Thanh Tra, Giám Sát Việc Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đất Công, Đất Nông Nghiệp


xuống như HĐND, UBND và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn về QLĐĐ ở các cơ quan quản lý TN&MT và ở các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ đất đai.

Cán bộ, công chức trong lĩnh vực QLNN đối đất công, đất nông nghiệp quyết định hiệu quả hoạt động của cơ quan QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp. Chất lượng cán bộ QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh: tri thức, năng lực tổ chức quản lý, năng lực nhận thức, tiếp thu khoa học quản lý, khoa học kỹ thuật, mức độ thành thạo ngoại ngữ, thái độ làm việc, phẩm chất đạo đức của cán bộ…

Cán bộ QLNN về đất đai cũng như cán bộ, công chức nhà nước nói chung phải bảo đảm những tiêu chuẩn nhất định về phẩm chất đạo đức, về chuyên môn nghiệp vụ, về sức khỏe… Điều 2 Pháp lệnh về cán bộ - công chức quy định, cán bộ, công chức phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Phải có ý thức chính trị tốt, trung thành với mục tiêu và lý tưởng cách mạng của Đảng, sống và làm việc theo chính sách, pháp luật của nhà nước.

- Đạo đức và lối sống lành mạnh; Không tham nhũng, cửa quyền; Nhiệt huyết với công việc; Giải quyết công việc phải khách quan, công bằng, bảo vệ lợi ích chính đáng của người SDĐ.

- Đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn; Có năng lực làm việc đạt yêu cầu đặt ra của nhiệm vụ. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý trong lĩnh vực đất đai của mình.

- Có thái độ làm việc tốt, có ý thức kỷ luật cao với tổ chức, phối hợp tốt với đồng nghiệp, nhiệt tình, gần gũi khi tiếp xúc giải quyết công việc với người SDĐ.


1.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Trong công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ hết sức hữu hiệu, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Nó giúp cho việc sử dụng đất đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác một cách tiết kiệm, hiệu quả, giữ gìn cảnh quan môi trường. Quy hoạch là công cụ để phân bổ nguồn lực (kể cả vốn, lao động và công nghệ) đồng đều ở các vùng miền.

Quy hoạch sử dụng đất là một nội dung quan trọng trong QLNN đối với đất đai của chính quyền địa phương. Đây là một công cụ giúp cho chính quyền địa phương định hướng mục đích sử dụng đất đến từng thửa đất, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với mục tiêu phát triển KT-XH địa phương.

Quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội - 5

Quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt là căn cứ, là điều kiện bắt buộc để thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Quy hoạch là công cụ quản lý khoa học, bởi lẽ trong công tác lập quy hoạch phải đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ, tính khoa học và tính dự báo. Một quy hoạch tốt cần đảm bảo tính chiến lược và tính thực thi. Trong thực thi cần tuân thủ theo các nội dung đã quy hoạch, hạn chế tối đa việc điều chỉnh, bổ sung.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quan trọng trong quản lý, tuy nhiên, không được lạm dụng các quy hoạch, kế hoạch nếu không sẽ rơi vào tình trạng hành chính hóa các quan hệ về đất đai, điều này trái với sự vận động của nền kinh tế thị trường.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng theo đơn vị hành chính lãnh thổ, đơn vị sản xuất và theo chuyên ngành. Quy hoạch sử dụng đất gồm


có: Quy hoạch sử dụng đất tổng thể cấp quốc gia, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện, xã, quy hoạch đất quốc phòng, an ninh. Quy hoạch sử dụng đất cấp trên là căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho cấp dưới trực tiếp

Quy hoạch, kế hoạch SDĐ, trong đó có đất công, đất nông nghiệp, thường được UBND tỉnh, huyện xây dựng cho thời gian từ 10-20 năm dựa trên quy hoạch SDĐ cấp quốc gia, quy hoạch tổng thể và điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh, huyện, hiện trạng, tiềm năng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh ở kỳ trước và nhu cầu, định mức SDĐ, trong đó có đất công, đất nông nghiệp của địa phương.

Việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện phải đảm bảo được các nội dung cơ bản: định hướng sử dụng đất 10 năm; xác định diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng của tỉnh; xác định các khu vực SDĐ; lập bản đồ quy hoạch SDĐ và đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch sử dụng đó trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch SDĐ của chính quyền cấp tỉnh, huyện, trước khi trình cấp trên phê duyệt, UBND các cấp phải trình HĐND thông qua quy hoạch, kế hoạch này. Ngoài ra, chủ tịch UBND tỉnh có nhiệm vụ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đó.

1.2.5. Thanh tra, giám sát việc quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp

Thanh tra, giám sát việc QLNN đối với đất công, nông nghiệp không chỉ mục đích duy nhất là theo dõi, giám sát, xem xét và đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp mà còn có thể đem lại nhiều kết quả cho phục vụ công tác hoạt động chính sách, xây


dựng pháp luật, phục vụ cho việc không ngừng đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Hoạt động thanh tra, giám sát việc QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp được thể hiện qua các nội dung gắn liền với hoạt động QLNN về đất công, đất nông nghiệp như: Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất công, đất nông nghiệp và tổ chức thực hiện văn bản đó; Hoạt động quản lý quy hoạch, kế hoạch SDĐ; Hoạt động quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ; Hoạt động quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; Hoạt động quản lý đăng ký đất công, đất nông nghiệp, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Hoạt động quản lý tài chính về đất nông nghiệp và giá đất; Hoạt động quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ.

Chính quyền địa phương có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định của chính sách, pháp luật về đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn để đảm bảo các chủ thể sử dụng đất hợp pháp, phân phối lợi ích từ đất công bằng giữa các chủ thể liên quan đến đất công, đất nông nghiệp.

Cơ quan quản lý TN&MT phải có phòng thanh tra thực hiện chức năng này. Ngoài ra, còn có cơ quan thanh tra nhà nước các cấp giúp việc cho UBND thực hiện công tác thanh tra. Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định, chính sách pháp luật về đất công, đất nông nghiệp không chỉ áp dụng đối với người sử dụng đất mà còn đối với đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý đất công, đất nông nghiệp.


1.3. Yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đất đai

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, môi trường, thổ nhưỡng… ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý nhà nước về đất đai cụ thể như công tác điều tra, đo đạc, khảo sát, đánh giá đất. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, công tác đo đạc nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm kinh phí cho nhà nước. Đất đai có tính cố định, mỗi vùng miền có điều kiện tự nhiên khác nhau đòi hỏi khi tiến hành điều tra đo đạc cần phải nghiên cứu điều kiện tự nhiên của từng địa phương để đưa ra phương án thực hiện hiệu quả nhất.

Yếu tố văn hóa-xã hội có vai trò quan trọng trong tổ chức điều hành quản lý xã hội nói chung trong đó có hoạt động quản lý nhà nước về đất đai nói riêng. Nếu xảy ra tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp gia tăng sẽ kéo theo kinh tế kém phát triển, tệ nạn xã hội gia tăng, vi phạm đất đai như lấn, chiếm đất để sinh sống, làm ăn gây bất ổn xã hội và áp lực trực tiếp đến hoạt động quản lý đất đai. Tốc độ gia tăng dân số nhất là tăng dân số do di cư tự do khiến áp lực đảm bảo đất đai cho hộ gia đình, nhất là hộ nghèo ngày càng tăng lên dẫn đến các vi phạm đất đai ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thanh kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai.

Các yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật máy móc hiện đại sẽ giúp cho việc thực hiện hoạt động QLĐĐ được dễ dàng, thuận tiện hơn. Hoạt động QLĐĐ có đạt hiệu quả hay không cơ bản do nguồn nhân lực quyết định. Việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn, có khả năng ứng dụng và làm chủ khoa học công nghệ, hiểu biết pháp luật sâu sắc chính là yêu cầu cấp thiết quyết định hiệu quả của hoạt động QLĐĐ. Tuy nhiên, để có nguồn nhân lực có trình độ cao cần phải có quá trình đầu tư kinh phí, quá trình đào tạo bồi dưỡng, khi kinh tế phát triển và ổn định sẽ tạo ra thu nhập để


tái tạo đầu tư và nguồn lực con người phát triển sẽ kích thích sự phát triển, sản xuất, phát triển khoa học, tăng năng suất lao động, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa diễn ra nhanh,… Nhờ có sự đầu tư, hỗ trợ của máy móc, khoa học kỹ thuật sẽ tạo điều kiện cho công tác QLĐĐ được thuận lợi hơn.

1.3.2. Các yếu tố văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, tôn giáo

QLNN luôn mang tính kế thừa và chịu sự tác động của các yếu tố xã hội như văn hóa, lịch sử, truyền thống, tập quán, thói quen,… Ví dụ, tâm lý làng xã, dòng họ trên thực tế thường có sự chi phối, ảnh hưởng nhất định đối với công tác cán bộ, thậm chí trong những trường hợp cụ thể còn triệt tiêu vai trò kiểm soát của cơ quan chức năng. Ảnh hưởng của phong tục mua đất xem hướng, động thổ xem ngày… cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đất đai. Nhiều trường hợp xây dựng lấy ngày khi chưa được cấp giấy phép xây dựng hoặc chưa xong thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn để lại nhiều dấu ấn trong nếp nghĩ, phong cách, lề lối làm việc của không ít cán bộ, công chức, viên chức... Sự tác động của các yếu tố này luôn bao hàm cả hai khả năng tích cực và tiêu cực. Vấn đề đặt ra là phải biết kế thừa, vận dụng, phát huy các yếu tố tích cực, nhất là các giá trị văn hóa, truyền thống đã được kết tinh qua nhiều thời kỳ và hạn chế những yếu tố tiêu cực, lạc hậu làm cản trở quá trình hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.

1.3.3. Nhận thức của người dân

Nhận thức của người dân đối với QLNN không chỉ góp phần đảm bảo việc phát huy dân chủ của Nhà nước ta, đảm bảo quyền của nhân dân trong hoạt động QLNN, khẳng định bản chất của Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mà còn là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả QLNN.


Hoạt động QLNN ở địa phương xét cho cùng là điều chỉnh các hoạt động của đối tượng SDĐ nhằm đảm bảo các đối tượng SDĐ tuân thủ đúng pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong quá trình SDĐ.

Thực tiễn cho thấy, nhận thức, sự tham gia, ủng hộ của người dân đối với cơ quan nhà nước càng lớn thì hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước càng dễ dàng đạt được mục tiêu và chỉ khi nào người dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động QLNN thì việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới thực sự thành công. Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất sẽ sẽ giúp cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương được dễ dàng và hiệu quả.

1.3.4. Pháp luật, chính sách đất đai của Nhà nước

Pháp luật đất đai: Các chủ trương đường lối của Đảng được thể chế thành pháp luật và các chính sách của Chính phủ để thực hiện việc quản lý, điều hành. Pháp luật có vai trò quan trọng trong mọi mặt đời sống xã hội nói chung và hoạt động QLĐĐ nói riêng.

Tại Điều 2, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,… Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp, hiến pháp” [19].Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta luôn xác định Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống bằng pháp luật.

Hoạt động quản lý đất đai có hiệu quả, thuận lợi hay khó khăn, vướng mắc phụ thuộc rất lớn vào sự đồng bộ, tính khoa học, rõ ràng, cụ thể của hệ thống pháp luật đất đai. Các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện hoạt động quản lý theo pháp luật. Pháp luật đất đai đóng vai trò quan trọng


xác lập, củng cố và hoàn thiện các cơ sở pháp lý của Nhà nước trong QLĐĐ, từ đó phát huy hiệu lực của cơ quan quản lý. Pháp luật đất đai còn là công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát,… xử lý các hành vi vi phạm. Tuy nhiên để thực hiện tốt chức năng quản lý theo pháp luật, Luật Đất đai phải xác định rõ nguyên tắc tổ chức, hoạt động và thẩm quyền của các cấp, ngành cụ thể, không có sự chồng chéo, không tồn tại những điểm chưa thống nhất.

Trên thực tế và kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù chỉ có đối tượng quản lý là đất đai nhưng được điều chỉnh ở nhiều văn bản khác nhau (ngoài Luật Đất đai 2013 còn có hơn 20 văn bản hướng dẫn thi hành). Các văn bản được ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau, cơ quan chủ trì xây dựng khác nhau nên đã dẫn đến sự chồng chéo, có nhiều điểm chưa thống nhất, làm cho cơ quan quản lý khó khăn, lúng túng trong việc áp dụng pháp luật và gây khó khăn trong việc thực hiện pháp luật của người dân và doanh nghiệp.

Từ những phân tích trên cho thấy pháp luật đất đai có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đất đai. Pháp luật đất đai càng tồn tại nhiều hạn chế bất kỳ thì hiệu lực của hoạt động quản lý đất đai càng giảm và ngược lại. Nên việc hoàn thiện hệ thống đất đai cho phù hợp với hệ thống phát triển càng cần được quan tâm chú trọng.

Chính sách đất đai: có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt kinh tế, chính trị xã hội, lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và chủ sử dụng đất, trong đó có hoạt động QLĐĐ của Nhà nước. Nếu cơ chế chính sách phù hợp với thực tế, đảm bảo công bằng, dễ hiểu dễ áp dụng, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì sẽ giảm áp lực cho hoạt động QLĐĐ, cụ thể như:

- Chính sách vận động, khuyến khích người dân tham gia tự nguyện dồn điền, đổi thửa tập trung ruộng đất để thâm canh, luân canh trên diện tích

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí