lớn đất nông nghiệp. Nhà nước có chính sách miễn giảm thuế đối với những người sử dụng đất nông nghiệp, khuyến khích sản xuất hàng hóa.
- Chính sách vận động người dân hiến đất làm đường giao thông, thủy lợi, công trình phúc lợi, công cộng khi xây dựng nông thôn mới.
- Chính sách về đất, giá đất: trong thời gian qua Nhà nước liên tục điều chỉnh về giá đất theo hướng sát với giá thị trường đã góp phần tích cực trong QLĐĐ, từng bước phát huy nguồn lực đất đai để phát triển KT-XH, là cơ sở để giải quyết tốt hơn các quyền lợi của người có đất bị thu hồi, đồng thời góp phần hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất. Khi hệ thống chính sách thuế đối với đất đai tương đối đầy đủ, được đổi mới phù hợp với quyền, nghĩa vụ của người SDĐ sẽ góp phần tăng cường hoạt động quản lý đất đai, làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Trong thời gian qua, tuy chính sách tài chính về đất đai đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều mặt tồn tại hạn chế như: bảng giá đất ở các địa phương chỉ bằng khoảng 30-50% giá thị trường khi tính nghĩa vụ tài chính sẽ gây thất thoát ngân sách. Nhưng nếu áp dụng để tính giá bồi thường giải phóng mặt bằng, người thu hồi đất lại không đồng ý. Từ đó phát sinh khiếu kiện, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng đến các hoạt động QLĐĐ.
Từ những dẫn chứng trên cho thấy chính sách đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động QLNN về đất đai. Để thực hiện tốt công tác QLNN về đất đai, Nhà nước ta cần phải nghiên cứu đề ra các cơ chế, chính sách phù hợp, khoa học, công bằng, rõ ràng, cụ thể, minh bạch.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp được hiểu là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện trên thực tế chính sách nhà nước về lĩnh vực đất công, đất nông nghiệp. Theo đó, QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp là căn cứ để nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu đất đai của Nhà nước và đảm bảo việc SDĐ có hiệu quả, hợp lý và công bằng. Bên cạnh đó, QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp là căn cứ để đảm bảo quyền lợi của người SDĐ công, đất nông nghiệp và gắn liền với thị trường QSDĐ nông nghiệp.
Hoạt động QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp được chi phối bởi các yếu tố như pháp luật; năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền trong QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp; ý thức chấp hành pháp luật của người SDĐ…
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
- Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đất Công, Đất Nông Nghiệp
- Thanh Tra, Giám Sát Việc Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đất Công, Đất Nông Nghiệp
- Diện Tích, Cơ Cấu Đất Đai Phân Theo Mục Đích Sử Dụng Trên Địa Bàn Quận Cầu Giấy Năm 2019
- Diện Tích Đất Công Các Phường Được Ubnd Thành Phố Hà Nội Bàn Giao Quản Lý Theo Địa Giới Hành Chính
- Thực Trạng Quản Lý Và Sdđ Công Tại Các Phường Trên Địa Bàn Quận Cầu Giấy
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Chương 1, luận văn tập trung làm rõ các nội dung lý luận cơ bản về quản lý đất đai, quản lý Nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp. Chương này đã trình bày một khung lý luận cơ bản về nguyên tắc, nội dung quản lý đất đai, các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đất đai làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT CÔNG, ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư quận Cầu Giấy
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội, với tổng diện tự nhiên là 1.231,70 ha, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, phía Đông giáp quận Đống Đa, quận Ba Đình, quận Tây Hồ.
Quận nằm ở cửa ngõ phía tây nhưng liền kề với quận trung tâm, một trong những khu phát triển chính của thành phố Hà Nội. Trong quận có sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều dài phía Đông của quận, có các trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệ tinh Hòa Lạc - Sơn Tây - Xuân Mai (đường Trần Duy Hưng, đường Cầu Giấy - Xuân Thủy - 32). Có thể nói, quận có vị trí rất quan trọng ở phía Tây-Tây Bắc thủ đô Hà Nội, lại là nơi đang có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều dự án lớn trên các lĩnh vực KT- XH.
Địa hình:
Về địa hình: Địa hình quận Cầu Giấy tương đối bằng phẳng, cao độ thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Phần đất phía Bắc quận và khu dân cư hữu ngạn sông Tô Lịch có cao độ từ 6,4-7,2m. Phía Tây và Nam quận phần lớn là đất canh tác cao độ từ 4,8 - 5.4m. Chất lượng đất đai ở đây được
hình thành chủ yếu do sự bồi đắp của phù sa sông Hồng và sông Tô lịch, tương đối tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại lúa, rau màu và hoa cây cảnh. Tuy nhiên, đến nay do phát triển đô thị nên không còn duy trì được.
Thời tiết, khí hậu:
Khí hậu của quận mang những đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Nhiệt độ trung bình hàng năm của quận vào khoảng 23,9oC. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6, trung bình là 29,4 oC và thấp nhất là vào tháng 1, trung bình là 16,9 oC. Lượng mưa trung bình hàng năm của Quận là 1577,3 mm. Lượng mưa thường cao nhất là vào tháng 7 và tháng 8, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12, khoảng 13,29 mm.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Về kinh tế:
Kinh tế của quận phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo được sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu theo đúng định hướng: từ “Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp” nay chuyển sang “Dịch vụ - Thương mại và Công nghiệp - Xây dựng”. Giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ ngoài nhà nước năm 2019 đạt 84.172,970 tỷ đồng, tăng 16,46% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ngoài nhà nước năm 2019 đạt 53.557,042 tỷ đồng, tăng 10,7%.
Công tác thu, chi ngân sách: Thu ngân sách quận năm 2019 đạt 7.522 tỷ đồng, đạt 87% dự toán Thành phố giao. Chi ngân sách ước thực hiện 1.391,508 tỷ đồng, đạt 78% dự toán HĐND quận giao, trong đó chi đầu tư phát triển 608,8 tỷ đồng đạt 77% dự toán sau điều chỉnh; chi thường xuyên
đạt 727 tỷ đồng đạt 89% dự toán; chi từ nguồn ngân sách thành phố bổ sung 40,669 tỷ đồng đạt 100% dự toán.
Đến nay, quận có 16.052 doanh nghiệp (tăng 1.766 doanh nghiệp), 9.068 hộ kinh doanh cá thể, tăng 499 hộ kinh doanh.
Cụm Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ hình thành (nay là Khu Công nghệ thông tin tập trung) thu hút gần 400 doanh nghiệp. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng nhiều. Quận Cầu Giấy đang trên đà phát triển để trở thành một trong những Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Hành chính - Giáo dục của Thủ đô với các ngành dịch vụ hiện đại về Tài chính - Ngân hàng - Tin học - Viễn Thông.
Về văn hóa - xã hội:
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo liên tục đạt được những thành tựu quan trọng. Ngành giáo dục - đào tạo quận được quan tâm phát triển mạnh mẽ cả về giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn. Trong 20 năm qua, quận đã đầu tư 2.022,638 tỷ đồng để xây mới, cải tạo sửa chữa trường học, là đơn vị dẫn đầu thành phố về đầu tư cho giáo dục. Toàn quận có 43 trường đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt có trường THPT Nghĩa Tân đạt mô hình trường chuẩn khu vực Đông Nam Á. Ngành giáo dục quận tự hào có nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cấp thành phố, quốc gia và đạt giải quốc tế trên các lĩnh vực. Liên tục nhiều năm ngành giáo dục và đào tạo quận được nhận cờ thi đua xuất sắc của Thành phố, nhiều năm liền dẫn đầu Thành phố về tỷ lệ học sinh thi đỗ vào lớp 10.
Hoạt động văn hóa - thể thao được đẩy mạnh từ quận tới cơ sở, 8/8 phường đều có nhà văn hóa được xây dựng khang trang, các tổ dân phố, liên tổ dân phố đều có nhà họp, nhà sinh hoạt cộng đồng. Hoạt động thể dục thể thao phong trào và thể thao thành tích cao được quan tâm phát triển; nhiều điểm vui chơi, nhà văn hóa, di tích lịch sử văn hóa - cách mạng được đầu tư
nâng cấp, cải tạo; các khu vui chơi được đầu tư lắp đặt các thiết bị thể thao ngoài trời góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội đạt nhiều kết quả; 100% hộ gia đình được cấp nước sạch, hàng chục nghìn người được hỗ trợ, giới thiệu giải quyết việc làm.
Điều kiện dân cư
Quận Cầu Giấy được hình thành trong vùng ven nội thành trước đây, là một vùng đất cổ, từ xa xưa đã giữ một vị trí chiến lược quan trọng của Thăng Long - Hà Nội.
Do vị trí địa lý và các yếu tố lịch sử để lại nên quận Cầu Giấy có đặc điểm về dân số và lao động rất phức tạp. Theo số liệu thống kê của quận, thì năm 2019 toàn quận có dân số khoảng 292.536 người với tổng số 90.862 hộ. Quận Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và các Viện nghiên cứu khoa học nên số lượng sinh viên, học sinh rất lớn đồng thời do số lượng lớn người dân di cư từ các vùng khác tới tạo nên sự gia tăng dân số nhanh. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa.
Số người trong độ tuổi lao động là 261.865 người, trong đó số người chưa có việc làm còn khá lớn. Đặc biệt đáng lưu ý, số lượng lao động nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy trong 5 năm gần đây đã không còn, ngược lại số lượng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên rất nhanh. Lực lượng lao động trên địa bàn quận chưa được đào tạo còn chiếm tỷ trọng cao. Lực lượng lao động đã được đào tạo thì mất cân đối, lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên lớn hơn số lao động là công nhân, trung cấp kỹ thuật như vậy lực lượng lao động của Cầu Giấy tuy đông về số lượng nhưng về chất lượng còn hạn chế.
2.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện trên đến công tác quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp
Cầu Giấy thuộc khu vực phát triển của trung tâm Thành phố. Quận có vị trí rất quan trọng ở phía Tây-Tây Bắc thủ đô Hà Nội, lại là nơi đang có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều dự án lớn trên các lĩnh vực KT-XH. Sự phát triển này làm ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Cầu Giấy đã thực hiện nhiều dự án, nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia, nhiều khu đô thị mới liên tiếp được xây dựng như: Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Trung Yên, Cầu Giấy, Dịch Vọng…Từ chỗ chỉ có vài tuyến phố chính được trải nhựa, còn lại hầu hết là đường làng, ngõ xóm chưa được kiên cố hóa, đến nay hệ thống giao thông, công viên cây xanh được đầu tư mở mang xây dựng đồng bộ như: đường Hoàng Quốc Việt, Trần Duy Hưng, Trần Thái Tông, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Huyên, Võ Chí Công… ,02 công viên Cầu Giấy, công viên Nghĩa Đô. Việc dành quỹ đất cho nhu cầu này là tất yếu, nhưng dẫn đến quỹ đất công, quỹ đất nông nghiệp bị mất đi để lấy đất thực hiện các dự án trên.
Việc nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới cơ sở hạ tầng - xã hội phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngoài việc chiếm một phần diện tích đất đai không nhỏ còn phải giải quyết hàng loạt các vấn đề như giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất.
Tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo sự gia tăng dân số kèm theo các nhu cầu của đời sống và sản xuất gây sức ép lên hệ thống hạ tầng của quận đặc biệt là giao thông, điện, nước, nhà ở và địa điểm sản xuất cho người dân. Điều kiện chỗ ở không đảm bảo bởi vậy tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai xảy ra.
Như vậy, sự phát triển KT-XH cùng sự gia tăng dân số cơ học cao đã tác động mạnh mẽ đến quá trình sử dụng đất đai trên địa bàn quận Cầu Giấy (trong đó chiếm tỷ lệ không nhỏ là đất công, đất nông nghiệp). Sự biến động đất đai lớn, áp lực sử dụng đất ngày càng cao, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết để nhằm tạo sự trật tự, ổn định trên địa bàn quận. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai, đòi hỏi cơ quan quản lý đất đai phải nắm rõ, quản chặt để đảm bảo việc quản lý được thực hiện tốt.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy
Từ năm 2000 đến năm 2019, UBND quận Cầu Giấy đã ban hành các văn bản chỉ đạo về kiểm tra, rà soát các diện tích đất công, đất nông nghiệp, đất nhỏ lẻ xen kẹt trên địa bàn quận như sau:
Trong giai đoạn 2000-2006 , UBND quận đã ban hành 69 quyết định thu hồi đất kẹt, đất hoang hóa.
Năm 2011, UBND quận có văn bản số 591/UBND-TNMT ngày 18/7/2011 chỉ đạo UBND các phường báo cáo, cung cấp các hồ sơ tài liệu và tổng hợp tình hành quản lý, SDĐ nông nghiệp, đất công trên địa bàn quận.
Năm 2014, thực hiện Chỉ thị 04/CT-UBND ngày 14/01/2014 của UBND thành phố về tăng cường công tác QLNN đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn thành phố; Văn bản số 494/STNMT-TTr ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Sở TN&MT về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 14/01/2014 của UBND thành phố tại các quận, huyện, thị xã. Ngày 21/4/2014, UBND quận Cầu Giấy ban hành kế hoạch 75/KH-UBND về việc kiểm tra, tăng cường công tác QLNN đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn quận Cầu Giấy.