Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - 2

có hiệu quả, phù hợp với các yêu cầu của hoạt động bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, định nghĩa xã hội chủ nghĩa là mục tiêu của các nhà làm luật, các cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả. Đó cũng là mong muốn của các tác giả, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, của những người khai thác sử dụng và công chúng hưởng thụ.

Chính vì vậy các cơ quan quản lý Nhà nước cần chú trọng hơn nữa trong vấn đề quản lý, giám sát quyền tác giả, quyền liên quan. Đối với Việt Nam, tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả có vai trò đặc biệt quan trọng, nó tạo điều kiện cho các hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, góp phần bảo tồn, phát triển nền văn hóa dân tộc, hiện đại, nhân văn; tiếp thu tinh hoa văn hóa và tiến bộ về khoa học - công nghệ của nhân loại, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp bản quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.Tuy nhiên, vì quyền tác giả là một lĩnh vực mới đối với Việt Nam cho nên nhận thức và hiểu biết của các cơ quan quản lý, chỉ đạo các cấp chưa đầy đủ; ý thức chấp hành và hiểu biết của nhân dân, kể cả các tác giả và tổ chức cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan còn chưa cao. Từ đó, việc thực thi các quy định của pháp luật về quyền tác giả còn nhiều hạn chế, tình trạng vi phạm quyền tác giả xảy ra nhiều, có vụ việc nghiêm trọng.Do vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được bước đầu trong lĩnh vực quyền tác giả, thực tiễn cũng đang đặt ra những vấn đề bức bách đòi hỏi phải giải quyết trước áp lực trong và ngoài nước về bảo hộ quyền tác giả khi Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới. Một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của hoạt động bảo hộ quyền tác giả là phải hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực quyền tác giả.

Cả lý luận và thực tiễn đều đã khẳng định hoạt động bảo hộ quyền tác giả bất kỳ quốc gia nào, trong bất kỳ thời kỳ nào cũng đều cần đến sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, việc hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực quyền tác giả là nhu cầu tất yếu, khách quan của sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng như đối với nước ta hiện nay.

Đó cũng chính là lý do chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch” với mong muốn đóng góp một tiếng nói chung vào việc thực thi và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với một lĩnh vực rất quan trọng trong đời sống của xã hội - lĩnh vực quyền tác giả.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Ở nước ta, quyền tác giả còn là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, cho đến nay đã có nhiều bài viết, bài báo, bài nghiên cứu cũng như trong hội thảo khoa học đã đề cập đến vấn đề quyền tác giả, nhưng tập trung chủ yếu vào pháp luật quyền tác giả và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quyền tác giả sao cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn thi hành và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một số đề tài nghiên cứu liên quan đến nội dung này gồm có:

Việc nghiên cứu về quyền tác giả ở Việt Nam những năm gần đây đã có một số công trình khoa học như: Luận án phó tiến sĩ khoa học luật học của tác giả Lê Xuân Thảo “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (1996). Luận án chủ yếu đề cập tới cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam mà chưa đi sâu về quyền tác giả; Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Hoàng Minh Thái “Thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay”. Luận án chủ yếu nghiên cứu về thực trạng thực thi bảo hộ quyền tác giả bằng pháp luật tại Việt Nam.

Ngoài ra còn có một số Luận văn thạc sĩ luật học như: Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Đoàn Thanh Nô“Hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay”(2008). Luận văn chủ yếu đề cập đến thực trạng quản lý quyền sở hữu trí tuệ đối với loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian tại Việt Nam; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà: “Quyền tác giả đối với tác phẩm theo pháp luật Việt Nam” (2007).

Các sách tham khảo về vấn đề này không có nhiều, điển hình có một số sách tham khảo như: “Sáng tạo văn học nghệ thuật và quyền tác giả ở Việt Nam” của TS. Vũ Mạnh Chu“Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Huy Ngát, Nguyễn Thị Bích Ngọc, nhóm tác giả đi sâu nghiên cứu và bình luận cả về lý luận và thực tiễn trong việc thực thi và bảo hộ quyền tác giả trong hệ thống pháp luật tại Việt Nam ; “Công ước Berne 1886 công cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác giả” của các tác giả Nguyễn Bá Bình, Phạm Thanh Tùng, nhóm tác giả đề cập đến các công cụ bảo hộ quyền tác giả tại Công ước Berne 1886 qua đó đưa ra nhiều bài học kinh nghiệm trong vấn đề xây dựng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam; “Pháp luật và thực thi” của Tiến sĩ Vũ Mạnh Chu và một số tài liệu hội thảo khoa học có liên quan cũng có đề cập đến vấn đề quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quyền tác giả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Trong một số tạp chí nghiên cứu về nhà nước và pháp luật có một số bài nghiên cứu như “Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển” của tác giả Phan Việt Dũng (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6-2003) tập trung nghiên cứu chủ yếu về thực trạng bảo hộ quyền tác giả tại các nước đang phát triển; “Bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiện nay” của tác giả Nguyễn Bá Diến (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 4-2005).

Bên cạnh đó còn có một số tài liệu hội thảo khoa học có liên quan như: “Bản quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản-thực trạng và giải pháp” năm 1998; “Quyền tác giả trong lĩnh vực sản xuất các chương trình băng, đĩa âm nhạc” tháng 10/1998; “Quyền tác giả trong hoạt động báo chí” tháng 10/2000; “Quyền tác giả trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình” tháng 6/2001; “Quyền tác giả trong lĩnh vực công nghiệp ghi âm” tháng 8/2002; “Quyền tác giả trong lĩnh vực nhiếp ảnh” tháng 9/2002; “Quyền tác giả sách văn học học dịch” tháng 11/2002; “Quyền tác giả trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu” tháng 7/2003; “ Hội nghị toàn quốc về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam” tháng 9/2004; “Các công ước và hiệp ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan” tháng 8/2008.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - 2

Một số Kỷ yếu Hội thảo quyền tác giả trong lĩnh vực Báo chí, Xuất bản, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Nghệ thuật sân khấu, Âm nhạc…

Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện khía cạnh quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quyền tác giả. Chính vì vậy, với đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch” chúng tôi mong muốn có một sự đóng góp nhỏ vào sự phát triển của khoa học quản lý nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực quyền tác giả nói riêng.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích

Mục đích của luận văn là nghiên cứu cơ sở khoa học củaquản lý nhà nước bằng pháp luật vềquyền tác giả; phân tích, đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luậtvề quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, từ đó đề xuất một số giải pháp đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

3.2. Nhiệm vụ

-Nghiên cứu, làm rõ hơncơ sở lý luận củaquản lý nhà nước bằng pháp luật vềquyền tác giả;

-Phân tích, đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luậtvề quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

- Đề xuất một số giải pháp đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1.Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của cơ sở khoa học, cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả; thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại; từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi một luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý công, luận văn tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về quyền tác giả trong phạm vi sau đây:

- Các vấn đề cơ bản nhất của cơ sở khoa học (bao gồm kinh nghiệm một số nước phát triển) về quản lý nhà nước về quyền tác giả; các hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực quyền tác giả.

- Các quy định pháp luật hiện hành và hoạt động quản lý nhà nước về quyền tác giả tại Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2015-2020.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; quan điểm của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân.

- Phương pháp nghiên cứu:Luận văn phối hợp sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu những nguyên nhân của hạn chế trong quản lý, trên cơ sở đó làm rõ và đề xuất giải pháp đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở khoa học về hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả.

- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong xây dựng và thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả; trong giảng dạy, nghiên cứuquản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài Mở đầu, Mục lục, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu làm 3 Chương:

Chương 1:Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả.

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Chương 3: Quan điểm và giải phápnâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả.

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ


1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền tác giả

Từ những năm 80 trở lại đây, do tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, năng lượng...nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, toàn diện, chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức- nền kinh tế được xây bằng gạch vữa đang được thay thế bằng nền kinh tế của những ý tưởng và sáng tạo.

Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được gọi là tài sản trí tuệ. Đây là một loại tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận. Tài sản trí tuệ bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ý tưởng; chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, tên thương mại; bí quyết kinh doanh, công thức pha chế; giống cây trồng mới, phầm mềm máy tính…

Sở hữu tài sản trí tuệ thường được gọi là sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ là một phạm trù rộng bao gồm các lĩnh vực khác nhau như quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.

Quyền tác giả không chỉ là một thuật ngữ pháp lý, mà còn là một chế định pháp luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật xác định và bảo hộ quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học - các tác phẩm mang tính nguyên gốc; chống lại sự sao chép trái phép tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan bao gồm cả quyền của người biểu diễn đối với các chương trình biểu diễn của họ; quyền của nhà sản xuất

bản ghi âm, ghi hình đối với các bản ghi của họ; quyền của tổ chức phát thành, truyền hình đối với các chương trình phát thanh truyền hình của họ.

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

+ Đặt tên cho tác phẩm;

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả[40].

Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

+ Làm tác phẩm phái sinh;

+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

+ Sao chép tác phẩm;

+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính[40].

Tác giả được hưởng quyền nhân thân vô thời hạn, còn với quyền tài sản tác giả được hưởng trong một thời gian nhất định. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền dành cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, pháp luật cũng quy định các giới hạn quyền và các ngoại lệ nhằm cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu quyền, người khai thác, sử dụng quyền tác giả. Pháp luật cũng quy định sự bảo hộ cho những người góp phần phổ biến tác phẩm đến công chúng, việc bảo hộ tốt quyền và lợi ích của những cá nhân, tổ chức này sẽ gián tiếp bảo hộ quyền lợi của tác giả.

Quyền liên quan đến quyền tác giả (gọi tắt là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Trong phạm vi Luận văn này, thuật ngữ quyền tác giả được hiểu bao gồm cả quyền tác giả và quyền liên quan.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 11/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí