Quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh tỉnh Hải Dương - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CBQL

DN ĐTB

: Cán bộ quản lý

: Dạy nghề

: Điểm trung bình

GD & ĐT

GDTX

: Giáo dục và Đào tạo

: Giáo dục thường xuyên

GV

: Giáo viên

HN QĐ QL QLGD

SL

: Hướng nghiệp

: Quyết định

: Quản lý

: Quản lý giáo dục

: Số lượng

THPT

: Trung học phổ thông

TP TW

TV

: Thành phố

: Trung ương

: Tư vấn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh tỉnh Hải Dương - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức cán bộ, giáo viên, nhân viên ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh 37

Bảng 2.2. Quy mô phát triển giáo dục giai đoạn 2013 -2017 39

Bảng 2.3. Số lượng các khối lớp năm học 2016 - 2017 39

Bảng 2.4. Quy mô các lớp liên kết, hướng nghiệp, dạy nghề năm 2016 - 2017 39

Bảng 2.5. Nhận thức về vai trò của hoạt động tư vấn nghề 42

Bảng 2.6. Nội dung chương trình tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương 43

Bảng 2.7. Các phương pháp tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề Chí Linh, Hải Dương 45

Bảng 2.8. Các hình thức tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề Chí Linh,

tỉnh Hải Dương 47

Bảng 2.9. Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động tư vấn nghề cho học

sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương 49

Bảng 2.10. Đội ngũ tham gia công tác tư vấn nghề cho học sinh ở Trung

tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương 51

Bảng 2.11. Quản lý mô hình tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương 52

Bảng 2.12. Quản lý nội dung chương tình TVN cho học sinh ở Trung

tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương 54

Bảng 2.13. Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực GV làm công tác TVN cho HS ở Trung tâm GDTX-HN-DN Chí Linh,

tỉnh Hải Dương 56

Bảng 2.14. Quản lý hệ thống thông tin phục vụ hoạt động TVN 58

Bảng 2.15. Quản lý hoạt động huy động nguồn lực ngoài trung tâm phục

vụ công tác TVN 60

Bảng 2.16. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác TVN 61

Bảng 2.17. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TVN cho học sinh 63

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương 81

vi

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương 83



MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Những thành tựu kinh tế - xã hội, công cuộc đổi mới cũng đã và đang đặt ra yêu cầu đối với ngành giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân và đất nước: về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

Nâng cao chất lượng, đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường giáo dục kĩ năng, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách người học là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo của nước ta. Đây là vấn đề cấp bách không chỉ toàn ngành giáo dục quan tâm mà cũng là sự quan tâm trong đường lối lãnh đạo công tác giáo dục của Đảng.

Năm 2013 tiếp tục thực hiện đề án “Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập” theo tinh thần của Đảng “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước và của toàn dân”, toàn dân chăm lo phát triển giáo dục, toàn dân học tập và học tập suốt đời, vì nhu cầu học, làm, sống văn hóa, học chữ, học nghề, học nên người lao động, tri thức tự chủ, năng động sáng tạo, có lý tưởng độc lập và xã hội chủ nghĩa, bản lĩnh sáng tạo thích ứng với những yêu cầu đổi mới của đất nước.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ

thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau sau phổ thông có chất lượng”.

Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng để đẩy mạnh công tác giáo dục, tư vấn nghề và đã đạt được những kết quả bước đầu. Công tác tư vấn nghề cho học sinh ngày càng trở thành nhu cầu không thể thiếu của mỗi học sinh phổ thông, đảm bảo mọi học sinh đều được trang bị kiến thức, phương pháp, công cụ và sự hỗ trợ tư vấn cần thiết để có thể xác định định hướng phù hợp cho tương lai. Tư vấn, định hướng nghề nghề giúp học sinh trung học phổ thông sau khi tốt nghiệp lựa chọn cho mình một ngành nghề nhất định. Nếu lựa chọn đúng, chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân thì các em phát huy được hết năng lực, sở trường của mình cống hiến cho gia đình và xã hội. Giáo dục tư vấn nghề tốt ở bậc phổ thông không những giúp các em có sự lựa chọn đúng tương lai ngành nghề, mà còn giúp các em tự điều chỉnh, phấn đấu vươn lên trong học tập. Ở mức độ rộng hơn, tư vấn nghề góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

Đa số học sinh có tâm lý học xong trung học cơ sở phải vào trung học phổ thông và học xong trung học phổ thông phải vào được đại học hoặc cao đẳng, rất ít học sinh có nguyện vọng học nghề. Nhiều trường dạy nghề có chất lượng cao, thị trường lao động rất cần và trả lương cao nhưng vẫn thiếu học sinh học nghề. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ nguồn nhân lực đã đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo ở nước ta. Những ngành nghề có nhu cầu phát triển thì chỉ có ít sinh viên theo học. Trong khi đó, rất đông học sinh theo học các ngành có nhu cầu về nhân lực qua đào tạo thấp, nên sau khi tốt nghiệp đại học, nhiều em không xin được việc làm hoặc làm những công việc trái với ngành nghề được đào tạo, gây lãng phí lớn

cho gia đình và xã hội. Như vậy, mục tiêu tư vấn định hướng nghề nghiệp của giáo dục phổ thông hầu như chưa đạt được. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do nội dung công tác tư vấn nghề chưa được thực hiện đầy đủ; thiếu các điều kiện cần thiết cho hoạt động giáo dục tư vấn nghề đặc biệt là điều kiện giáo viên. Giáo viên làm công tác giáo dục tư vấn nghề ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương còn hạn chế về kinh nghiệm, ít được tập huấn, đào tạo chuyên sâu về hoạt động tư vấn nghề, nhiều giáo viên còn là giáo viên hợp đồng.

Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương là một đơn vị thực hiện 3 chức năng là: Giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy nghề. Đối tượng người học ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương có nhiều hạn chế về đầu vào thấp hơn, ý thức tự giác, tinh thần phấn đấu, chưa định hướng đúng nghề nghiệp lựa chọn cho tương lai. Vì vậy, Trung tâm luôn đề cao vai trò của hoạt động TVN, đó là một trong những nội dung của quản lý các hoạt động sư phạm.

Tuy nhiên, công tác TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương còn bộc lộ những hạn chế nhất định về việc xây dựng kế hoạch, tư vấn hướng nghiệp, quản lý đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính... Bên cạnh đó hoạt động này chưa được quan tâm một cách đúng mức từ phía xã hội và gia đình. Việc thiếu thông tin về ngành, nghề dẫn đến nhiều học sinh lúng túng trong việc chọn trường, chọn ngành học. Học sinh chọn nghề sau tốt nghiệp THPT chưa phù hợp với năng lực, xu hướng của bản thân và điều kiện của gia đình. Vì vậy, nhiều em không đạt được kết quả, khiến học sinh lãng phí thời gian, công sức, tiền của mà còn gây nên mất cân bằng xã hội.

Từ thực trạng công tác TVN trong các Trung tâm GDTX - HN -DN nói chung, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN- DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động TVN cho học sinh ở Trung tâm GDTX – HN – DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TVN cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương, từ đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động TVN ở các trung tâm GDTX - HN - DN trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quá trình quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Hoạt động TVN cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương trong thời gian qua đã được quan tâm đầu tư nhưng chất lượng còn chưa cao. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của trung tâm, đặc điểm tâm lý của HS...thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TVN cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp - dạy nghề.

5.2. Khảo sát, phân tích thưc trạng quản lý hoạt động tư vấn nghề cho

học sinh Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh tỉnh Hải Dương.

5.3. Đề xuất các biên

pháp quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở

Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề Chí Linh tỉnh Hải Dương.

6. Giới hạn nghiên cứu

- 06 CBQL, 30 GV ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

- 150 HS đang học lớp 12 ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu; phương pháp lịch sử: để xác định các khái niệm và xây dựng khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Đây là phương pháp cơ bản nhất trong đề tài để tiến hành lấy ý kiến của các đối tượng nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, bảng hỏi nhằm làm rõ thực trạng cần nghiên cứu.

7.2.2. Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát, khảo sát thực tế, thu thập thông tin góp phần làm rõ thực trạng cần nghiên cứu.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn: tiến hành đàm thoại với các đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó tổng hợp, so sánh các dữ liệu để làm rõ thực trạng nội dung cần nghiên cứu.

7.2.4. Phương pháp chuyên gia: trưng cầu ý kiến chuyên gia về các nội dung nghiên cứu, đánh giá thực trạng nghiên cứu, đánh giá về tính khoa học và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

7.3. Nhóm phương pháp toán thống kê: sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu thực trạng và khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

8. Cấu trúc nghiên cứu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và khuyến nghị; Phụ lục; Danh mục tài liệu tham tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí