của một lệnh trong tài khoản của họ và người bán phải giữ vàng vật chất cần thiết trong tài khoản của họ. Người mua có thể bán lại vàng đã mua trong cùng một ngày và thu hồi hoặc chuyển nhượng nó vào ngày hôm sau. Người bán có thể sử dụng đến 90% số tiền bán hàng trong cùng ngày trong các giao dịch tiếp theo. Vàng thống nhất giao dịch là vàng miếng SJC.
Một tài khoản SGE bao gồm hai thành phần, một tài khoản ký quỹ và một tài khoản vàng, nhưng về bản chất đây là hai phần của cùng một tài khoản, một phần là tiền trong tài khoản và phần còn lại là vàng vật chất. Bất kỳ cá nhân nào cũng có thể mở duy nhất một tài khoản để giao dịch vàng. Trong tài khoản ký quỹ, khách hàng nắm giữ biên lãi và ký quỹ bù trừ.
Hệ thống thanh toán: bao gồm Thanh toán qua ngân hàng chỉ định hay Trung tâm thanh toán bù trừ. Trong đó Thanh toán qua ngân hàng chỉ định thực hiện chức năng: Lập tài khoản thanh toán vàng, có thể tận dụng cơ sở hạ tầng các tài khoản thanh toán thông thường của ngân hàng để thiết lập thanh toán với các thành viên. Trung tâm thanh toán bù trừ: đây là một bộ phận thuộc sàn giao dịch với các chức năng: thanh toán bù trừ, quản ký tài khoản thanh toán, thống kê các giao dịch trên sàn. Việc thanh toán bù trừ được thực hiện giữa các đơn vị, NHTM thành viên.
Hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng vàng: có thể áp dụng theo quy định của SGE, vàng được chấp nhận giao dịch trên sàn là vàng “tiêu chuẩn” theo quy chuẩn bao gồm: vàng được sản xuất từ cơ sở tinh chế theo chỉ định của NHNN; Trọng lượng được chấp nhận là 50g, 100g, 1kg, 3kg, 12,5kg; độ tinh khiết là: 9999, 9995, 999, 995. Do vậy vàng giao dịch trên sàn sẽ là vàng miếng SJC với trọng lượng tối thiểu là 10 lượng vàng. Giá niêm yết là VNĐ/lượng vàng.
Hệ thống kho quỹ: xây dựng hệ thống kho quỹ tập trung tại sàn và tại các đơn vị thành viên. Đồng thời xây dụng quy định về quy trình, trình tự giao nhận vàng.
Quản lý rủi ro giao dịch trên sàn: Đảm bảo thông tin được minh bạch, số lượng - khối lượng giao dịch được công khai trên mạng; Xây dựng quy định liên quan đến khối lượng hạn mức giao dịch của khách hàng; Yêu cầu ký quỹ khi giao dịch nhằm đảm bảo khả năng thanh toán; Xây dựng những quy định khác liên quan đến giám sát và khoanh vùng rủi ro.
(ii) QLNN với hoạt động của sàn giao dịch vàng. Qua thực tiễn hoạt động sàn SGE, áp dụng mô hình với Việt Nam thì cụ thể hoạt động QLNN sẽ bao gồm như sau:
Giám sát, kiểm tra hoạt động: Do tính tính đồng bộ, quy chuẩn và tập trung của sàn vàng nên toàn bộ thông tin trên sàn giao dịch sẽ có tính minh bạch rất cao. Qua
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm Hoàn Thiện Qlnn Đối Với Thị Trường Vàng Tại Việt Nam
- Quy Trình Quản Lý Chất Lượng Vàng Miếng Đề Xuất Ở Việt Nam
- Các Nhóm Giải Pháp Dài Hạn Phát Triển Thị Trường Vàng
- Quản lý nhà nước đối tượng vàng tại Việt Nam - 21
- Mô Tả Các Biến Của Mô Hình Nghiên Cứu
- Quản lý nhà nước đối tượng vàng tại Việt Nam - 23
Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.
đó các nhà đầu tư chủ động nắm bắt được thông tin, đồng thời NHNN có thể thống nhất quản lý giám sám, kiểm tra hoạt động một cách dễ dàng và thống nhất. Đồng thời là căn cứ để NHNN xây dựng những quy định về báo cáo giám sát đối với sàn giao dịch, thông qua đó kiểm soát được các hoạt động trên sàn.
Quản lý điều hành trực tiếp: sàn giao dịch xây dựng các quy chế hoạt động, tổ chức cán bộ nằm dưới sự điều hành trực tiếp của NHNN. NHNN sẽ quyết định cán bộ chủ chốt của sàn giao dịch, cử các kiểm soát viên chuyên trách và không chuyên trách để giám sát hoạt động của sàn. Đồng thời bộ máy lãnh đạo của sàn giao dịch phải báo cáo định kỳ thường xuyên các hoạt động với NHNN.
Điều tiết và định hướng thị trường: NHNN có thể điều tiết thị trường thông qua 2 công cụ: một là gián tiếp thông qua thuế, phí giao dịch; hai là các mệnh lệnh hành chính trực tiếp là đối tượng tham giam, điều kiện tham gia. Qua đó điều chỉnh lượng vốn trên thị trường.
4.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan QLNN
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
- Với vai trò là một “Tổng công trình sư” với nền kinh tế Chính phủ cần tăng cường thống nhất chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển thị trường vàng và QLNN đối với thị trường vàng trong bối cảnh định hướng phát triển kinh tế xã hội tổng thể. Nguyên nhân là thị trường vàng là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, công tác QLNN đối với thị trường vàng do đó được thực hiện và phối hợp bởi nhiều cơ quan quản lĩnh, nhiều lĩnh vực quản lý khác nhau. Do vậy khi xây dựng chiến lược phát triển thị trường vàng Chính phủ đứng ra lãnh đạo thống nhất tập trung với chiến lược tổng thể nền kinh tế và các thị trường liên quan như chứng khoán, bất động sản, … cùng sự tham gia của Bộ ban ngành có liên quan như: NHNN, Bộ tài chính, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Bộ Công An…
- Chỉ đạo các Bộ ban ngành có liên quan nghiên cứu hoàn thiện các chính sách nhằm tạo được môi trường kinh tế ổn định, minh bạch để tạo ra hành lang thông thoáng cho thị trường vàng có điều kiện phát triển theo định hướng đề ra.
- Nâng cao năng lực dự báo tổng thể để làm cơ sở cho công tác QLNN đối với thị trường vàng. Như trong chương 1 đã chỉ ra, giá vàng có mối quan hệ đặc biệt với môi trường kinh tế vĩ mô và thể chế, những sự kiện địa chính trị quan trọng. Do đó muốn nâng cao hơn nữa năng lực QLNN thị trường vàng thì Chính phủ cần xây dựng những dự báo về bức tranh tổng thể của thế giới và trong nước về những vấn đề: kinh tế chính trị, môi trường pháp lý… để có được những nhận định chính xác hỗ trợ cho
chiến lược phát triển thị trường vàng. Ngoài ra cần những cảnh báo sớm về những cú sốc có khả năng xẩy ra với nền kinh tế, gây tác dụng lan tỏa đến các thị bao gồm cả thị trường vàng để kịp thời xây dụng kịch bản ứng phó.
- Đầu tư hơn nữa điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, đào tạo nhân lực QLNN. Đây được coi là những điều kiện nền tảng giúp tạo cho phát triển thị trường vàng và tăng cường công tác QLNN. Thực tiễn cho thấy nền tảng công nghệ thông tin hiện đại là một trong những yêu cầu then chốt trong quản trị, giám sát thị trường đặc biệt đối với thị trường vàng là thị trường hiện đại có nhiều sản phẩm tiên tiến mang hàm lượng thông tin cao. Nhân lực QLNN là nhân tố quyết định đến hiệu quả của quản lý, đối với nhân lực thị trường vàng cần chuyên sâu và có thực tiễn tốt để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý.
4.3.2. Kiến nghị đối với NHNN
- NHNN cần nâng cao hơn nữa năng lực điều hành CSTT. QLNN đối với thị trường vàng giúp góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, hiệu lực của CSTT, tuy nhiên nâng cao năng lực điều hành CSTT lại là một điều kiện quan trọng giúp nâng cao vai trò điều tiết thị trường của NHNN. Nâng cao năng lực điều hành CSTT của NHNN được thể hiện trên 2 khía cạnh là: cải thiện tính minh bạch, công khai trách nhiệm thực thi và hoàn thiện phương thức điều hành các công cụ CSTT. Trong đó các công cụ CSTT cần được NHNN sử dụng linh hoạt, hiệu quả trên cơ sở những dự báo và nhận định tình hình thị trường tiền tệ một cách khoa học, từng bước chuyển đổi cơ chế kiểm soát tiền tệ từ trực tiếp sang gián tiếp.
- Nâng cao tính độc lập của NHNN trong điều hành CSTT, xác định rõ mục tiêu trong dài hạn của CSTT là ổn định giá cả hàng hóa và giá trị đồng nội tệ thông qua đó NHNN hoàn toàn chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn các mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian của CSTT trong từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên NHNN cũng cần định hướng xây dựng khuôn khổ điều hành CSTT dựa trên những điều kiện cụ thể của Việt Nam đồng thời tham khảo thêm kinh nghiệm của thế giới.
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của hệ thống các NHTM, tăng cường công tác quản trị nội bộ của từng NHTM theo hướng tiệm cận các chuẩn mực quốc tế. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa những nhân tố rủi ro đến điều hành CSTT, đồng thời NHTM cũng là những chủ thể chính tham gia vào thị trường vàng, tăng cường quản trị NHTM là giúp nâng cao năng lực hoạt động của các chủ thể thị trường.
- Tăng cường công tác truyền thông để nâng cao niềm tin của người dân vào giá trị nội tệ và thực thi CSTT của NHNN. Đây là một bước quan trọng để có được sự đồng thuận của dân chúng trong hoàn thành các mục tiêu của CSTT.
4.3.3. Kiến nghị đối các tổ chức khác
- Đối với Bộ Tài chính: cần có một chính sách thuế đối với QLNN thị trường vàng phù hợp và đồng bộ với các mục tiêu của NHNN trong điều hành thị trường vàng. Đồng thời cũng cần tham khảo thêm các chính sách thuế của các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam để chính sách thuế đảm bảo tính linh hoạt, đảm bảo được hài hòa lợi ích của các thành viên tham gia thị trường.
- Đối với Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA): cần nâng cao hơn nữa vai trò phản biện chính sách, đưa ra được những góp ý cho cơ quan QLNN nhằm thể hiện rõ chức năng cầu nối quan trọng giữa các doanh nghiệp kinh doanh vàng và cơ quan QLNN, qua đó giúp chính sách QLNN ngày càng hoàn thiện theo hướng hiệu quả và phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Xuất phát từ mục tiêu phát triển thị trường vàng và các quan điểm hoàn thiện công tác QLNN đối với thị trường vàng, đồng thời căn cứ vào lý luận ở chương 1 và phân tích thực tiễn ở chương 2, 3 luận án đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản của QLNN đối với thị trường vàng. Những nhóm giải pháp bao gồm:
- Hoàn thiện nhiệm vụ, mục tiêu QLNN đối với thị trường vàng tại Việt Nam
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN đối với thị trường vàng
- Hoàn thiện chính sách và công cụ quản lý đối với thị trường vàng
- Nhóm giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và hiệu quả CSTT
- Các nhóm giải pháp dài hạn phát triển thị trường vàng
Những giải pháp nếu được áp dụng một cách linh hoạt thì sẽ góp phần thúc đẩy thị trường vàng phát triển theo những mục tiêu đề ra, là một kênh đầu tư quan trọng của nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tập hợp, luận giải, minh chứng, phân tích các dữ liệu của thị trường vàng thông qua các phương pháp khoa học, Luận án đã hoàn thành được các nội dung sau:
Luận án đã tổng quan và hệ thống lại những cơ sở lý luận về nội hàm vàng, thị trường vàng, chính sách QLNN đối với thị trường vàng. Qua đó tập trung đi sâu phân tích dưới góc độ điều hành CSTT, ổn định nền kinh tế vĩ mô để nhìn thấy được vai trò của NHNN trong việc thống nhất quản lý thị trường vàng nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Luận án đã căn cứ vào mục tiêu quản lý của NHNN với thị trường vàng và sử dụng mô hình hồi quy tự tương quan (VAR) để đánh giá những biện pháp quản lý được thực hiện theo lộ trình của NHNN.
Trên cơ sở (i) Tổng quan cấu trúc thị trường vàng, thực tiễn hoạt động của thị trường, (ii) Bài học QLNN thị trường vàng theo kinh nghiệm quốc tế nhằm áp dụng cho thị trường Việt Nam, (iii) Đánh giá thực trạng QLNN đối với thị trường vàng Việt Nam theo những tiêu chí về được xây dựng ở chương 2, (iv) Kết quả của mô hình hồi quy tự tương quan (VAR) về tác động của chính sách QLNN thị trường vàng đến các biến kinh tế vĩ mô. Luận án đề xuất một số kiến nghị định nhằm hoàn thiện chính sách QLNN đối với thị trường vàng tại Việt Nam bao gồm: Hoàn thiện nhiệm vụ, mục tiêu QLNN đối với thị trường vàng tại Việt Nam; Hoàn thiện bộ máy tổ chức QLNN; Hoàn thiện chính sách và công cụ QLNN; Nhóm giải phóp ổn định kinh tế vĩ mô và hiệu quả CSTT; Nhóm giải pháp dài hạn phát triển thị trường vàng. Qua đó đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan QLNN.
Trong suốt lịch sử phát triển, thị trường vàng là bộ phận hữu cơ quan trọng của thị trường tài chính, việc kiểm soát chặt chẽ quy củ có định hướng thị trường vàng sẽ tác động tốt đến thị trường ngoại hối, môi trường kinh tế vĩ mô.
Luận án rút ra rằng đối với thực trạng khác nhau của nền kinh tế thì sẽ cần có những mục tiêu khác nhau cho các chính sách kinh tế vĩ mô, các CSTT phù hợp để phát triển nền kinh tế quốc dân. Chính sách phát triển thị trường vàng cần phải gắn với bối cảnh phát triển chung của nền kinh tế.
Trong điều kiện hiện nay, việc kiểm soát chặt thị trường vàng để ổn định kinh tế vĩ mô, chống vàng hóa bằng những biện pháp hành chính là giải pháp cần thiết. Tuy nhiên khi nền kinh tế mang tính chất ổn định hơn, thì QLNN thị trường vàng cần theo
hướng theo thông lệ quốc tế, thành lập sàn giao dịch vàng, kiểm soát chặt nguồn cung vàng lậu, đồng thời CSTT cần linh hoạt hơn để làm tiền đề cho thị trường vàng Việt Nam phát triển hơn nữa.
Nghiên cứu còn những hạn chế nhất định như: Một là, việc chọn biến giá vàng trong nước làm đại diện cho chính sách QLNN đối với thị trường vàng chưa thể bao hàm hết được nội hàm của biến chính sách. Hai là, hạn chế về chuỗi thời gian, việc NHNN tăng cường việc kiểm soát đối với thị trường vàng không phản ánh được đầy đủ nội hàm của công tác QLNN đối thị trường vàng Việt Nam. Ba là, tác giả mới nghiên cứu vàng trên giác độ là tài sản tài chính mà chưa nghiên cứu về vàng tài khoản và vàng trang sức, đây là những sản phẩm vàng rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là vàng tài khoản hiện đang chiếm một khối lượng giao dịch rất lớn trên thế giới. Đây là đề xuất cho các hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn sau này.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Phạm Quang Trung, Trần Đoàn Khánh (2016), “Quản lý thị trường vàng Việt Nam từ nghị định 24: Thực tiễn và các kiến nghị chính sách”. Tạp chí Kinh tế phát triển, số 11/2016
2. Nguyễn Đức Trung, Trần Đoàn Khánh (2017), “Tác động của Nghị định 24/2012/NĐ-CP đến giá vàng và tỷ giá tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 04/2017
3. Phạm Quang Trung, Trần Đoàn Khánh (2014), “A Discussion on Gold market managemnet in Viet Nam”, Innovation, Competitiveness and International Economic Cooperation