Cơ Sở Lý Luận Và Kinh Nghiệm Thực Tiễn Về Quản Lý Nhà Nước Của Địa Phương Cấp Tỉnh Đối Với Phát


tiềm ẩn (Tabachnick và Fidell, 2006). Để dự phòng những trường hợp mẫu không hợp lệ, sai quy cách, sai đối tượng thì trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả áp dụng cỡ mẫu (dùng cho các cơ quan QLNN về du lịch và các DNDL) là 330 được coi phù hợp với hầu hết các quy tắc về cỡ mẫu cho các nghiên cứu sử dụng các phân tích đa biến.

Đối với các DNDL: Tác giả thiết kế bảng hỏi gửi đến các DNDL tại Thanh Hóa, bao gồm các DN lữ hành (20 phiếu), DN kinh doanh ăn uống (50 phiếu), các cơ sở kinh doanh lưu trú (140 phiếu). Như vậy, phiếu khảo sát được tác giả gửi trực tiếp hoặc gửi gián tiếp qua đường bưu điện sau khi đã liên lạc được sự đồng ý trước qua điện thoại đến 210 DNDL trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Mẫu dành cho cơ quan QLNN về du lịch và các cơ quan hữu quan tại Thanh Hóa: Tác giả đã gửi trực tiếp hoặc gửi gián tiếp qua đường bưu điện sau khi đã liên lạc được sự đồng ý trước qua điện thoại 120 phiếu khảo sát đến: Đại diện UBND tỉnh (3 phiếu); Sở Du lịch Thanh Hóa (22 phiếu), UBND các huyện, thị trấn và Phòng Văn hóa Thông tin Du lịch các huyện trên địa bàn tỉnh (75 phiếu), các cơ quan hữu quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa (10 phiếu), Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa (10 phiếu).

Mẫu dùng cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch: Mẫu khảo sát dành cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch (bao gồm 9 câu hỏi tổng bảng khảo sát), vì vậy, cần tối thiểu 45 phiếu khảo sát. Do đó, tác giả điều tra với số lượng phiếu khảo sát là 100 phiếu đối với cộng đồng dân cư.

Mẫu dùng cho khách du lịch: Mẫu khảo sát khách du lịch (bao gồm 15 câu hỏi trong bảng khảo sát), vì vậy, cần tối thiểu 75 phiếu khảo sát. Do đó, tác giả điều tra với số lượng phiếu khảo sát là 150 đối với khách du lịch.

+ Thời gian khảo sát: từ tháng 05/2019 đến tháng 09/2019.

1.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

1.2.3.1. Phương pháp xử lý dữ liệu

*Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Sau khi thu thập các dữ liệu NCS thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo theo gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong luận án và tiến hành mã hóa các dữ liệu này theo chủ đề và phân theo tiêu chí cụ thể để phân tích bằng việc sử dụng một số phương pháp (thống kê, phân tích, so sánh...).

*Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp

Sau khi kiểm tra giá trị trong thống kê của phiếu khảo sát thu về, nghiên cứu sinh tiến hành mã hóa, nhập liệu và sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để hỗ trợ phân tích, xử lý dữ liệu. Với mức điểm từ 1 đến 5, giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất


- Giá trị nhỏ nhất) / n = (5-1)/5 = 0.8 nên ý nghĩa các mức điểm trung bình như sau:

1.00 – 1.80: Rất kém/Rất không đồng ý/Rất không ảnh hưởng;

1.81 – 2.60: Kém/Không đồng ý/Không ảnh hưởng;

2.61 – 3.40: Trung bình; 3.41 – 4.20: Tốt/ Đồng ý/Ảnh hưởng;

4.21 – 5.00: Rất tốt/Rất đồng ý/Rất ảnh hưởng.

Tóm lại, bằng sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu cho phép NCS có được những thông tin đầy đủ, đa chiều, khách quan về thực trạng QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV theo khung nghiên cứu đã được xác lập và là cơ sở thực tiễn quan trọng để thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Số liệu, dữ liệu thu thập được đạt tính khoa học cao, đảm bảo phù hợp với nội dung nghiên cứu.

1.2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập các dữ liệu NCS thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo theo gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong luận án và tiến hành mã hóa các dữ liệu này theo chủ đề và phân theo tiêu chí cụ thể để phân tích bằng việc sử dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp tổng hợp

Phương pháp tổng hợp là phương pháp tập hợp, phân loại và sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập được từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh, nhờ đó có được hiểu biết toàn diện về đối tượng nghiên cứu. Trong luận án, NCS đã sử dụng phương pháp tổng hợp để nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan, hình thành khung lý thuyết cho đề tài luận án, đồng thời tổng hợp các dữ liệu cần thiết có liên quan nhằm đưa ra nhận định tổng thể về thực trạng QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV.

Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích là phương pháp bóc tách và xem xét kỹ lưỡng những mặt, những bộ phận, những vấn đề của các dữ liệu đã thu thập được để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của dữ liệu; từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được, NCS tiến hành phân tích theo từng nội dung của QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh để đưa ra nhận định cụ thể cho từng mặt của QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV.

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Phương pháp này được NCS vận dụng để nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến sự PTDLBV tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020.


Phương pháp thống kê mô tả: tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. NCS sử dụng phương pháp này để tập hợp các thông tin cần thiết để phân tích thực trạng QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV thông qua các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới đề tài: Những lý thuyết về PTDLBV; lý thuyết về các bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững; những công trình nghiên cứu về PTDLBV; những công trình nghiên cứu về QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV; những công trình nghiên cứu về QLNN và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV; những công trình nghiên cứu về du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở lý thuyết về QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV của những công trình khoa học đi trước, tác giả xác định khoảng trống trong nghiên cứu, từ đó xây dựng quy trình nghiên cứu được sử dụng trong luận án, cũng như đề xuất các phương pháp nghiên cứu nhằm thu thập, xử lý các tài liệu, dữ liệu để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra trong luận án.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH ĐỐI VỚI PHÁT

TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

2.1. Lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững và quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững

2.1.1. Khái niệm, nguyên tắc, điều kiện, nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững của địa phương cấp tỉnh

2.1.1.1. Khái niệm về du lịch, phát triển du lịch và phát triển du lịch bền vững

- Khái niệm về du lịch

Từ lâu, khái niệm “du lịch” đã được các học giả sử dụng rộng rãi trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, mỗi thời kỳ phát triển, khái niệm về du lịch cũng mang những nét đặc trưng khác nhau và được bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn. Liên đoàn Quốc tế các Tổ chức lữ hành chính thức (IUOTO) đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”.

Ở Việt Nam, khái niệm về du lịch được Luật Du lịch (năm 2017) định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá TNDL hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp kháp”.

Trên cơ sở những khái niệm được đưa ra ở trên, theo quan điểm của NCS, có thể hiểu: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến sự di chuyển ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người với mục đích nghỉ dưỡng, tham quan, trải nghiệm, nâng cao hiểu biết về mọi mặt trong đời sống xã hội và các mục đích hợp pháp khác trong khoảng thời gian không quá một năm liên tục.

- Khái niệm về phát triển bền vững

Vào năm 1987, tại Hội nghị của Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) do bà Grohalem Brundtland thành lập đã công bố thuật ngữ “PTBV” trong bản báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” như sau: “PTBV được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng những điều kiện hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” (World Economic Forum (WEF), 2009)

Theo tổ chức IUCN năm 1980 thì “PTBV phải cân nhắc đến việc khai thác các tài nguyên có khả năng tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức xen kẽ các hoạt động ngắn hạn và dài hạn đan xen


nhau”. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ mới chú trọng đến khía cạnh sử dụng tài nguyên mà chưa đề cập đến các khía cạnh khác. Khái niệm do UNCED đưa ra năm 1987 là khái niệm có ý nghĩa khái quát và được sử dụng rộng rãi hơn cả. Theo UNCED, “PTBV thoả mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm giảm khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Như vậy, nếu một hoạt động có tính bền vững, xét về mặt lý thuyết nó có thể được thực hiện mãi mãi.

Hình 2 1 Mô hình PTBV Nguồn Lê Văn Thăng Trần Anh Tuấn và Bùi Thị Thu 2004 1

Hình 2.1. Mô hình PTBV

(Nguồn: Lê Văn Thăng, Trần Anh Tuấn và Bùi Thị Thu, 2004)

Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định “PTBV được hình thành trong sự hoà nhập, đan xen và thoả hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ kinh tế và hệ văn hoá- xã hội và hệ môi trường”. Tiêu chí để đánh giá sự PTBV là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nâng cao được chất lượng môi trường sống. Như vậy, PTBV nằm ở phần giao nhau của 3 vòng tròn: Bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về môi trường.

PTBV là sự giao nhau của ba hệ thống trên. PTBV phải dựa trên sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, nếu thiếu một trong ba yếu tố thì không thể gọi là PTBV. Nói đến PTBV là tạo được sự cân bằng giữa ba yếu tố trên, trong đó: Bền vững về kinh tế là tăng trưởng kinh tế, tạo sự thịnh vượng cho các cộng đồng dân cư và đạt hiệu quả cho các hoạt động kinh tế. Bền vững về xã hội là đảm bảo sự bình đẳng, công bằng cho xã hội. Tôn trọng sự khác biệt của các cộng đồng dân cư nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Bền vững về môi trường là sử dụng hiệu quả, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn sự đa dạng sinh học và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Tại Việt Nam, để thực hiện mục tiêu PTBV đất nước như Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ


Việt Nam ban hành “Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), trong đó nêu rõ: “Mục tiêu tổng quát của PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường” cụ thể:

- Mục tiêu PTBV về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau.

- Mục tiêu PTBV về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần.

- Mục tiêu của PTBV về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

- Khái niệm về phát triển du lịch bền vững

Theo Hens L. (1998) thì “DLBV đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống”. Định nghĩa này mới chỉ chú trọng đến công tác quản lý TNDL để cho du lịch được PTBV.

Theo Machado (2003) thì PTDLBV là “Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch, và người dân địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của người dân địa phương”. Định nghĩa này chỉ mới dừng lại ở việc tập trung vào tính bền vững của các hình thức du lịch chứ chưa đề cập đến sự bền vững cho toàn ngành du lịch.


Theo UNWTO (2004) thì: “PTDLBV là việc phát triển các HĐDL nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc PTDL trong tương lai”. DLBV sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người. Đây là định nghĩa mang tính khái quát một cách trọn vẹn các nội dung liên quan đến PTDLBV.

Với những quan điểm trên thì có thể coi PTDLBV là một nhánh của PTBV nói chung. PTDLBV là hoạt động PTDL ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, không làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác. Ngược lại tính bền vững của hoạt động PTDL được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển các ngành khác, sự phát triển chung của toàn xã hội.

Theo luật Du lịch Việt Nam (2017): “PTDLBV là sự PTDL đáp ứng đồng thời các yêu cầu về KTXH và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia HĐDL, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”. Khái niệm này mang tính bao quát, hợp lý, và tiếp cận đầy đủ các trụ cột PTBV. Đây cũng là khái niệm mà tác giả sử dụng để giải quyết các nội dung của luận án.

Nội hàm của PTDL theo hướng bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường và bền vững về văn hóa xã hội. Trách nhiệm đối với môi trường đòi hỏi tất cả các ngành phải nhận biết và có những biện pháp can thiệp nếu không muốn. trong tương lai môi trường bị hủy hoại và xuống cấp. Bản thân ngành du lịch cũng phải tự. biết hành động như thế nào để du lịch phát triển. theo hướng bền vững hơn. Về bản chất, PTDLBV là sự PTDL không gây hại hoặc giảm thiểu tác động gây hại đến môi trường, văn hóa - xã hội và kinh tế tại địa phương. Tóm lại, về bản chất PTDLBV là sự giao thoa, tác động lẫn nhau của bốn phân hệ bền vững về kinh tế, xã hội, tài nguyên- môi trường và môi trường về cơ chế, chính sách.

2.1.1.2. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, muốn PTDLBV đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn xã hội. Mục tiêu của PTBV mang tới sự hài hòa giữa KTXH và môi trường nhưng không làm ảnh hưởng tới tương lai. Để thực hiện mục tiêu đó, cần xác định được 10 nguyên tắc của


PTDLBV (Nguyễn Anh Dũng, 2017), lấy làm kim chỉ nam cho những hoạt động tiếp theo, giúp ngành du lịch PTBV trong tương lai, cụ thể:

Nguyên tắc 1. Khai thác, sử dụng tài nguyên một cách bền vững

Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và xã hội là hết sức cần thiết. Chính điều này sẽ khiến cho việc KDDL phát triển lâu dài. PTBV chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên thiên nhiên không kém so với cái mà thế hệ trước đã được hưởng, ngăn ngừa trước những thay đổi mà có thể tránh được đối với những tài nguyên môi trường không thể tái tạo.

Nguyên tắc 2. Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng DL

Việc giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên như nước, năng lượng và giảm chất thải ra môi trường sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch. Sự tiêu thụ tài nguyên quá mức các nguồn tài nguyên sẽ dẫn tới sự hủy hoại môi trường trên toàn cầu và đi ngược lại với sự phát triển của du lịch. Việc giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải ra ngoài môi trường sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại môi trường và góp phần nâng cao chất lượng du lịch.

Nguyên tắc 3. Duy trì tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa

Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của tự nhiên, văn hoá và xã hội là cốt yếu cho du lịch PTBV lâu dài, và cũng là chổ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch. Tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa, xã hội là thế mạnh của mỗi quốc gia nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch về các sản phẩm du lịch. Đa dạng cũng là sự sống còn khi tránh được việc quá phụ thuộc vào một hay một vài nguồn lực sinh tồn.

Nguyên tắc 4. Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển của địa phương và quốc gia

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao. Chính vì vậy, mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch tổng thể KTXH của địa phương và quốc gia. Du lịch được thiết lập đúng đắn sẽ tăng cường các giá trị về tài sản môi trường, bảo vệ các loài quý hiếm và mang lại sự cải thiện đối với người dân địa phương. Hợp nhất PTDL vào trong khuôn khổ quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cấp quốc gia và địa phương, việc tiến hành đánh giá tác động môi trường sẽ tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành Du lịch.

Nguyên tắc 5. PTDL phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí