Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Và Phương Pháp Nghiên Cứu‌


(6) Kiến nghị với bộ, ngành nào để tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV.

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nội dung nghiên cứu:

Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV; trong đó tập trung tập trung nghiên cứu những nội dung, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN cấp tỉnh đối với PTDLBV.

Trên cơ sở các nội dung QLNN về du lịch nói chung, luận án sẽ tập trung nghiên cứu về QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV theo các các nội dung sau: Thứ nhất, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách PTDL của quốc gia; Thứ hai, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện VBPL về DLBV địa phương; Thứ ba, tổ chức bộ máy QLNN đối với PTDLBV, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc QLNN đối với PTDLBV; Thứ tư, quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch; Thứ năm, quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL (gồm điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch); Thứ sáu, quản lý bảo tồn, khai thác TNDL và bảo vệ môi trường; Thứ bảy, quản lý phát triển nguồn nhân lực (quy hoạch, đào tạo), ứng dụng khoa học và công nghệ trong PTDL; Thứ tám, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong PTDLBV.

- Liên quan đến các nhóm tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện các nội dung QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV, luận án tập trung nghiên cứu 04 nhóm tiêu chí: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững với 28 tiêu chí.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Phạm vi không gian nghiên cứu:

Luận án chỉ tập trung nghiên cứu QLNN của địa phương cấp tỉnh là Thanh Hóa mà không nghiên cứu QLNN cấp trung ương và cấp huyện, cấp xã. Trong đó “cấp tỉnh” ở đây được hiểu là bao gồm cả tỉnh và TP trực thuộc trung ương theo phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay (được quy định tại Điều 110 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương).

Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững - 3

Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về thực trạng PTDLBV và QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV trong giai đoạn 2016-


2020, việc khảo sát chuyên gia được thực hiện từ tháng 05/2019 đến tháng 09/2019. Dữ liệu năm 2020 được sử dụng để nghiên cứu bối cảnh hiện tại do HĐDL năm 2020 bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh Covid-19, không thể hiện được tính quy luật. Các giải pháp trong luận án được đề xuất áp dụng cho đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

4. Những đóng góp mới của đề tài luận án

* Về lý luận

Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV bao gồm:

(i) Xác lập khái niệm QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV;

(ii) Xây dựng được khung lý thuyết về nội dung và hệ thống tiêu chí đánh giá QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV và sử dụng để khảo sát, làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV.

(iii) Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV.

* Về thực tiễn

(i) Luận án rút ra được những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa trong QLNN về PTDLBV thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm QLNN của một số địa phương trong và ngoài nước đối với PTDLBV.

(ii) Đánh giá được thực trạng PTDLBV của tỉnh Thanh Hóa theo 03 góc độ: kinh tế, xã hội và môi trường;

(iii) Đánh giá được thực trạng nội dung QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV thông qua các tiêu chí đánh giá, nhằm tìm ra những nguyên nhân của các hạn chế trong QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV;

(iv) Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV.

(v) Tổng hợp đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV trên cơ sở các kết luận về những thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV đối với PTDLBV; Các giải pháp về đề xuất của luận án có tính khả thi, và phù hợp với tình hình cũng như bối cảnh chung trong điều kiện phát triển KTXH và PTDL của tỉnh Thanh Hóa.

5. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các Phụ lục, luận án bao gồm 04 chương:


Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về QLNN của địa phương

cấp tỉnh đối với PTDLBV.

Chương 3: Thực trạng QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV. Chương 4: Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường QLNN của tỉnh Thanh

Hóa đối với PTDLBV.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững

Trên thế giới, lý thuyết về PTBV xuất hiện vào khoảng giữa những năm 80 và chính thức được đưa ra tại Hội nghị của Ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trường (WCED) năm 1987, theo đó “PTBV được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau”.

Trong lĩnh vực du lịch, ngay từ đầu thập niên 1990 các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo về sự phát triển du lịch với mục đích đơn thuần kinh tế sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, đến các giá trị văn hoá truyền thống cộng đồng địa phương. Hậu quả của các tác động này sẽ lại ảnh hưởng đến chính sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vậy đã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu về “PTDLBV” nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của HĐDL đảm bảo sự phát triển lâu dài. Trong quá trình thống nhất về nhận thức, khái niệm về PTDLBV vẫn còn có sự chưa thống nhất, đặc biệt giữa những người coi PTDLBV cần đảm bảo nguyên tắc chính là bảo tồn tài nguyên môi trường và văn hoá với những người xem nguyên tắc hàng đầu của PTDLBV là sự tăng trưởng về kinh tế do du lịch đem lại.

Dưới góc độ về kinh tế mà sự quan tâm chủ yếu đối với phát triển du lịch là lợi nhuận thì “DLBV là quá trình HĐDL mà ở đó có thể duy trì được sự phát triển trong một thời gian, giai đoạn không xác định”. Tuy nhiên, quan niệm này chịu rất nhiều sự chỉ trích, phê phán của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu về tài nguyên và môi trường. Đa số cho rằng “DLBV là hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn hoá nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời tiếp tục duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”.

Dựa trên các nguyên tắc của PTBV và phân tích những quan điểm còn chưa thống nhất, Tổ chức Du lịch Thế giới - UNWTO đã đưa ra khái niệm về DLBV tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, theo đó “DLBV là việc phát triển các HĐDL nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển HĐDL trong tương lai. DLBV sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn


hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.

Như vậy có thể coi DLBV là một nhánh của PTBV. Hoạt động PTDLBV là hoạt động phát triển ở một lãnh thổ cụ thể sao cho nội dung, hình thức, và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, không làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác. Ngược lại tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các ngành khác, sự PTBV chung của khu vực.

Trong hơn hai thập kỷ qua, nhiều tác giả cho rằng vẫn chưa tìm được sự đồng nhất trong bản chất, mục tiêu và khả năng ứng dụng của DLBV. Do vậy, cũng không xác định được định nghĩa DLBV nào là phổ biến hay duy nhất. “PTDLBV, nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, thúc đẩy công bằng hiện tại và giữa các thế hệ và cải thiện chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người”. Đây là khái niệm chung về DLBV được lần đầu tiên sử dụng vào đầu những năm 1990 khi một số tác giả nhận thức được tiềm năng to lớn của ngành du lịch trong việc tạo ra cả chi phí và lợi ích như (Bull, 1992; D’Amore, 1992; Inskeep, 1991; Lane, 1991; Manning, 1991; Pigram, 1990; Dearden, 1991; Zurick,

1992)

McKercher (1993) lại cho rằng, khi du lịch đạt được bền vững thì tài nguyên văn hóa - môi trường, xã hội và kinh tế của một khu vực sẽ được duy trì mãi mãi. Chú ý hơn tới yếu tố môi trường, Butler (1993) nhận định: “PTDLBV là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định và sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng của môi trường với con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài”.

Theo quan điểm về PTBV, PTDLBV cần được phát triển sao cho bản chất, quy mô và phương thức phát triển phù hợp, hạn chế được những tác động tiêu cực làm tổn hại tới môi trường tự nhiên và văn hoá và góp phần tích cực cho phát triển cộng đồng, nỗ lực xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng giàu nghèo trong xã hội. Theo quan điểm phát triển nói trên, trước hết việc PTDLBV phải tập trung vào giải quyết một số vấn đề sau:

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương.

- Đưa lại cho du khách những chuyến du lịch có chất lượng và có trách

nhiệm.

- Đảm bảo duy trì chất lượng của môi trường (tự nhiên và văn hóa) vì lợi ích

không chỉ của cộng đồng địa phương mà cả du khách.


Như vậy có thể thấy ở phạm vi toàn cầu, phần lớn các khái niệm về PTDLBV đều đề cập đến một trong những mục tiêu trọng tâm là đem lại lợi ích cho cộng đồng với vai trò là một chủ thể có vai trò đặc biệt quan trọng đối với HĐDL.

Nghiên cứu của Richard Sharpley (2009), Tourism development and the environment: beyond sustainability? (PTDL và môi trường: phía bên kia tính bền vững), tác giả đã trình bày nội dung của của các khái niệm DLBV đã được các công trình nghiên cứu trước đó đưa ra và các quy trình xây dựng chính sách trong các thập niên gần đây, đồng thời chỉ ra điểm hạn chế của các mô hình PTDL hiện tại. Nghiên cứu này cung cấp các quan điểm khác nhau về khái niệm DLBV, tạo cho người đọc cái nhìn khách quan, đa chiều về PTDLBV. Đồng thời, trình bày rõ mối tương quan giữa bền vững du lịch và bền vững môi trường.

Tài liệu của UNWTO ấn hành (2004), Indicators of Sustainable Development for Tourism Destinations, Madrid, Spain (Các chỉ số về PTBV cho các điểm đến du lịch, Madrid, Tây Ban Nha), nội dung tài liệu phân tích về sự cần thiết xây dựng và ứng dụng chỉ số PTBV cho các điểm đến du lịch; hướng dẫn một quy trình để có thể xác định các chỉ số đáp ứng tốt nhất các vấn đề của điểm du lịch cụ thể; đề xuất một bộ nhóm với trên 40 chỉ số cụ thể PTBV tại các điểm đến du lịch, bao gồm các nhóm chỉ số liên quan đến an sinh, duy trì bản sắc văn hóa, sự hài lòng và tham gia của người dân bản địa trong du lịch, yếu tố sức khỏe và an toàn, khả năng nắm bắt lợi ích kinh tế từ du lịch, công tác giám sát sử dụng tài nguyên và quản lý năng lượng, việc hạn chế tác động tiêu cực từ HĐDL, trình độ kiểm soát và quản lý, việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ,tính bền vững của các hoạt động và dịch vụ du lịch... Tài liệu có ý nghĩa tham khảo thiết thực cả về lý thuyết cũng như cho công tác hoạch định chính sách và thực hành PTBVDL của các quốc gia, khu vực, địa phương.

Mô hình PTBV và các yếu tố cấu thành: Có nhiều công trình về mô hình PTBV, như mô hình chi tiết của WCED (1987), đòi hỏi sự hài hòa của các lĩnh vực kinh tế - chính trị - hành chính công - xã hội - công nghệ kỹ thuật - sản xuất - quan hệ quốc tế. Mô hình 3 vòng tròn của Jacobs và Sadler (1990), PTBV là sự hài hòa cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, ba vòng tròn có kích thước tương đương nhau diện tích giao cắt của ba vòng tròn là lớn nhất, sự PTBV cao nhất (Nguyễn Anh Dũng, 2019).

Những quan điểm chủ đạo về PTBVDL: một số các luận án tiến sĩ đề cập đến các quan điểm chủ đạo về PTDLBV: La Nữ Ánh Vân (2012), PTDL Bình Thuận trên quan điểm PTBV; Vũ Thị Hạnh (2012), Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ PTDLBV khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh; Nguyễn Mạnh Cường


(2015), Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong PTDLBV Ninh Bình; Nguyễn Anh Dũng (2018), PTBVDL Ninh Bình trong điều kiện hiện nay. Quan điểm chủ đạo PTBVDL hướng tới sự hài hòa của những mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường trong khi ngày càng phải tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, sự cân bằng này có thể thay đổi theo thời gian, những quy tắc xã hội, các điều kiện đảm bảo môi trường sinh thái và sự phát triển của khoa học công nghệ thay đổi cân bằng đó thay đổi theo.

Bài viết “Luận bàn về quan điểm PTDLBV và không bền vững” của Lê Chí Công (2013). Sau khi khái lược một loạt quan điểm về PTDLBV, tác giả đã phân tích, so sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa PTDLBV và không bền vững dựa trên các yếu tố đánh giá như tốc độ phát triển, mức độ kiểm soát, mục tiêu, phương pháp tiếp cận, đối tượng tham gia kiểm soát, yếu tố chiến lược, kế hoạch, quản lý, việc sử dụng nguồn lực, thái độ của khách du lịch…; Nhấn mạnh sự cần thiết phải đi đến một quan điểm toàn diện và đầy đủ về PTDLBV, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và vận dụng trong thực tiễn quản lý PTDL.

Nguyên tắc PTDLBV: một số công trình đi sâu phân tích về những nguyên tắc DLBV: Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững; Trần Tiến Dũng (2005), PTDLBV ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Nguyễn Văn Đông (2014), PTDL bễn vững Bà Rịa - Vũng Tàu, đã chỉ ra 10 nguyên tắc PTDLBV: (1) Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý; (2) Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải ra môi trường; (3) Phát triển phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng; (4) PTDL phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH; (5) Đảm bảo việc chia sẻ lợi ích với người dân địa phương trong quá trình PTDL; (6) Khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình PTDL; (7) Thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến người dân địa phương và các đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động PTDL; (8) Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường; (9) Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng cáo du lịch; và (10) Coi trọng việc thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu.

Tiêu chí đánh giá đánh giá bền vững: Làm thế nào để đánh giá sự PTBV có thể đo lường về PTBV? Có thể định lượng được không? Mức độ chấp nhận sự định lượng đó ra sao? Tính đến nay đã có nhiều tổ chức và phương án đánh giá định tính và định lượng PTBV, như: (1) Bộ 58 tiêu chí của Uỷ ban PTBV của Liên hợp quốc;

(2) Bộ 46 tiêu chí của Nhóm tư vấn về tiêu chí PTBV; (3) Phương án chỉ số thịnh vượng gồm 88 tiêu chí của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới; (4) Phương án Chỉ số Bền vững Môi trường của Diễn đàn Kinh tế thế giới gồm 68 tiêu chí (Nguyễn


Anh Dũng, 2018). Theo Huỳnh Văn Đặng (2018), có 04 tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững: (1) Đánh giá chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững; (2) Đánh giá chính sách phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững; (3) Đánh giá việc tổ chức bộ máy quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững; và (4) Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhằm phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững. Theo Nguyễn Phước Quý Sang (2018) những tiêu chí nhận biết để PTDLBV: (1) Quản lý bền vững; (2) Đảm bảo lợi ích xã hội và kinh tế cho người dân địa phương; (3) Bảo tồn văn hóa; và (4) Đảm bảo lợi ích cho môi trường.

Nội dung PTDL theo hướng bền vững: Theo tác giả Dương Hoàng Hương (2017), nội dung PTDL theo hướng bền vững bao hàm 03 nội dung (trụ cột) chính: Tăng trưởng kinh tế bền vững của ngành du lịch; tăng trưởng kinh tế bền vững đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội ngày càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa; tăng trưởng kinh tế bền vững gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển các tài nguyên có khả năng tái sinh, bảo vệ môi trường sinh thái. Theo Nguyễn Phước Quý Sang (2018), PTDLBV ở Việt Nam phải bao hàm đủ các nội dung sau: Về hiệu quả KT - XH: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục PTBV và đạt tới lợi nhuận lâu dài; góp phần phát triển KT - XH của địa phương.

Các nhân tố tác động đến PTDLBV: một số công trình Trần Tiến Dũng (2005), PTDLBV ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Nguyễn Văn Đông (2014), PTDL bễn vững Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Mạnh Cường, (2015), Nguyễn Anh Dũng (2018), PTBVDL Ninh Bình trong điều kiện hiện nay. Theo các tác giả thì các nhân tố tác động đến PTDLBV bao gồm: (1) TNDL; (2) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; (3) Nguồn nhân lực của ngành du lịch; (4) Sự phát triển nhu cầu của khách du lịch; (5) Chủ trương định hướng PTDL của chính quyền ở địa phương; và (6) Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Theo tác giả Dương Hoàng Hương (2017), PTDLBV ở tỉnh Phú Thọ, những yếu tố cơ bản tác động, ảnh hưởng đến PTDLBV: (1) Năng lực và hiệu quả QLNN về du lịch; (2) Ý thức trách nhiệm của khách du lịch, cơ sở KDDL và cộng đồng dân cư địa phương; (3) TNDL; (4) Trình độ phát triển KTXH, chính sách đối với PTDL và mức độ ổn định của môi trường pháp lý, chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng của quốc gia và địa phương;và (5) Sự liên kết, hợp tác du lịch giữa các địa phương trong nước và quốc tế; liên kết, phối hợp giữa du lịch và các ngành, lĩnh vực liên quan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023