Phương Pháp Nghiên Cứu Của Đề Tài Luận Án


nhằm tăng cường QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV, bổ sung và hoàn chỉnh khi môi trường quốc tế, quốc gia và địa phương có thay đổi. Mặt khác các công trình, bài báo, luận án khoa học trên cũng giúp cho tác giả luận án có cái nhìn tổng thể về chủ đề nghiên cứu cả về lý thuyết và thực tiễn. Dựa vào lược khảo một số tài liệu nghiên cứu trước bao gồm ở hai phạm vi trong nước và ngoài nước, bao gồm cả lĩnh vực PTDLBV và QLNN đối với PTDLBV đã được làm rõ được một số nội dung chủ yếu sau:

Đối với các nghiên cứu về nội dung QLNN địa phương đối với PTDLBV

Qua các nghiên cứu về QLNN đối với du lịch và đối với PTDLBV ở một số địa phương, có thể rút ra một số các nội dung QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV: (1) Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của quốc gia; (2) Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến du lịch và ban hành các VBQPPL, chính sách PTDL mang tính đặc thù của địa phương thuộc thẩm quyền; (3) Tổ chức bộ máy QLNN đối với PTDLBV, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc QLNN đối với PTDLBV; (4) Quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch; (5) Quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL (gồm điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch); (6) Quản lý bảo tồn, khai thác TNDL và bảo vệ môi trường; (7) Quản lý phát triển nguồn nhân lực (quy hoạch, đào tạo), ứng dụng khoa học và công nghệ trong PTDL; (8) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong PTDLBV.

Đối với các nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDLBV

Các nghiên cứu về tiêu chí đánh giá hoạt động QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV đều thống nhất 04 tiêu chí sau: (1) Tính hiệu lực của hoạt động QLNN đối với PTDLB; (2) Tính hiệu quả của hoạt động QLNN đối với PTDLBV;

(3) Tính phù hợp của hoạt động QLNN đối với PTDLBV; và (4) Tính bền vững của hoạt động QLNN đối với PTDLBV.

Đối với các nghiên cứu về yếu tố tác động tới QLNN đối với PTDLBV

Dựa vào các nghiên cứu trước đó, tác giả tổng hợp các yếu tố tác động tới QLNN đối với PTDLBV: Nhóm yếu tố khách quan, bao gồm: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; Điều kiện KTXH và TNDL; Nhóm yếu tố chủ quan, bao gồm: Đường lối PTDLBV; Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTDLBV; Tổ chức bộ máy quản lý QLNN, năng lực và phẩm chất đạo đức của CBQL nhà nước đối với PTDLBV của địa phương và Ý thức trách nhiệm của khách du lịch, cơ sở KDDL và cộng đồng dân cư địa phương.


1.1.6.2. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài

Khoảng trống về những vấn đề mà các công trình đã nghiên cứu nhưng chưa thật sự đầy đủ, cần nghiên cứu tiếp

Đối với các nghiên cứu về lý thuyết nền sử dụng

Một là, các nghiên cứu về PTBV và PTDLBV trước đây chủ yếu sử dụng cách tiếp cận dựa trên 3 khía cạnh: KTXH - môi trường, nhưng chưa chỉ ra được cách thức đạt được sự bền vững đó. Trong khi đó, các nghiên cứu hiện nay cũng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra được một số hoạt động trong phát triển du lịch mà chưa định hình rõ các hoạt động cơ bản trong PTDLBV là gì, nội hàm của mỗi hoạt động đó và các hoạt động gắn kết với nhau như thế nào trong phát triển du lịch hướng tới sự bền vững dựa trên 3 khía cạnh KTXH - môi trường

Hai là, về các bên liên quan trong PTDLBV, các nghiên cứu trước đây đều nói tới vai trò của các bên liên quan và thừa nhận các bên liên quan khác nhau có thể đảm nhiệm các vai trò, hoạt động khác nhau trong PTDLBV, tuy nhiên các bên liên quan được đề cập một cách đơn lẻ và chưa có nghiên cứu nào về PTDLBV có sự tham gia đồng thời của các bên liên quan; chưa làm rõ được hoạt động cụ thể của từng bên; sự gắn kết và phân vai rõ ràng của các bên trong các hoạt động hướng tới PTDLBV cũng chưa được phân tích rõ ràng.

Ba là, các công trình nghiên cứu về nội dung quản lý PTDLBV nhưng chỉ đề cập đến một hoặc một vài nội dung quản lý, như: công tác quy hoạch phát triển, hoặc là chính sách phát triển, hoặc là thu hút đầu tư, hoặc là huy động các nguồn lực để PTDL,... mà chưa tổng hợp đầy đủ các nội dung quản lý PTDLBV vào nghiên cứu của mình.

Bốn là, hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV chưa có sự thống nhất, phần lớn các công trình mới chỉ đưa ra các tiêu chí định tính, khó cụ thể hóa thành các tiêu chí đánh giá QLNN đ của địa phương cấp tỉnh ối với PTDLBV có tính khả thi để áp dụng trên thực tế; chưa có công trình nào phân tích và đề xuất được bộ tiêu chí đánh giá hoạt động QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV phù hợp với phạm vi, quy mô, đặc thù về điều kiện PTDL, năng lực phân tích, đánh giá của các địa phương cấp tỉnh.

Khoảng trống về những vấn đề mới chưa được nghiên cứu, tới đây cần được tập trung nghiên cứu:

Một là, vấn đề nghiên cứu ở cấp độ tiến sĩ, dưới góc độ QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV - với những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội, chưa được công trình nào nghiên cứu.


Hai là, nghiên cứu quản lý PTDLBV dưới góc độ tiếp cận của QLKT gồm đầy đủ các nội dung quản lý.

Ba là, có rất ít nghiên cứu đánh giá QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV qua các tiêu chí: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững.

Bốn là, chưa có nhiều nghiên cứu định lượng để đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới công tác QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV.

Những vấn đề luận án tập trung giải quyết và hướng giải quyết

Dựa vào các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể khẳng định rằng đề tài luận án Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững” là một công trình nghiên cứu mới, có tính cấp thiết, đáng được nghiên cứu. Với mục đích lấp đầy khoảng trồng nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu:

- Đối với các bên liên quan chính được thực hiện nghiên cứu bao gồm: Chính quyền địa phương, Doanh nghiệp, Cộng đồng địa phương và khách du lịch. Các bên liên quan thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm đạt tới mục tiêu PTDLBV dựa trên 3 khía cạnh sau đây: (1) Bền vững về kinh tế: nghĩa là HĐDL phải góp phần tích cực tạo sự tăng trưởng kinh tế ổn định lâu dài của điểm đến, tăng thu nhập, tạo việc làm và đảm bảo sự cân bằng giữa các mục tiêu KTXH của các bên liên quan;

(2) Bền vững về xã hội: nghĩa là HĐDL phải đảm bảo sự cân bằng về lợi ích KTXH cho các bên liên quan, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương, từ đó đảm bảo phát triển xã hội văn minh, lành mạnh; (3) Bền vững về môi trường: nghĩa là HĐDL sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên và văn hoá; giảm thiểu tác động đến môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hoá truyền thống, duy trì sự đa dạng sinh học, từ đó phục vụ du lịch phát triển tốt hơn…

- Đối với nội dung QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV, thông qua các tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDLBV theo mô hình kết quả đầu ra bao gồm: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững, đề tài sẽ tập trung đánh giá 08 nội dung QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV bao gồm:

(1) Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách PTDL của quốc gia; (2) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện VBPL về DLBV địa phương; (3) Tổ chức bộ máy QLNN đối với PTDLBV, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc QLNN đối với PTDLBV; (4) Quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch; (5) Quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL (gồm điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch); (6) Quản lý bảo tồn, khai thác TNDL và bảo vệ môi trường; (7) Quản lý phát triển


nguồn nhân lực (quy hoạch, đào tạo), ứng dụng khoa học và công nghệ trong PTDL; và 8) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong PTDLBV.

1.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài luận án

1.2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận án được nghiên cứu sinh thực hiện thông qua sáu bước, được minh họa tại hình 1.3:

Bước 1: Xác định chủ đề và đối tượng nghiên cứu về QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với

PTDLBV

Làm rõ định hướng nghiên cứu về QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với

PTDLBV

Phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến định hướng

Xác định khoảng trống nghiên cứu và định vị tiếp cận QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV

Xác định phương pháp nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững - 5


Bước 2: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV

Thu thập tài liệu và nghiên cứu xác lập

khung cơ sở lý luận của Luận án

Nghiên cứu các nguyên tắc, công cụ, phương pháp, nội dung, tiêu chí đánh giá, và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với

PTDLBV

Nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương cấp tỉnh (trong và ngoài nước) và rút ra bài học cho tỉnh

Thanh Hóa


Bước 3: Thu thập và xử lý dữ liệu về QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV

Thu thập và xử lý dữ liệu thứ

cấp, xây dựng thang đo nháp

Thu thập các thông tin từ khảo

sát chuyên gia

Thu thập và xử lý dữ liệu sơ

cấp từ điều tra xã hội học

X

Bước 4: Phân tích dữ liệu làm rõ thực trạng về QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV

Khái quát tiềm năng, lợi thế và thực trạng PTDLBVcủa tỉnh

Thanh Hóa

Đánh giá thực trạng PTDL Thanh Hóa trên 03 khía cạnh: kinh tế, xã

hội và môi trường

Đánh giá Thực trạng QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV

thông qua các tiêu chí

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN của tỉnh Thanh Hóa

đối với PTDLBV


Bước 5: Phân tích bối cảnh và đề xuất giải pháp kiến nghị tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa

đối với PTDLBV

Quan điểm, mục tiêu, định hướng PTDL và quan điểm tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với

PTDLBV


Giải pháp tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV

Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan hữu quan


Bước 6: Soạn thảo hoàn thiện luận án và bảo vệ

Hình 1.3. Quy trình nghiên cứu


1.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp


(Nguồn: tác giả đề xuất)


Luận án thu thập các dữ liệu thứ cấp bao gồm số liệu về thực trạng QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV từ các nguồn tài liệu như:

+ Thông tin về du lịch, hoạt động KDDL trên các website chuyên ngành trong nước và quốc tế;

+ Thông tin và tài liệu về HĐDL, KDDL của Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa; Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa; Trung tâm Xúc tiến và Đầu tư Thương mại Du lịch tỉnh; Phòng VHTT&DL các huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

+ Những thông tư, quy định, chế tài… về công tác QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV của cơ quan QLNN.

+ Kết quả nghiên cứu từ những công trình khoa học có liên quan mà đề tài đã tổng quan.

Cách thức thu thập: Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các công trình nghiên cứu, tài liệu, sách, báo, tạp chí, Internet và các phương tiện thông tin đại chúng khác, bằng phương pháp thống kê, tác giả đã tiến hành tổng hợp các dữ liệu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh để xử lý dữ liệu. Từ đó đưa ra các phân tích, nhận định làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp về công tác QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV.

* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Để có thêm thông tin sơ cấp nhằm đánh giá thực trạng QLNN của chính quyền địa phương đối với PTDLBV tỉnh Thanh Hóa, cũng như phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV, luận án sử dụng kết hợp giữa phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi đối với các cơ quan QLNN, các DN du lịch, cộng đồng dân cư và khách du lịch.

- Phương pháp chuyên gia

Mục đích sử dụng phương pháp chuyên gia là xây dựng các tiêu chí đánh giá QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV để nghiên cứu thực trạng QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV. Trên cơ sở tổng quan tài liệu và thực hiện nghiên cứu sơ bộ về QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV, tác giả đã tiến hành khảo sát 15 cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực du lịch nhằm hiệu chỉnh, sàng lọc, loại bỏ các biểu hiện thuộc các nhận định để xây dựng câu hỏi khảo sát và bổ sung một số thông tin chi tiết về QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV.

- Phương pháp điều tra xã hội học

Mục đích điều tra xã hội học là để có thêm thông tin nhằm đưa ra các nhận định, đánh giá thực trạng QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV, cũng như phân tích tình hình ảnh hưởng của các yếu tố tới QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với


PTDLBV. Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua bảng khảo sát đối với các cơ quan QLNN, các DNDL, cộng đồng dân cư và khách du lịch. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện như sau:

Bước 1: Thiết kế mẫu phiếu khảo sát và xin ý kiến chuyên gia

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, căn cứ vào phạm vi trách nhiệm của các cơ quan QLNN về du lịch được phân cấp theo Luật Du lịch (2017), NCS đã xây dựng bảng khảo sát để xin ý kiến các chuyên gia. Các câu hỏi trong bảng khảo sát được xây dựng dựa vào các nghiên cứu lý thuyết trước đó và đã được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh Thanh Hóa; tổng hợp các nội dung QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh. Trên cơ sở đó, vận dụng lý thuyết về các tiêu chí đánh giá QLNN của Ngân hàng Phát triển Châu Á và kế thừa nghiên cứu của Đào Anh Tuấn (2013), Nguyễn Anh Tú (2015), Nguyễn Hồng Phú (2018); Nguyễn Anh Tú (2015), và Bùi Thị Đức Hằng (2015), NCS xây dựng các tiêu chí đánh giá nội dung QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV theo mô hình kết quả đầu ra bao gồm: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững (Phụ lục 2A) gồm 4 tiêu chí với 28 câu hỏi. Mặt khác, căn cứ trên cơ sở lý thuyết kết hợp kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu về PTDLBV của Lê Thị Tố Quyên và cộng sự (2018); Dương Hoàng Hương (2017); Trương Trí Thông và Nguyễn Trọng Nhân (2019; Vũ Văn Đông (2014); Lê Đức Viên (2017); Manuel và cộng sự (2016); Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự (2014); Trương Trí Thông (2019); Nguyễn Quyết Thắng (2012); Maythawn (2014); Nguyễn Trọng Nhân (2015) và Trần Thị Xuân Mai (2019, QLNN đối với du lịch và QLNN đối với PTDLBV, NCS cũng xây dựng bảng khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV gồm 6 yếu tố khách quan và chủ quan với 25 biến quan sát để khảo sát ý kiến các chuyên gia (Phụ lục 2B).

Bước 2. Tiến hành khảo sát chuyên gia

Ý kiến của các chuyên gia được lấy trực tiếp tại cơ quan hoặc qua email. Các chuyên gia được khảo sát thuộc các lĩnh vực: Lãnh đạo cơ sở đào tạo, đại diện lãnh đạo Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa, đại diện UBND tỉnh, một số huyện, thị trấn. Thời gian tiến hành khảo sát chuyên gia từ ngày 10/05/2019 đến ngày 10/06/2019. Kết quả của khảo sát được trình bày tại Phụ lục 3.

Bước 3. Khảo sát thử

NCS sử dụng kết quả khảo sát chuyên gia để thiết kế phiếu khảo sát thực trạng QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV với đối tượng tham gia khảo sát là các cán bộ làm việc trong các cơ quan QLNN về du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Phiếu được thiết kế với 28 tiêu chí đánh giá thực trạng QLNN của tỉnh Thanh Hóa


đối với PTDLBV và 25 biến quan sát đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV.

Khảo sát thử và điều chỉnh phiếu là bước có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo phiếu khảo sát không mắc những lỗi thiết kế phiếu như câu hỏi đa nghĩa, câu hỏi không rõ nghĩa, câu hỏi khó hiểu hoặc dễ bị hiểu sai,… NCS đã tiến hàng khảo sát thử với 20 cán bộ công tác trong lĩnh vực QLNN về du lịch thực hiện khảo sát và cho ý kiến về sự hợp lý, logic, rõ ràng và hình thức của phiếu khảo sát. Kết quả khảo sát thử cho thấy các vấn đề được đề cập trong phiếu khảo sát là phù hợp, tuy nhiên cần điều chỉnh thêm về mặt hình thức cho hợp lý hơn. Từ ý kiến đóng góp của các đối tượng tham gia khảo sát thử, NCS đã tiếp thu và điều chỉnh phiếu khảo sát. Mẫu phiếu khảo sát thực trạng QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV và các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV được trình bày tại Phụ lục 4.

Bước 4. Khảo sát chính thức

Đối tượng, nội dung, cỡ mẫu khảo sát:

Để có thông tin phục vụ cho việc phân tích thực trạng PTDLBV tỉnh Thanh Hóa và QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV thông qua các nhóm tiêu chí đánh giá, cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN của địa phương đối với PTDLBV, đối tượng các tiến hành khảo sát 4 nhóm: (1) CBQL về du lịch; (2) Các doanh nghiệp DN; (3) Người dân địa phương và (4) Khách du lịch, bảng khảo sát chính thức được trình bày chi tiết trong Phụ lục 4. Chi tiết thông tin về đối tượng, nội dung, số phiếu khảo sát được miêu tả trong bảng 1.1.


Bảng 1.1. Mô tả về các đối tượng được khảo sát


STT

Đối tượng khảo sát

Nội dung khảo sát

Số phiếu

khảo sát

Kết quả phiếu

khảo sát


1


CBQL về du lịch

Các cơ quan QLNN về du lịch tỉnh Thanh Hóa; Chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa; đại diện các cơ quan hữu quan có liên quan đế PTDLBV (Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, Sở Lao động Thanh Hóa); các chuyên gia làm công tác quản lý, nghiên cứu, kinh doanh,… liên quan đến PTDLBV tại TCDL, Hiệp hội DL, Viện NCPTDL,

Trường Đại học.


(1) Ý kiến đánh giá về thực trạng hoạt động QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV;

(2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV


120 phiếu


Số lượng phiếu khảo sát thu về là 114 phiếu của các cơ quan QLNN và

196 phiếu của các DNDL (Phụ lục 4G, 4F)

2

Các doanh

nghiệp DL

Các DN lữ hành, các nhà

hàng và các cơ sở lưu trú.

210 phiếu


3


Khách du lịch


Khảo sát khách du lịch và cộng đồng dân cư tham gia các HĐDL tại 06 điểm du lịch quan trọng của tỉnh Thanh Hóa là: thành phố Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Tĩnh Gia, huyện Cẩm Thủy, huyện Vĩnh Lộc, huyện Bá Thước. Đây là những điểm đến tập trung các HĐDL của tỉnh, nơi có số lượng các điểm tham quan, khách sạn, nhà hàng lớn.

Thu thập các đánh giá của khách du lịch về một số chỉ tiêu liên quan đến các sản phẩm du lịch, nhân viên phục vụ tại các điểm tham quan; Đánh giá về chất lượng các cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn và sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến Thanh Hóa, các thông tin thu thập liên quan đến một số tiêu chí đánh giá

PTDLBV tại điểm đến Thanh Hóa…


150 phiếu

Số phiếu khảo sát hợp lệ thu về là 135 phiếu (đạt 90% tổng số phiếu phát ra, có 15 phiếu

không hợp lệ) (Phụ lục 7.1A)


4


Người dân địa phương


100 phiếu

Số phiếu khảo sát hợp lệ thu về là 86 phiếu (đạt 86% tổng số phiếu phát ra, có 14 phiếu không hợp lệ); (Phụ lục 7.1B)

(Nguồn: tác giả đề xuất và tổng hợp)

Về cỡ mẫu nghiên cứu, hiện nay không có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về cỡ mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu để đảm bảo tính tin cậy. Cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp chọn mẫu và phương pháp phân tích thống kê. Chẳng hạn, nếu cỡ mẫu lựa chọn dựa theo các quy tắc và yêu cầu của phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) thì kích cỡ tổi thiếu gấp 5 lần biến quan sát (n

= 5*m) (Hair và cộng sự, 2010). Tuy nhiên đối với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức n = 50 + 8*p trong đó p là số nhân tố

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023