Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BV

Bền vững

CBQL

Cán bộ quản lý

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CNTT

Công nghệ thông tin

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSVC-KT

Cơ sở vật chất – Kỹ thuật

DKTN

Điều kiện tự nhiên

DL

Du lịch

DLPT

Đường lối phát triển

DN

Doanh nghiệp

DNDL

Doanh nghiệp du lịch

GTTB

Giá trị trung bình

HĐDL

Hoạt động du lịch

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KCHT

Khoa học kỹ thuật

KCN

Khu công nghiệp

KDDL

Kinh doanh du lịch

KHCN

Khoa học và công nghệ

KKT

Khu kinh tế

KT-XH

Kinh tế - xã hội

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

PTBV

Phát triển bền vững

PTBVDL

Phát triển bền vững du lịch

PTDL

Phát triển du lịch

PTDLBV

Phát triển du lịch bền vững

QLNN

Quản lý nhà nước

TNDL

Tài nguyên du lịch

TP

Thành phố

TW

Trung Ương

TX

Thị xã

UBND

Ủy ban nhân dân

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

VHTT&DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững - 2


TIẾNG ANH


Từ viết tắt

Tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP

Gross Regional Domestic Product

Tổng sản phẩm trên địa bàn

IUCN

International Union for Conservation

of Nature

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên

quốc tế

IUOTO

International Union of Official

Travel Organisation

Liên đoàn Quốc tế các Tổ chức

lữ hành chính thức

UNESCO

United Nations Educational

Scientific and Cultural Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và

Văn hoá của Liên hiệp quốc

UNWTO

United Nations World Tourism

Organization

Tổ chức DL Thế giới của Liên

hiệp quốc

WCED

World Commission on Environment

and Development

Hội đồng thế giới về môi trường

và phát triển


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Mô tả về các đối tượng được khảo sát 28

Bảng 2.1. Bộ chỉ tiêu của UNWTO đánh giá bền vững du lịch 43

Bảng 2.2. Các tiêu chí đánh giá PTDLBV của địa phương cấp tỉnh 44

Bảng 3.1. Đóng góp của ngành du lịch vào GRDP của tỉnh Thanh Hóa 94

giai đoạn 2016-2020 94

Bảng 3.2. Tỷ lệ việc làm của ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa 101

giai đoạn 2016 -2020 101

Bảng 3.3: Tổng hợp đánh giá thực trạng PTDL Thanh Hóa th o các tiêu chí đánh giá PTDLBV giai đoạn 2016 -2020 107

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV 132


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Các bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững 13

Hình 1.2. Mối liên hệ giữa các bên liên quan tham gia HĐDL 15

Hình 1.3. Quy trình nghiên cứu 24

Hình 3.1. Tổng thu từ khách du lịch tỉnh Thanh Hóa 93

giai đoạn 2016 - 2020 93

Hình 3.2. Tình hình khách du lịch của tỉnh Thanh Hóa 95

giai đoạn 2016-2020 95

Hình 3.3. Tổng số lượt khách và số ngày khách giai đoạn 2016-2020 96

Hình 3.4. Lao động du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020 100

Hình 3.5. Kết quả khảo sát về công tác tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch PTDL của quốc gia 112

Hình 3.6. Kết quả khảo sát về công tác xây dựng, ban hành th o thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về DLBV của tỉnh Thanh Hóa 114

Hình 3.7. Kết quả khảo sát về công tác tổ chức bộ máy, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV 117 Hình 3.8. Kết quả khảo sát về công tác quản lý xúc tiến phát triển 121

thị trường du lịch 121

Hình 3.9. Kết quả khảo sát về công tác quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL 122

Hình 3.10. Kết quả khảo sát về công tác quản lý bảo tồn, khai thác TNDL và bảo vệ môi trường 125

Hình 3.11. Kết quả khảo sát về công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học và công nghệ trong PTDL 129

Hình 3.12. Kết quả khảo sát về công tác tổ chức việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về PTDLBV 131


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Về mặt lý luận, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tốc độ phát triển nhanh, chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KTXH của nhiều quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam. Du lịch phát triển tạo cơ hội, điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển, vì vậy du lịch có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế nước ta. Bản chất của du lịch là một lĩnh vực kinh tế mang tính đặc thù rõ nét, bên cạnh các quy luật chung, du lịch được hình thành, vận động và phát triển theo những quy luật riêng của mình. Theo đó, ngoài những tác động tích cực làm thay đổi bộ mặt KTXH của đất nước, hoạt động này cũng làm nảy sinh nhiều mặt tiêu cực, đặc biệt là đối với môi trường. Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành kinh tế du lịch phát triển ổn định, bền vững và những hạn chế, tiêu cực thì cần phải có sự QLNN. Sự QLNN đảm bảo cho du lịch phát triển ổn định, bền vững, phát huy tối đa những lợi thế và hạn chế những mặt trái. Thực chất quá trình quản lý đối với PTDLBV là việc tác động đến chúng nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước. QLNN đối với PTDL theo hướng bền vững là nhằm tạo sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt động của cơ quan QLNN về hoạt động kinh tế du lịch. Đồng thời, chỉ có sự quản lý thống nhất của nhà nước đối với PTDL mới giúp việc khai thác các thế mạnh của từng địa phương đạt kết quả và phát huy lợi thế so sánh của quốc gia trong xu thế PTDL toàn cầu hiện nay (Võ Thị Thu Ngọc, 2017).

Ở Việt Nam chủ đề PTBV nói chung và du lịch nói riêng bắt đầu được nghiên từ những năm 90, và đến nay trở nên khá phổ biến. Không những thế, sau khi mở cửa và hội nhập với thế giới từ những năm 90, du lịch Việt Nam là chủ đề hấp dẫn của nhiều đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước trong giới khoa học. Hiện nay, nhận thức được tầm quan trọng rất lớn của QLNN đối với sự phát triển của du lịch, hiện đã có khá nhiều công trình khoa học được công bố liên quan đến QLNN về du lịch và PTDLBV với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau về phương pháp, tiêu chí. Đa số các công trình nghiên cứu chủ yếu là QLNN về du lịch và PTDLBV trên phạm vi ngành và địa phương như: Nguyễn Minh Đức (2007); Nguyễn Tấn Vinh (2008); Lương Thanh Hải (2013); Nguyễn Mạnh Cường, (2015); Nguyễn Hoàng Tứ (2017); Nguyễn Thị Tâm (2018); Nguyễn Hiệp Phước (2018);…Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất về hệ thống tiêu chí đánh giá cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN của địa phương cấp tỉnh về du lịch nói chung và tới QLNN của tỉnh đối với PTDLBV nói riêng, phần lớn các công trình mới chỉ đưa ra các tiêu chí định tính, chưa cụ thể hóa thành các chỉ tiêu đánh giá QLNN của tỉnh đối với PTDLBV có tính khả thi để áp dụng trên thực tế.


Tất cả các vấn đề lý luận ở ở trên, đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục có thêm các nghiên cứu để bổ sung luận cứ về lý luận và thực tiễn, sử dụng kết hợp với các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng làm rõ tính bền vững trong PTDL của địa phương cấp tỉnh và đánh giá một cách khách quan, trung thực thực trạng QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV thông qua các nội dung và tiêu chí đo lường, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV vừa là nhiệm vụ vừa mang tính thời sự cấp thiết, vừa mang tính chiến lược.

Về mặt thực tiễn, hiện nay, du lịch đã trở thành hiện tượng KTXH phổ biến, là cầu nối tình hữu nghị, là phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. Ở nhiều quốc gia, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, đem lại lợi ích về KT-XH trong phát triển. Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới ngành du lịch đã có nhiều khởi sắc, thay đổi diện mạo và từng bước khẳng định tầm vóc của ngành trong nền kinh tế quốc dân, góp phần phát triển KT-XH, thúc đẩy giao lưu văn hóa làm cho nhân dân thế giới hiểu biết them về đất nước con người Việt Nam, tranh thủ được sự thiện cảm và sự đồng tình ủng hộ quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ và bảo vệ tổ quốc; đóng góp tích cực hơn cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Trong chiến lược PTDL tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030: “Thanh Hóa trở thành một trong các trung tâm PTDL của khu vực Bắc Trung bộ và cả nước, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất - k thuật tương đối đồng bộ, hiện đại sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc”. Vì vậy, trong những năm qua, hoạt động đầu tư khai thác và PTDL đã từng bước được chú trọng, lượng khách du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, doanh thu, giá trị tăng thêm cũng đạt mức tăng trưởng cao; cơ sở vật chất phát triển; vốn đầu tư cho du lịch tăng đều qua các năm và theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá khá rõ nét…

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã xác định PTDL là ngành kinh tế mũi nhọn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành du lịch, khi nó mở ra cơ hội mới cho du lịch Thanh Hóa cất cánh. Nghị quyết số 58 nêu rõ “... gắn PTDL với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội với ba loại hình mũi nhọn gồm: Du lịch biển, du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch di sản văn hóa, tâm linh”. Để hiện thực hóa mục tiêu này, trước hết cần đổi mới


mạnh mẽ về nhận thức, tư duy PTDL theo quy luật kinh tế thị trường. Đồng thời, nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trong ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch để tạo sức hút và từng bước xây dựng thương hiệu du lịch xứ Thanh. Trong du lịch, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, được ví như “xương sống”. Do vậy, Thanh Hóa cần ưu tiên nguồn lực đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông quan trọng, có tính chiến lược; nâng cao khả năng kết nối đến các khu du lịch trọng điểm và hoàn thành các công trình hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm du lịch.

Tuy nhiên, so với tiềm năng, sự PTDLBV tỉnh Thanh Hóa chưa đạt được mức tương xứng và còn nhiều hạn chế đáng kể trên các mặt: Do sự phá triển quá nóng, thiếu định hướng, thiếu quản lý dẫn đến thiếu sự PTBV; chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm du lịch, chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch, chất lượng và tính đồng bộ của hệ thống cơ sở vật chất, công tác quản lý HĐDL; đặc biệt, từ góc độ QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDL đang bộc lộ những vấn đề đáng quan tâm: những chủ trương, chiến lược, quy hoạch, chính sách này mới là bước đầu, chưa đồng bộ, nhất quán, chưa tạo môi trường thuận lợi để PTDLBV; tổ chức bộ máy quản lý và công tác kiểm tra, giám sát cũng còn nhiều thiếu sót, thực hiện chưa nghiêm...; Mặt khác, trong quá trình triển khai thực hiện, sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong quản lý, khai thác du lịch trên địa bàn và mối liên kết với các tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển trong giai đoạn mới, tính chuyên nghiệp trong tổ chức HĐDL chưa cao.

Để du lịch tỉnh Thanh Hóa phát triển trên cơ sở phát huy các tiềm năng và lợi thế của địa phương, trở thành ngành kinh tế quan trọng, là động lực phát triển KTXH của tỉnh, công tác QLNN về du lịch đóng vai trò then chốt, tạo tiền đề cơ bản cho du lịch Thanh Hóa được phát triển mạnh mẽ hơn. Việc nhận thức đầy đủ về cơ sở lý luận và thực tiễn đối với QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV, cũng như đánh giá thực trạng QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV, từ đó rút ra được những mặt đạt được và hạn chế làm cơ sở để để tiến hành nghiên cứu, tìm ra định hướng và giải pháp phù hợp giúp cho hoạt động QLNN phát huy hết sức mạnh vốn có, tạo điều kiện tỉnh Thanh Hóa PTDLBL là hết sức cần thiết, từ các lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV” làm đề tài luận án tiến sĩ.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là xác lập các nội dung, xây dựng các tiêu chí đánh giá; phân tích và đánh giá thực trạng QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối


với PTDLBV, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV.

* Nhiệm vụ nghiên cứu Về lý luận:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTDLBV và QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV;

- Cụ thể hóa các nội dung QLNN cấp tỉnh đối với PTDLBV thông qua các tiêu chí đánh giá.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN cấp tỉnh đối với PTDLBV.

- Tìm hiểu kinh nghiệm QLNN của một số địa phương trong và ngoài nước đối với PTDLBV, từ đó, rút ra bài học cho tỉnh Thanh Hóa.

Về thực tiễn:

- Đánh giá thực trạng PTDLBV của tỉnh Thanh Hóa theo 03 góc độ: kinh tế, xã hội và môi trường;

- Phân tích và đánh giá một cách trung thực, khách quan thực trạng nội dung QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV thông qua các tiêu chí, rút ra các kết luận về những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân, nhằm tạo dựng luận cứ thực tiễn cho các đề xuất giải pháp;

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV.

Câu hỏi nghiên cứu:

Nhằm đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

Câu hỏi xuyên suốt trong luận án là “Cần phải làm thế nào để tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV”.

Các câu hỏi chi tiết như sau:

(1) Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV bao gồm những nội dung, tiêu chí, công cụ, phương pháp gì?

(2) Thực trạng PTDLBV tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020 dựa trên các tiêu chí đánh giá?

(3) Thực trạng nội dung QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV thông qua các nhóm tiêu chí đánh giá trong thời gian qua như thế nào?

(4) Các yếu tố nào ảnh hưởng tới QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV?

(5) Các giải pháp nhằm tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV thời gian tới là gì?

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí