Các công trình nói trên đề cập đến một số khía cạnh lý luận liên quan đến PTDLBV; đồng thời phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp PTDL của một số địa phương, điểm đến, trong một số loại hình du lịch, trong bối cảnh và những điều kiện cụ thể. Những nội dung lý luận và những giải pháp thực tế trong các bài viết có ý nghĩa tham khảo nhất định cho đề tài luận án của tác giả.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về các bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững
Lý thuyết về các bên liên quan đã được sử dụng rộng rãi trong du lịch khi các bên liên quan phụ thuộc vào nhau và khả năng của họ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của điểm đến du lịch (Jamal, 1995; Jamal và Getz, 1995). Du lịch phát triển luôn đi kèm với nhóm các bên liên quan phức tạp, có mối quan tâm và suy nghĩ khác nhau nên lý thuyết các bên liên quan được xem như là công cụ được chấp nhận trong quản lý và quá trình hoạch định chính sách phát triển du lịch. Tuy nhiên, các bên liên quan thường có quan điểm khác nhau vì họ có mối quan tâm về lợi ích khác nhau, lợi ích này thay đổi theo thời gian, do vậy các nhà lập kế hoạch nên xem xét lợi ích của tất cả các bên và có những đánh giá đầy đủ về họ trước khi tiến hành những nỗ lực phát triển du lịch (Sautter và Leisen, 1999). Mô hình 1.1. chỉ rõ hơn về các bên liên quan trong phát triển DLBV:
Hình 1.1. Các bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững
(Nguồn: Sautter và Leisen, 1999)
Trong PTDLBV, tất cả các mục tiêu đều có tầm quan trọng như nhau, nếu lợi ích một người không được đáp ứng, tính bền vững của sự phát triển sẽ gặp nguy hiểm. Mặt khác, sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình phát triển là một trong những yêu cầu cần thiết để đạt được sự bền vững trong du lịch. Sự tham gia
thể hiện ở sự hiểu biết và khả năng chấp nhận của họ về các chủ đề nhất định (Faulkner, 2003). Việc xác định được sự tham gia của các bên liên quan sẽ hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định kế hoạch nào sẽ thực hiện và xác định được các rào cản tiềm năng đối với sự phát triển theo kế hoạch (Hunt và Haide, 2001; Manning và Dougherty, 2000).
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững - 1
- Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững - 2
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Phương Pháp Nghiên Cứu Của Đề Tài Luận Án
- Cơ Sở Lý Luận Và Kinh Nghiệm Thực Tiễn Về Quản Lý Nhà Nước Của Địa Phương Cấp Tỉnh Đối Với Phát
- Những Tiêu Chí Đánh Giá Phát Triển Du Lịch Bền Vững
Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.
Freeman (1984) cũng cho rằng để thực hiện lý thuyết về các bên liên quan, cần phải đánh giá đầy đủ tất cả những người hoặc nhóm người có lợi ích trong việc lập kế hoạch, xử lý, giao hàng hoặc kết quả của sản phẩm hoặc dịch vụ. Buhalis (2000) đã chỉ ra tầm quan trọng của các bên có lợi ích trong việc sáng tạo giá trị gia tăng cũng như sự bền vững của một điểm đến du lịch, đồng thời xác định có bốn bên liên quan chính sau: (i) DNDL; (ii) Khu vực công - Chính quyền địa phương;
(iii) Người dân bản địa; và (iv) Khách du lịch.
Thực tế cho thấy, các bên liên quan tham gia ở một số cấp độ, phổ biến nhất là sự tham gia vào việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch riêng lẻ; tiếp đến là tham gia vào hoạch định chính sách, lập kế hoạch, định hướng chiến lược phát triển du lịch khu vực và điểm đến. Sự hợp tác ngang - dọc giữa các bên liên quan là cấp độ tham gia tiếp theo. Về vấn đề này, năm 2006, Tổ chức Du lịch Thế giới đặt ra vấn đề và nhận được sự đồng thuận cao: “Sự phát triển của DLBV đòi hỏi sự tham gia có hiểu biết của tất cả các bên liên quan, cũng như sự lãnh đạo chính trị mạnh mẽ để đảm bảo sự tham gia rộng rãi xây dựng sự đồng thuận giữa các bên. Để đạt được DLBV đòi hỏi một quá trình liên tục, phải theo dõi liên tục các tác động, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và / hoặc khắc phục bất cứ khi nào cần thiết” (UNTWO, 2006).
UNWTO (2007) đã đưa ra mô hình VICE nhằm giải thích mối quan hệ giữa các bên liên quan và điểm đến phát triển điểm đến bền vững, các bên liên quan bao gồm: (i) Khách du lịch, (ii) Các tổ chức tham gia vào HĐDL và (iii) cộng đồng địa phương. Các bên liên quan này mong muốn đạt được lợi ích và hợp tác hướng các HĐDL và KDDL tới việc tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá bản địa.
Swarbrooke. J (2001) đã chia các bên liên quan trong PTDLBV thành 5 nhóm chính, bao gồm chính phủ, khách du lịch, cộng đồng địa phương, cơ sở KDDL và các lĩnh vực khác. Trong nghiên cứu của Kim (2013) xác định có 7 nhóm liên quan chính: nhóm chính quyền (chính phủ, chính quyền các cấp); người dân địa phương; các công ty du lịch; NGOs; cơ quan truyền thông; các hộ kinh doanh địa phương và các chuyên gia.
Trần Thị Minh Hòa (2013) đã giải thích bốn bên liên quan trong phát triển du lịch như sau: (1) “Khách du lịch” được định nghĩa “là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”(QH, 2005). Về mặt phân loại, khách du lịch có thể được chia thành khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. (2) “Nhà cung ứng sản phẩm du lịch” là các tổ chức có tư cách pháp nhân cung ứng một hay nhiều sản phẩm/dịch vụ cho khách du lịchtrong hành trình của họ. (3) “Dân cư tại điểm du lịch” là những người đang cư trú thường xuyên tại nơi có tài nguyên du lịch (vùng lõi), hoặc tại bên ngoài nơi tài nguyên du lịch nhưng có các hoạt động cung ứng sản phẩm phục vụ cho khách du lịch (vùng đệm). (4) “Cơ quan QLNN về du lịch” tại Việt Nam có thể được phân thành: Các cơ quan QLNN địa bàn về du lịch, các cơ quan QLNN chuyên ngành về du lịch và các cơ quan QLNN hữu quan về du lịch. Các cơ quan này có chức năng quản lý các vấn đề thuộc ngành tương ứng, nhưng do các hoạt động của ngành du lịch có liên quan đến các vấn đề thuộc quản lý ngạch dọc của các cơ quan này nên sẽ chịu sự quản lý tương ứng.
Hình 1.2. Mối liên hệ giữa các bên liên quan tham gia HĐDL
Nguồn: Trần Thị Minh Hoà (2013)
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu phản hồi và tiến hành khảo sát 04 bên liên quan chính có vai trò quan trọng trong QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV, đó là: Chính quyền địa phương cấp tỉnh, các DNDL, cộng đồng địa phương, và khách du lịch.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững
Fatmagul Cetinel and Medet Yolal (2009) thuộc Đại học Anadolu nghiên cứu đề tài “Public Policy and Sustainable Tourism in Turkey” (Chính sách công và DLBV ở Thổ Nhĩ Kỳ). Mặc dù du lịch được coi là hoạt động quan trọng về sự thịnh vượng của các nền kinh tế, các quy định của Nhà nước về du lịch có một lịch sử đáng kể ở Thổ Nhĩ Kỳ, khái niệm DLBV đề cập lần đầu trong Kế hoạch phát triển
FiveYear lần thứ 8 (2001 - 2005). Nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách quản lý tốt hơn các chính sách liên quan đến DLBV.
Oratai Krutwaysho thuộc Trường Quản lý Thể thao và Giải trí, Đại học Sheffield Hallam (2006) thực hiện đề tài “Obstacles to the implementation of tourism policies and regulations in Phuket, Thailand” (Những vấn đề để thực hiện chính sách và quy định trong du lịch ở Phuket, Thái Lan). Chính sách du lịch ngày càng quan trọng đối với nhiều quốc gia đang phát triển muốn sử dụng du lịch cho sự phát triển của khu vực và quốc gia. Để đảm bảo hiệu quả của nó, phụ thuộc vào quá trình thực hiện chính sách thường là rào cản lớn dẫn đến thành công. Phuket, Thái Lan được chọn nghiên cứu điển hình trong thực thi chính sách do bối cảnh thế giới đang phát triển. Thường có nhiều ngành, nghề tham gia vào du lịch, các chính sách du lịch thường xuyên phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các nước đang phát triển nơi thiếu hụt nhân sự có trình độ, tài chính không đầy đủ thường xuyên. Nghiên cứu đã áp dụng một nguồn dữ liệu phong phú, sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để điều tra sự phức tạp của bối cảnh tự nhiên này.
Nghiên cứu của Tim và Hall (2011) cho thấy, trong các khía cạnh quản trị công, quản lý lĩnh vực kinh tế, trong đó có QLNN đối với PTDLBV có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi sự linh động và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức, thể chế nguồn lực vật chất để thích ứng với bối cảnh hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Theo tác giả Nguyễn Minh Đức (2006): “QLNN về PTDL theo hướng bền vững là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động thương mại du lịch trong nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lực lượng vật chất và tài chính, tín dụng với tất cả các thành phần kinh tế”. Thực chất của chức năng QLNN về hoạt động thương mại, du lịch là tạo ra và thực hiện một cơ chế hay phương thức quản lý cho tất cả các thành phần kinh tế nhằm đảm bảo sự phát triển thương mại, theo định hướng XHCN.
Theo Lương Thanh Hải (2013), Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Hướng dẫn PTDLBV tại tỉnh Kiên Giang và cụ thể cho khu vực Hà Tiên - Đông Hồ, nguồn lực quan trọng nhất đối với du lịch là con người, bởi vì nếu không có sự hỗ trợ, đầu tư và cam kết của con người, du lịch sẽ không thể PTBV trong tương lai. Chính phủ sẽ cấp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ cần thiết, nhưng sự thành công của du lịch lại phụ thuộc vào các hoạt động cụ thể nhằm giới thiệu các đặc sản du lịch địa phương. Đây chính là vai trò của các doanh nghiệp và người dân địa phương.
Theo tác giả Nguyễn Hoàng Tứ (2017), các nội dung QLNN địa phương đối với PTDLBV bao gồm: (1) Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến du lịch và ban hành các VBQPPL, chính sách PTDL mang tính đặc thù của địa phương; (2) Xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch PTDL ở địa bàn để giúp các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch định hướng phát triển;
(3) Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong HĐDL; giữa địa phương và Trung ương trong QLNN về du lịch; (4) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HĐDL; (5) Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra HĐDL và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch. Trong luận án của mình, tác giả cũng phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN địa phương đối với PTDLBV, bao gồm 4 nhân tố: (1) Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội chung của cả nước; (2) Chiến lược, chính sách phát triển kinh tế-xã hội quốc gia; (3) Tiềm năng du lịch riêng của địa phương; (4) Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Theo Nguyễn Mạnh Cường (2015), nội dung vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong PTDLBV: (1) Xây dựng chiến lược, quy hoạch PTDL trên địa bàn tỉnh theo tiêu chí PTBV; (2) Xây dựng cơ chế vận dụng luật pháp và chính sách PTDL trên địa bàn tỉnh theo tiêu chí PTBV; (3) Xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý PTDL trên địa bàn tình theo tiêu chí PTBV; (4) Thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức,quản lý và các hoạt động KDDL trên địa bàn tỉnh theo tiêu chí PTBV.
Như vậy, PTBVDL mới được ghi nhận bước đầu ở việc xây dựng sản phẩm du lịch là chính; việc bảo vệ cảnh quan môi trường, di tích tại điểm đến cũng còn nhiều điều cần bàn. Bởi sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan chưa thực sự quyết liệt; còn xảy ra tình trạng rác thải bừa bãi, cảnh quan bị xâm hại, các dịch vụ du lịch lộn xộn, môi trường tại các cơ sở lưu trú, cho dù đã cải thiện nhưng chưa thật triệt để...
Mặt khác, chưa có nhiều nghiên cứu về QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV, các nghiên cứu cũng mới xoay quanh nội dung của QLNN đối với PTDLBV, chưa có nhiều nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá hoạt động QLNN cấp tỉnh đối với PTDLBV, cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTBVDL và chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV.
1.1.4. Những công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh đối với phát triển du lịch bền vững
Medlik (1995) đã cho rằng, trong QLNN về du lịch, các chính sách phải dựa trên một kết hợp chặt chẽ của kinh tế, chính trị, xã hội và các đối tượng về không
gian. Những đối tượng này phải được đặt vào một khuôn khổ mang tính quyết định mà chức năng chính của nó là việc đạt được mục tiêu với những ý nghĩa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập chính sách trong du lịch không phải là một nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát triển thông qua sự cộng tác với các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch.
Nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động KDDL trong thời kỳ hội nhập, Xu Xeng (2015) cho rằng: công tác ban hành và thực hiện pháp luật về du lịch cần được khắc phục từ khâu ban hành VBQPPL nói chung; tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch cần được kiện toàn, ổn định nhanh chóng; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách PTDL của quốc gia cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động KDDL cần hướng đến việc làm trong sạch môi trường du lịch và áp dụng CNTT trong hệ thống quản lý du lịch.
Theo Larry và cộng sự (2010) trong công trình “The Business of Rural Tourism International Perspectives”, các tác giả làm rõ những vấn đề cơ bản: chính sách, kế hoạch, các tác động của nghiên cứu về thương mại du lịch tại khu vực nông thôn, trong đó phân tích vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu vực nông thôn, đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức, Úc, Niu Dilân…và một số tác động đối với việc phát triển loại hình du lịch tại khu vực này. Theo tác giả Mechthild (2007) với công trình nghiên cứu: “Economic Success of Tourism” thì du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới ngày nay. Qua khảo sát sự thành công kinh tế du lịch ở Peru và Bồ Đào Nha, tác giả khẳng định rằng sự phát triển du lịch tùy thuộc vào hành chính công.
Bài báo nghiên cứu:“Determining the Sustainability Factors and Performance of a Tourism Destination from the Stakeholders’ Perspective” (Xác định các yếu tố bền vững, hiệu suất của một điểm đến du lịch từ quan điểm của các bên liên quan) của tác giả Díaz và Espino (2016). Công trình tập trung nghiên cứu một số nội dung về điểm đến du lịch, hiệu suất của một điểm đến, xác định các yếu tố bền vững để đạt hiệu suất cho một điểm đến du lịch. Tác giả đã tổng hợp có tám yếu tố thúc đẩy HĐDL: (1) du lịch và cơ sở hạ tầng liên quan; (2) điều kiện kinh tế; (3) an ninh, an toàn và sức khỏe; (4) giá du lịch năng lực cạnh tranh; (5) chính sách của Chính phủ;
(6) bền vững môi trường; (7) kỹ năng lao động và đào tạo; và (8) tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Qua nghiên cứu tại Gran Canaria, tác giả đã nêu ra các nhân tố bền vững của điểm đến du lịch của Gran Canaria: (1) Các nguồn lực và chuỗi cung ứng; (2) Giải trí; (3) Đáp ứng các yếu tố văn hóa; (4) Tính an toàn; (5) Ưu đãi từ các
khách sạn; (6) Chi phí thấp. Kết quả thu được trong nghiên cứu này cho thấy trong 6 có 2 nhân tố không ảnh hưởng tới DLBV điểm đến Gran Canaria là Đáp ứng các yếu tố văn hóa và Ưu đãi từ khách sạn.
Bài báo nghiên cứu: “Analyzing factors affecting tourism sustainable developmant towards Viet Nam in the new Era” (Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong kỷ nguyên mới) của tác giả Vuong và Prof (2019). Công trình tập trung nghiên cứu một số nội dung: (1) Rà soát và xác định các yếu tố ảnh hưởng để phát triển bền vững du lịch phù hợp với điều kiện Việt Nam; (2) Xây dựng mô hình định tính cho sự phát triển bền vững du lịch phù hợp với điều kiện Việt Nam; (3) Đề xuất quy mô của các thành phần cho các yếu tố ảnh hưởng đến DLBV phát triển phù hợp với điều kiện Việt Nam; (4) Đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch tại Việt Nam. Tác giả cũng nhận định thang đo các yếu tố và xây dựng các biến quan sát cho từng yếu tố: (1) Yếu tố kinh tế; (2) Yếu tố xã hội; (3) Yếu tố môi trường.
Tác giả Nguyễn Minh Đức (2007), QLNN đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đây là một công trình nghiên cứu QLNN đối với hoạt động thương mại, du lịch ở một địa phương cụ thể. Luận án đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm góp phần đổi mới và nâng cao trình độ QLNN về thương mại và du lịch của tỉnh Sơn La.
Theo tác giả Nguyễn Thị Tâm (2018), QLNN đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng, các yếu tố tác động đến PTDL bao gồm: (1) Các yếu tố chủ quan: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; Trình độ, năng lực của cơ quan QLNN địa phương cấp tỉnh đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch; Đội ngũ nhân lực kinh doanh lưu trú du lịch của địa phương; (2) Các yếu tố khách quan: TNDL; Tình hình phát triển KTXH của địa phương; Nhu cầu của khách du lịch (thị trường khách du lịch); Sự cạnh tranh trên thị trường du lịch.
Theo Mai Anh Vũ (2021), trong nhóm nhân tố ảnh hưởng tới PTBVDL tại Thanh Hóa nhân tố Sự tham gia của cộng đồng có tác động mạnh nhất trong phát triển bền vững du lịch tại đây. Tiếp sau đó mức độ ảnh hưởng lớn thứ hai thuộc về nhân tố: Tổ chức quản lí ngành du lịch. Tiếp theo với mức độ tác động tương đối như nhau là hai nhân tố: Phát triển nguồn nhân lực và Chất lượng dịch vụ du lịch. Nhân tố Phát triển cơ sở hạ tầng ở vị trí tiếp theo có mức tác động mạnh hơn nhân tố Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch. Mức tác động ở vị trí cuối cùng là nhân tố TNDL.
1.1.5. Những công trình nghiên cứu về du lịch của tỉnh Thanh Hóa
Theo Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), với nghiên cứu: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế, nghiên cứu đã hệ thống hóa lý luận về kinh tế du lịch ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị, trong đó đã khái quát các yếu tố cấu thành kinh tế du lịch, phân tích làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế du lịch với sự phát triển KT - XH và các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế; Chọn lọc một số bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế du lịch của nước ngoài tham khảo cho kinh tế du lịch ở Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng.
Lê Hoằng Bá Huyền (2015), với đề tài cấp Tỉnh: Nghiên cứu giải pháp thu hút vốn ngoài NSNN đầu tư PTDL Thanh Hóa đến năm 2025, đề tài đã tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút vốn ngoài NSNN tới đầu tư PTDL Thanh Hóa, trong đó, nhân tố tác động mạnh nhất là chính sách thu hút vốn đầu tư của chính quyền địa phương, tiếp đến là các nhân tố: cơ sở hạ tầng, TNDL, môi trường chính trị - xã hội... cũng có ảnh hưởng mạng tính quyết định khi nhà đầu tư xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư PTDL tại Thanh Hóa. Đề tài cũng đã phân tích được thực trạng thu hút vốn đầu tư và đề xuất được các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn ngoài NSNN cho PTDL Thanh Hóa đến năm 2025.
Mai Anh Vũ (2021), với nghiên cứu: PTBV ngành du lịch tại Thanh Hóa, tổng hợp lý thuyết về PTBVDL,xây dựng và đánh giá những tiêu chí bền vững du lịch của Thanh Hóa: Tiêu chí về kinh tế, tiêu chí về môi trường và tiêu chí về xã hội. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự phát triển của du lịch Thanh Hóa chưa bền vững và cần có sự tác động nhằm nâng cao kết quả đạt được. Kết hợp với các tiêu chí đã được đánh giá, luận án đã sử dụng các dữ liệu thứ cấp đề phân tích, đánh giá và chỉ ra một số hạn chế trong PTDLBV tại Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra có 7 nhân tố ảnh hưởng tới sự PTBVDL tại Thanh Hóa; trong đó nhân tố sự tham gia của cộng đồng có tác động mạnh nhất tới sự PTDLBV.
1.1.6. Một số kết luận rút ra qua tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án
1.1.6.1. Một số kết luận
Các công trình, bài báo, luận án của các tác giả đã đề cập đến nhiều góc độ tiếp cận khác nhau của chủ đề PTDL, PTDLBV, QLNN đối với PTDLBV cả tầm diện vĩ mô và vi mô. Đa số các công trình nghiên cứu chủ yếu là QLNN về du lịch trên phạm vi ngành và địa phương, còn có rất ít nghiên cứu QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV. Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải có nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết, thực trạng QLNN đối với PTDLBV và từ đó đề xuất các giải pháp