Các Nhóm Giải Pháp Dài Hạn Phát Triển Thị Trường Vàng



Mô hình ở chương 3 đã chỉ ra tỷ giá là nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng. Trước thời điểm ra đời Nghị định 24 thì ngay tại thời điểm có cú sốc tăng giá vàng trong nước với độ lớn là 1 lần độ lệch chuẩn thì tỷ giá bán của Vietcombank cũng tăng 0,2%, giá vàng quốc tế tăng 1 lần độ lệch chuẩn thì tỷ giá bán của Vietcombank tăng lên 0,5%. Sau khi kiểm soát thị trường vàng thì quan hệ giữa giá vàng với tỷ giá đã thay đổi về cấu trúc. Kiểm soát tỷ giá giúp ổn định giá vàng đồng thời tác động tích cực đến nền kinh tế.

- Điều hành CSTG linh hoạt, bám sát thị trường nhằm thể tận dụng các nguồn vốn phát triển kinh tế, bổ sung dự trữ ngoại hối khi cần thiết, hạn chế những cú sốc cho nền kinh tế.

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu, xây dựng được bộ chỉ số làm căn cứ cho các hoạt động điều chỉnh, can thiệp. Lý thuyết bộ 3 bất khả thi chỉ rằng với một nước đang phát triển mở cửa khi có lạm phát cao kết hợp với thâm hụt cán cân thương mại thì NHNN cần can thiệp. Tuy nhiên lạm phát ở mức nào? Thâm hụt ở mức nào và can thiệp đến đâu lại là một bài toán khó. Do đó xây dựng được 1 bộ cơ sở dữ liệu cho từng thời kỳ, từng tình huống làm một việc làm quan trọng giúp NHNN xây dựng được các mô mình dự báo tốt cho tỷ giá và nền kinh tế.

- Minh bạch hoá thông tin về tỷ giá. Chương 1 đã chỉ rỏ tỷ giá” neo” như một cam kết của NHNN trong việc thực hiện CSTG, các thông tin minh bạch kết hợp cùng kiên trì thực hiện mục tiêu đảm bảo ổn định tỷ giá sẽ làm tăng niềm tin người dân vào hiệu lực cơ quan quản lý từ đó nâng cao hiệu quả chất lượng quản lý.

- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các hành vi mua bán ngoại tệ lậu, hạn chế phát triển thị trường chợ đen. Kinh nghiệm cho thấy khi chênh lệch giá vàng nội địa và thế giới lên cao thì các đơn vị kinh doanh vàng thường gom ngoại tệ mua vàng quốc tế bán lại trong nước để hưởng chênh lệch giá, đây là một trong những nguyên nhân gây bất ổn vĩ mô.

Mô hình nghiên cứu chỉ ra rằng lãi suất huy động bình quân dưới 12 tháng quan hệ cùng chiều với giá vàng, tuy nhiên mức độ tác động không lớn. Do đó, ổn định lãi suất có tác dụng ổn định giá vàng. Các biện pháp nhằm kiếm soát lãi suất là:

- NHNN tăng cường giám sát tình hình lãi suất huy động, cho vay của các NHTM nhằm kịp thời ứng phó với những biến đổi của lãi suất gây ảnh hưởng bất lợi nền kinh tế.

- Giám sát chặt chẽ hoạt động các NHTM trong hoạt động huy động, cho vay; đặc biệt là thủ tục và đối tượng cho vay cần được đảm bảo. Tránh hiện tượng nợ xấu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.



trong NHTM vì nợ xấu là tác nhân gây bất ổn hoạt động ngân hàng làm cho lãi suất huy động và cho vay biến động bất thường.

- Giám sát lãi suất thị trường liên ngân hàng làm căn cứ cho cho việc ổn định lãi suất nền kinh tế.

- Định hướng hình thành đường cong lãi suất trong hệ thống ngân hàng, trong đó kỳ hạn tiền gửi có tỷ lệ thuận với mức lãi suất. Điều này có tác động tương hỗ đến ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối.

Lạm phát cũng ảnh hưởng đến giá vàng, tác động của lạm phát là lớn nhất so với các biến kinh tế vĩ mô khác. Do đặc tính của lịch sử vàng là một công cụ phòng ngừa lạm phát. Các biện pháp kiểm soát lạm phát làm:

- Lạm phát là hiện tượng của cung tiền vượt quá. NHNN cần giám sát lượng tiền trong lưu thông, kết hợp linh hoạt các công cụ bao gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu và tiền gửi để kiểm soát cung tiền phù hợp tránh gây lạm phát.

- Thực thi chính sách tài khoá thắt chặt: nâng cao hiệu quả đầu tư công, cắt giảm thâm hụt ngân sách. Để thực hiện được giải pháp này cần một chính sách đầu tư công hiệu quả, Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đối với đầu tư công.

4.2.4.2. Giải pháp hỗ trợ hoạt động xuất khẩu

Theo lý thuyết chương 1 thì NHNN sẽ can thiệp thị trường vàng khi có cộng hưởng của lạm phát kết hợp thâm hụt thương mại, gây tác động đến các thành viên thị trường. Do vậy hạn chế thâm hụt thương mại bằng hỗ trợ xuất khẩu sẽ là nhân tố giúp thị trường vàng phát triển ổn định. Đồng thời hỗ trợ xuất khẩu giúp nâng cao cán cân thanh toán, mở rộng quy mô dự trữ ngoại hối, tăng sự chủ động của NHNN đối với thực thi CSTT.

- Cần thiết xây dựng một chiến lược dài hạn về XNK, trong đó chú trọng đến cơ cấu xuất khẩu với chủ lực là các ngành dịch vụ, hậu cần phát huy được lợi thế cạnh tranh của kinh tế Việt Nam bao gồm những hàng thủ công, hàm lượng công nghệ không cao, dùng nhiều lao động phổ thông, nguyên liệu dạng thô. Tuy nhiên những mặt hàng xuất khẩu cần định hướng bám sát theo tiêu chuẩn chất lượng nước ngoài, đặc biệt những thị trường khó tính. Do đó xét về QLNN thì cần tổ chức sản xuất những mặt hàng xuất khẩu có quy trình sản xuất tiêu chuẩn, chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng đồng nhất, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng.

- Phát triển đa dạng các công cụ tài chính hỗ trợ cho các đơn vị xuất khẩu, cần có



ưu đãi về điều kiện cho vay, lãi suất vay đối với những công ty xuất khẩu nhưng còn hạn chế về quy mô và năng lực tài chính. Tuy nhiên cần kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp vốn cho vay để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn và hạn chế nợ xấu. Cân nhắc sử dụng một phần dữ trự ngoại hối quốc gia hình thành lên quỹ hỗ trợ xuất khẩu trong các hoạt động thanh khoản của đơn vị xuất khẩu.

4.2.4.3. Nhóm giải pháp liên quan dự trữ ngoại hối

Tuy tác động dự trữ ngoại hối không lớn đến giá vàng nhưng trong những năm 2012-2013 đã cho thấy vai trò của dự trữ ngoại hối trong ổn định giá vàng.

- Mở rộng quy mô về dự trữ ngoaị hối của NHNN bằng những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Muốn thực hiện được giải pháp này cần có một nền kinh tế vĩ mô ổn định, có đồng tiền quốc gia ổn định.

- Đa dạng hoá loại hình tiền tệ trong dự trữ ngoại hối để tránh những rủi ro đến từ các đồng tiền trong danh mục dự trữ ngoại hối. Đồng thời mở rộng dự trữ những ngoại tệ của những quốc gia có nhu cầu thanh toán quốc tế lớn, có vai trò quan trọng trong đầu tư trực tiếp với Việt Nam. NHNN cần định kỳ thống kê lại những nhu cầu thanh toán dựa trên cán cân thương mại, cán cân thu nhập với đối tác nước ngoài để cấu trúc dự trữ trong dự trữ ngoại hối chính thức, để tạo điều kiện tốt nhất trong duy trì mối quan hệ thương mại đa dạng đa phương.

4.2.5. Các nhóm giải pháp dài hạn phát triển thị trường vàng

4.2.5.1. Phát triển bền vững thị trường vàng

“Vàng hoá”, cũng giống “đô la hoá” là trạng thái vàng được sử dụng phổ biến với đầy đủ chức năng tiền tệ như: phương tiện thanh toán, thước đo giá trị hay phương tiện cất trữ giá trị thay thế cho đồng tiền bản tệ (tiền pháp định). Tình trạng vàng hoá cũng giống đô la hoá là có 3 loại: chính thức, bán chính thức, không chính thức. Nguồn gốc của vàng hoá hay đô la hoá đến từ các nguyên nhân chính là: một nước có tỷ lệ lạm phát cao, giá trị và sức mua của nội tệ giảm sút, suy giảm niềm tin người dân vào việc thực hiện các chức năng của nội tệ dẫn tới người dân sử dụng vàng làm thay chức năng của nội tệ. Tỷ lệ vàng hoá cao gây những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế vĩ mô như: suy giảm hiệu quả điều hành CSTT: khó khăn trong kiểm soát tổng phương tiện thanh toán M2; tác động của CSTT tác động đến tổng cầu thông qua điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả; đồng thời việc hoạch định CSTG trở nên khăn do nhu cầu về vàng rất cao luôn có tình trạng là dùng ngoại tệ nhập vàng gây áp lực tỷ giá; vàng hoá làm giảm sút vai trò NHTW là người cho vay cuối cùng; qua đó làm cho nền kinh tế trở nên mỏng manh hơn những cú sốc bên ngoài, gây ảnh hưởng an ninh



tiền tệ. Trải qua những biến cố lịch sử như chiến tranh, các khủng hoảng tài chính thì Việt Nam và các quốc gia Châu Á khác đều giữ tỷ lệ vàng hoá rất cao, do người dân luôn có tâm lý sử dụng vàng thay tiền pháp định vì tính ổn định của vàng. Đặc biệt yếu tố tâm lý của người dân ưu thích vàng càng được củng cố khi kinh tế Việt Nam chứa đựng nhiều bất ổn, sức mua đồng tiền còn thấp, tỷ lệ lạm phát ở mức cao, các kênh dẫn vốn khác như bất động sản hay chứng khoán trong những năm 2000 còn bấp bênh. Vàng trở thành một kênh đầu tư mới mẻ và thu hút sau Quyết định 432/2000/QĐ- NHNN, qua đó tỷ lệ vàng hoá tăng cao trong nền kinh tế. Do vậy muốn phát triển bền vững thị trường vàng trong dài hạn thì chống vàng hoá là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của NHNN. Nhiệm vụ trọng tâm chống vàng hoá được cụ thể hoá bằng các mục tiêu là:

Thứ nhất trong dài hạn, phải ổn định tâm lý của người dân, tăng niềm tin người dân với tiền đồng, giá trị và sức mua tiền đồng. Tránh hiện tượng tâm lý đám đông mỗi lần có chênh lệch giá vàng nội địa và quốc tế, lại có làn sóng người dân đi mua vàng dẫn tới tác động xấu tới tỷ giá. Qua đó tăng cường hiệu lực của CSTT, điều hành của NHNN giúp ổn định lạm phát và góp phần phát triển kinh tế.

Thứ hai, tìm cách huy động nguồn vàng trong dân nhằm tạo nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Đây là một mục tiêu trong dài hạn đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các biện pháp để thực thi.

4.2.5.2. Hoàn thiện chính sách huy động vàng

Việt Nam là nước có lượng vàng trong dân chúng rất lớn, tuy nhiên lượng vàng này đang nằm ngoài lưu thông, trở thành một khối tư bản bất động không thể chuyển hóa thành nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế. Đồng thời luôn có nhu cầu tích trữ vàng của dân chúng do tâm lý ưa thích vàng, năng lực khai thác trong nước hạn chế do đó phải tiến hành nhập khẩu vàng từ nước ngoài, tác động xấu đến cán cân thanh toán vãng lai (CAD). Xuất phát từ thực tiễn như vậy thì NHNN và Chính phủ cần xây dựng trong dài hạn những giải pháp huy động một phần lượng vàng trong dân, chuyển hóa thành nguồn vốn bằng ngoại tệ quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn nền kinh tế, giảm áp lực nợ từ quốc tế, mở rộng lượng dự trữ ngoại hối chính thức để NHNN thêm nguồn lực điều tiết thị trường ngoại hối. Để chính sách huy động vàng được hiệu quả thì Việt Nam nên học tập theo trường hợp Ấn Độ, trong đó Chính phủ có những quyết tâm thực thi chính sách huy động vàng cụ thể theo Chương trình huy động vàng (Gold Monetization Scheme – GMS) năm 2015. Để phù hợp với điều kiện Việt Nam thì đề án huy động vàng có thể được đề xuất như sau:


Hình 4 4 Đề án huy động vàng đề xuất tại Việt Nam Nguồn Tác giả phát 1


Hình 4.4: Đề án huy động vàng đề xuất tại Việt Nam

Nguồn: Tác giả phát triển từ báo cáo của Shri Ratan P. Watal (2018)

NHNN là đơn vị duy nhất được quyền phát hành chứng chỉ huy động vàng. Những chứng chỉ này được giao dịch chuyển nhượng, cầm cố tự do trên thị trường thứ cấp gồm NHTM và đơn vị kinh doanh vàng, cá nhân tổ chức có nhu cầu gửi vàng. NHNN ủy quyền cho các NHTM làm đại lý phát hành chứng chỉ.

Sản phẩm vàng huy động là vàng miếng theo tiêu chuẩn của NHNN, khối lượng vàng được huy động là bội số của 1 lượng vàng. Sẽ có 1 trung tâm thu thập và kiểm định chất lượng vàng (Collection and Purity Testing Centres - CPTC) trực thuộc NHNN thẩm định lại số lượng và chất lượng của vàng miếng huy động. Khi các cá nhân và tổ chức phát sinh nhu cầu gửi vàng thì sẽ mang vàng đến CPTC; vàng miếng đáp ứng yêu cầu chất lượng và số lượng thì CPTC sẽ báo cho NHTM mở 1 tài khoản huy động cho nhà đầu tư. Đồng thời NHTM sẽ cấp chứng chỉ cho nhà đầu tư theo số lượng vàng được CPTC kiểm định.

Giá trị của chứng chỉ = (giá vàng miếng tại thời điểm gửi * khối lượng vàng) * (1

+ lãi suất trái phiếu Chính phủ)

Theo kinh nghiệm của Ấn Độ thì có thể chia làm 3 nhóm kỳ hạn huy động là: Nhóm 1 - Sản phẩm huy động ngắn hạn từ 1-3 năm; Nhóm 2 – Sản phẩm huy động trung hạn từ 4-9 năm; Nhóm 3 - Sản phẩm huy động dài hạn từ 10-12 năm. Trong đó lãi suất trái phiếu chính phủ tương ứng với kỳ hạn huy động. Người gửi vàng không được rút trước hạn do đó sẽ dễ dàng hơn cho NHTM cân đối các nguồn lực phục vụ cho phát triển trong trung và dài hạn.



Vàng huy động sẽ được cất trữ tập trung trong các Kho cất trữ vàng tập trung,

đảm bảo thống nhất và thuận tiện, an toàn trong vận chuyển.

Để đạt được mục tiêu này thì phải đảm bảo được một cách nhất quán, ổn định điều kiện kinh tế vĩ mô; cân đối được lợi ích của 3 nhóm lợi ích tham gia thị trường là: Nhà nước, NHTM - tổ chức kinh doanh vàng, các nhà đầu tư. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho hoạt động huy động vàng là: Chứng chỉ huy động vàng phải có tính thanh khoản cao, luôn có sẵn vàng đáp ứng được nhu cầu rút vàng của dân chúng khi đến hạn và khi có biến động bất thường; Quy trình phát hành chứng chỉ, nhận gửi vàng vào Kho cất trữ, trả vàng cho dân chúng phải đơn giản thuận tiện nhưng vẫn chặt chẽ; Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin phải nhanh chóng và tin cậy đảm bảo tính liên thông trong các giao dịch cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng … của các chứng chỉ. Theo Nguyễn Thế Hùng (2013) thì NHNN có thể hoán đổi vàng miếng huy động bằng ngoại tệ (USD) trong khoảng thời gian được định trước, nếu được NHNN tiến hành liên tục thì sẽ bổ sung được nguồn dự trữ ngoại hối trong trung và dài hạn. Có 2 hình thức được đề xuất áp dụng là: hoán đổi thông qua các nghiệp vụ phái sinh và thông qua ký gửi vay ngoại tệ.


Hình 4 5 Sơ đồ nghiệp vụ hoán đổi kỳ hạn Nguồn Nguyễn Thế Hùng 2013 Đối 2

Hình 4.5: Sơ đồ nghiệp vụ hoán đổi kỳ hạn

Nguồn: Nguyễn Thế Hùng (2013)

Đối với nghiệp vụ hoán đổi thông qua các nghiệp vụ phái sinh: Vàng miếng theo tiêu chuẩn trong nước sẽ được một tổ chức quốc tế (NHTM hay công ty tinh luyện) chuyển đổi sang vàng thỏi (Bullion) theo tiêu chuẩn LBMA. Phí chuyển đổi bao gồm các khoản vận chuyển, bảo hiểm, tinh luyện dao động trong khoảng 2,5 đến 3,5 USD/ounce. NHNN hoặc các NHTM (được cấp phép của NHNN) xuất bán vàng miếng ra quốc tế sẽ được tiến hành song song với mua lại vàng trên tài khoản để bảo hiểm giá trị. Nếu trừ đi 10% ký quỹ trạng thái vàng trên tài khoản thì NHNN sẽ thu về được 90%



lượng ngoại tệ, thời gian mua vàng trên tài khoản nên linh hoạt theo thời gian của chứng chỉ vàng. Khi đến thời gian đáo hạn, NHNN nhập vàng về trả cho nhà đầu tư trong nước, ngược lại với quy trình bán vàng thì vàng thỏi (Bullion) sẽ được chuyển đổi thành vàng miếng. Nguyễn Thế Hùng (2013) đề xuất nên áp dụng nghiệp vụ chuyển đổi phái sinh mà NHNN có thể áp dụng là: Bán vàng giao ngay (Spot) và mua vàng kỳ hạn (Forward) do lãi suất thấp và linh hoạt về thời trả nợ do 2 bên tự thỏa thuận. Đối với nghiệp vụ hoán đổi thông qua ký gửi vay ngoại tệ: NHNN có thể mang vàng huy động được trong nước để thế chấp tại các tổ chức tín dụng quốc tế để vay ngoại tệ. Thời hạn vay tương ứng với thời hạn của chứng chỉ. Tuy nhiên đối với các nghiệp vụ hoán đổi vàng miếng bằng ngoại tệ cần áp dụng một quy trình quản trị rủi ro bao quát và xuyên suốt của các khâu từ phát hành chứng chỉ đến hoán đổi, XNK vàng.

4.2.5.2. Xây dựng sàn vàng tập trung

Theo kinh nghiệm các nước trên thế giới, đặc biệt với Trung Quốc thì chiến lược dài hạn trong quản lý thị trường vàng là phải thành lập Sàn giao dịch vàng tập trung dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Đây được coi là một sân chơi chung và chính thống cho các nhà đầu tư đồng thời là công cụ để NHNN điều hành, giám sát tập trung qua đó điều tiết có định hướng thị trường theo các mục tiêu của CSTT và CSTG. Vàng luôn là một kênh đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư trong bất kể tình huống nào, điều này càng rõ nét trong bối cảnh thị trường vàng Việt Nam. Khi có một hình thức kinh doanh mới của vàng thì đều thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư tham gia, một phần để tìm kiếm lợi nhuận, một phần để đa dạng hoá danh mục đầu tư. Do vậy phương án thành lập một Sàn giao dịch vàng tập trung sẽ mang lại những lợi ích sau:

- Đảm bảo tính đồng bộ, quy chuẩn và tập trung. Kinh nghiệm tại Việt Nam cho thấy trong giai đoạn 2007 khi các sàn vàng phát triển tự phát thì tính minh bạch của sàn vàng luôn là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhà quản lý, đầu tư. Do đó việc thông suốt, quy chuẩn quản lý tất cả các khâu của quy trình giao dịch giúp tăng cường tính minh bạch cho thị trường. Qua đó nâng cao hiệu lực công tác QLNN thị trường vàng.

- Đảm bảo tính ổn định thị trường bằng những quy định quản lý minh bạch, qua đó giúp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư tránh khỏi giao dịch thao túng giá. Nâng cao vai trò QLNN qua các hoạt động giám sát kiểm tra hoạt động thị trường, giảm những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động lũng đoạn thị trường.

- NHNN có thể điều tiết được hiệu quả lượng vàng trong nước thông qua các nghiệp vụ giao dịch trên sàn. Đồng thời nhà đầu tư có thể dễ dàng trao đổi lẫn nhau qua sàn giao dịch, giúp cân đối cung cầu trong nước, hạn chế nhu cầu nhập khẩu vàng,



góp phần giảm thâm hụt BOP. Đồng thời đây là biện pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu

được tình trạng nhập lậu vàng, do điều phối nhu cầu vàng người dân.

- Đáp ứng với xu thế phát triển của thế giới, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hầu hết các nước thị trường vàng phát triển đều thành lập những sàn giao dịch vàng tập trung. Việc kiện toàn thị trường vàng trong nước thông qua sàn giao dịch vàng sẽ giúp nâng cao khả năng hội nhập của thị trường vàng thế giới. Qua đó sẽ đảm bảo tính thông suốt trong QLNN thị trường vàng với thị trường tiền tệ và ngoại hối, qua đó tăng cường hiệu quả quản lý hệ thống tài chính quốc gia.

Phương án thành lập sàn giao dịch vàng:

( i) Phương án thành lập: có thể áp dụng mô hình sàn giao dịch SGE của Trung Quốc. Cụ thể như sau:

Mô hình thành lập: Cũng giống như SGE trực thuộc PoBC, được giám sát trực tiếp bởi PoBC thì sàn giao dịch vàng Việt Nam sẽ là một đơn vị trực thuộc NHNN có thể lựa chọn hình thức: Công ty Cổ phần trong đó NHNN sẽ nắm cổ phần chi phối. Ngoài ra các thành viên góp vốn là 38 đơn vị đủ điều kiện được NHNN cấp phép kinh doanh vàng. Trong đó phân ra những đơn vị trụ cột để đóng góp cổ phần chiến lược bao gồm: Ngân hàng Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV, Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC.

Sàn giao dịch hoạt động độc lập với tư cách pháp nhân riêng. Tuy nhiên được giám sát và điều tiết trực tiếp từ NHNN, đồng thời thông qua sàn giao dịch thì NHNN sẽ tiến hành giám sát và điều tiết thị trường vàng.

Phạm vi hoạt động: Cũng giống như SGE, thì sàn giao dịch vàng chỉ đóng vai trò trung gian khớp lệnh mua bán vàng miếng.

Cách thức tổ chức: tương tự như SGE trao đổi kinh doanh vàng theo hình thức đối tác trung tâm liên ngân hàng giữa các NHTM chủ yếu và đóng vai trò là những người chơi chính. Do đó, sàn giao dịch vàng là trung tâm kết nối các thành viên trên sàn, các giao dịch trên cơ sở khớp lệnh điện tử.

Thành viên: theo thông lệ quốc tế thì sàn giao dịch sẽ có 2 đối tượng bao gồm các nhà đầu tư trực tiếp và các thành viên môi giới.

Sản phẩm giao dịch: Tương tự SGE, vàng miếng hay vàng vật chất khi giao dịch trên sàn sẽ có 2 loại hình: Giao dịch giao ngay – Spot (T + 0) và giao dịch trả chậm (T + D), trong đó T = Ngày giao dịch, và D = Số ngày hoãn lại. Với giao dịch mua bán vật chất và thanh toán trong ngày, người mua phải giữ giá trị tiền mặt đầy đủ

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí