QHQL và SDĐĐ còn chưa được rà soát, hệ thống hóa thường xuyên cập nhật. Các quy định về biện pháp, chế tài xử lý vi phạm pháp luật chưa đầy đủ, thiếu quy định về trách nhiệm, hành chính, hình sự để răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

* Nguyên nhân chủ quan:

Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức phường trong lĩnh vực QLĐĐ còn hạn chế. Cán bộ địa chính phường phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, nhiều nơi không được duy trì ổn định do thay đổi cán bộ hoăc phải luân chuyển giữa các phường nên hạn chế kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, không nắm bắt tình hình thực tế địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác QLNN về đất đai. Mỗi phường chỉ có một đến hai cán bộ địa chính làm tất cả các thủ tục liên quan đến đất đai bao bồm như giải phóng mặt bằng, chỉnh lý biến động, giải quyết tranh chấp đất đai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho người dân, báo cáo thống kê kiểm kê hàng năm, lập bảng giá đất... Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên đòi hỏi cán bộ địa chính phường phải nỗ lực rất lớn trong việc nắm bắt tình hình thực tế địa phương, giải quyết công việc cũng như nâng cao trình độ chuyên môn. Tâm lý đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm ngại đổi mới vẫn còn nặng nề trong đội ngũ cán bộ, công chức.

Trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý cấp trên còn thiếu và yếu, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính còn buông lỏng. Thiếu hệ thống quy

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2023