Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - 1


HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


ĐOÀN DIỆU LINH


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG


HÀ NỘI, 2021



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ


HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


ĐOÀN DIỆU LINH


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO

VÀ DU LỊCH


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Trần Thúy Vân


HÀ NỘI, 2021

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thúy Vân. Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau và đã ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra đề tài cũng sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, tổ chức cơ quan khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là của riêng tôi, trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.


Hà Nội, Ngày......tháng......năm 2021

Tác giả Luận văn


Đoàn Diệu Linh

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý của các thầy, cô giáo tại Học viện Hành Chính Quốc gia. Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, Ban Quản lý sau Đại học, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thúy Vân, người hướng dẫn khoa học đã dành thời gian và tâm huyết giúp tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn. Để đáp lại tấm chân tình đó, tôi sẽ cố gắng vận dụng các kiến thức mà mình đã được trang bị vào thực tiễn cuộc sống một cách có hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi ích cho mình và cho cộng đồng.


Hà Nội, Ngày......tháng......năm 2021

Tác giả Luận văn


Đoàn Diệu Linh

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ 8

1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả 8

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền tác giả 8

1.1.2. Khái niệmquản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả 12

1.1.3. Đặc điểm quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả 14

1.2. Các nội dung cơ bản của quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả 16

1.2.1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả, về quản lý nhà nước về quyền tác giả 16

1.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về quyền tác giả 18

1.3. Vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả 26

1.3.1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả; khuyến khích đầu tư sáng tạo; cân bằng lợi ích của tác giả, lợi ích của người khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ 26

1.3.2. Góp phần bảo đảm phát triển công nghiệp bản quyền và phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội 28

1.3.3. Góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế 29

1.4. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả 31

1.4.1. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về quyền tác giả 31

1.4.2. Năng lực, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả 32

1.4.3. Ý thức của người dân về pháp luật quyền tác giả 33

1.4.4. Hợp tác quốc tế trong quản lý, thực thi bảo hộ quyền tác giả 35

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả ở một số quốc gia trên thế giới 37

1.5.1. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả ở một số nước trên thế giới. 37

1.5.2. Một số kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam 41

Tiểu kết Chương 1 42

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

............................................................................................................................. 44

2.1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Cục Bản quyền tác giả trong quản lý nhà nước về quyền tác giả 44

2.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong quản lý nhà nước về quyền tác giả 44

2.1.2. Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 45

2.2. Tình hình quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả, những kết quả đạt được tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2015-2020 48

2.2.1. Xây dựng, ban hành và tuyên truyền,hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật về quyền tác giả 48

2.2.2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả 53

2.2.3. Hướng dẫn việc cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm 54

2.2.4. Quản lý hoạt động cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả 57

2.2.5. Quản lý hoạt động giám định về quyền tác giả; hoạt động đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền tác giả 58

2.2.6. Hợp tác quốc tế trong quản lý, thực thi bảo hộ quyền tác giả 58

2.2.7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về quyền tác giả 60

2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2015 - 2020 61

2.3.1. Trong việc xây dựng, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về quyền tác giả 61

2.3.2. Trong thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả 63

2.3.3. Trong hoạt động quản lý tập thể quyền tác giả 69

2.3.4. Trong quản lý hoạt động giám định về quyền tác giả 69

2.3.5. Trong hợp tác quốc tế trong quản lý, thực thi bảo hộ quyền tác giả 70

2.3.6. Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về quyền tác giả 71

2.3.7. Một số căn nguyên chung của các hạn chế 72

Tiểu kết Chương 2 74

CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ 76

3.1. Quan điểm vềquản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả 76

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước 76

3.1.2. Quan điểm khoa học 78

3.2. Giải pháp đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 80

3.2.1. Giải pháp chung 80

3.2.2. Giải pháp riêng đối với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 89

Tiểu kết Chương 3 100

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài luận văn

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề bảo hộ quyền tác giả đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý Nhà nước. Việc bảo hộ quyền tác giả ở mỗi quốc gia có hiệu quả sẽ khuyến khích các hoạt động sáng tạo, tạo môi trường đầu tư an toàn để thu hút các nhà đầu tư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Bảo hộ quyền tác giả là lĩnh vực mới ở Việt Nam, nhưng đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, và xây dựng nền kinh tế tri thức của đất nước. Chính vì vậy, trong những năm qua, hoạt động bảo hộ quyền tác giả đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm quyền tác giả vẫn còn diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, với nhiều hình thức và mức độ khác nhau gây thiệt hại cho chủ sở hữu quyền và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sáng tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nguyên nhân của tình trạng trên nói trên chủ yếu là do nhận thức, hiểu biết, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật quyền tác giả của nhiều tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng còn nhiều hạn chế và chưa nghiêm túc; hệ thống quản lý và thực thi quyền tác giả của các cấp chính quyền chưa đáp ứng yêu cầu bảo hộ theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, của môi trường kỹ thuật số đã và đang đặt ra những thách thức lớn đối với việc quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả. Nền kinh tế mới, bối cảnh mới đang làm nảy sinh hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn không chỉ liên quan đến nhận thức, quan điểm về quyền tác giả mà còn liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò quản lý của nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả. Một hệ thống các quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, một cơ chế chính sách đồng bộ, nhất quán, một bộ máy thực thi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2023