Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam - 2

Xuất phát từ ý nghĩa đó, người viết chọn đề tài “Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc và bài học rút ra cho Việt Nam” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình với hi vọng cùng các công trình nghiên cứu chung góp phần xây dựng các giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của SMEs trong nước.

2. Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận

Trên cơ sở tìm hiểu những cơ sở lý luận về SMEs và về thực trạng phát triển SMEs của Hàn Quốc, rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và từ đó đề xuất một vài giải pháp nhằm phát triển hơn nữa khu vực SMEs của đất nước.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận:

- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tình hình phát triển SMEs của Hàn Quốc, những chính sách mà Chính phủ nước này áp dụng đối với SMEs và thực trạng phát triển của các SMEs Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng phát triển SMEs Hàn Quốc từ giữa thập niên 70 đến nay và sơ lược về thực trạng phát triển SMEs của Việt Nam trong những năm gần đây.

4. Phương pháp nghiên cứu của khoá luận:

Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với duy vật lịch sử làm cơ sở nghiên cứu, đồng thời áp dụng các phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp số liệu tại bàn.

- Phương pháp đối chiếu so sánh.

- Phương pháp diễn giải, quy nạp.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp.

5. Kết cấu của khoá luận:

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được chia thành 3 chương như sau:

Chương I. Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chương II. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc

Chương III. Bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc đối với Việt Nam

Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các cán bộ công tác tại Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á; Thư viện Quốc gia Việt Nam; Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM); Thư viện trường đại học Ngoại Thương và đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Văn Hồng, người đã nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.

Do những hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu, bài khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và sự góp ý từ phía bạn đọc.


Em xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Quỳnh Trang A10- K43C- Khoa KT&KDQT

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA‌


I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (SMEs)

1. Khái niệm SMEs

Nhiều năm trở lại đây, các cụm từ như “SMEs”, “doanh nghiệp vừa và nhỏ” hay “doanh nghiệp nhỏ và vừa” đều đã trở nên khá phổ biến và quen thuộc. Đây chính là những thuật ngữ dùng để chỉ một loại hình doanh nghiệp nhỏ về quy mô nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong các nền kinh tế.

Việc tìm hiểu khái niệm về loại hình doanh nghiệp này, tự thân nó đã vốn cần thiết, lại càng trở nên quan trọng hơn do có những điểm không giống nhau về khái niệm SMEs giữa các nước. Khác nhau cơ bản chính là việc mỗi quốc gia lại có những tiêu chuẩn xác định, xếp loại và đánh giá quy mô doanh nghiệp riêng.

Tuy nhiên, dù có những khác biệt nhất định, khái niệm về SMEs ở các nước đều có một nội dung thống nhất như sau:

SMEs là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia.

2. Tiêu chuẩn về SMEs

Câu hỏi quan trọng cần đặt ra khi nghiên cứu chủ đề này là một câu hỏi về tiêu chuẩn. Bởi lẽ, chỉ có nắm rõ tiêu chuẩn SMEs của từng nước thì mới hiểu và phân tích được kết quả hoạt động của các SMEs cũng như theo dõi được tình hình, đánh giá được chất lượng hoạch định và hiệu quả thực hiện chính sách đối với SMEs của từng quốc gia đó.

2.1 Các tiêu chí xác định SMEs

Nhìn chung trên thế giới, việc xác định một doanh nghiệp là SME chủ yếu căn cứ vào các tiêu chí như:

- Tổng vốn (hoặc tổng giá trị tài sản)

- Số lượng lao động

- Doanh thu

- Lợi nhuận kinh nghiệm phát triển

- Giá trị gia tăng

Đây là các tiêu chí mang tính định lượng, phản ánh quy mô đầu vào và hiệu quả hoạt động (hay đầu ra) của doanh nghiệp. Mỗi tiêu chí có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tuỳ thuộc vào điều kiện, trình độ và định hướng phát triển cụ thể mà một nước sẽ lựa chọn một hoặc kết hợp đồng thời hai hay nhiều tiêu chí với nhau để phân loại doanh nghiệp.

Qua nghiên cứu cho thấy, khá nhiều nước coi tiêu chí về số lao động và tổng vốn (hay tổng giá trị tài sản) là quan trọng hơn cả. Số lao động có thể là số lao động trung bình hàng năm trong danh sách hoặc số lao động thực tế của doanh nghiệp. Vốn (hoặc tài sản) có thể chỉ bao gồm số vốn (giá trị tài sản) cố định hoặc cũng có thể bao gồm tổng vốn (tổng giá trị tài sản) thực tế mà doanh nghiệp đưa vào kinh doanh. Các nước sẽ đưa ra những giới hạn nhất định cho những tiêu chí này. Rồi theo đó, các doanh nghiệp có quy mô nằm trong hạn mức đưa ra sẽ được xếp vào khu vực các SMEs.

Như ở Thái Lan, người ta chỉ sử dụng tiêu chí về vốn để phân loại doanh nghiệp. Những doanh nghiệp sản xuất có số vốn nhỏ hơn 200 triệu Baht sẽ được coi là SMEs. Trong khi đó, một số quốc gia như EU và Nhật Bản lại kết hợp cả hai tiêu chí: số lao động và số vốn (Nhật Bản) hay số lao động và doanh thu (EU) để phân loại. Kết quả là, chỉ những doanh nghiệp thoả mãn đồng thời hai tiêu chí trên mới được xem là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoài những tiêu chí mang tính định lượng kể trên, một vài quốc gia còn sử dụng nhóm tiêu chí mang tính định tính, được xác định dựa trên các đặc trưng cơ bản của SMEs như trình độ chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý chưa cao... Lấy ví dụ như ở Mỹ, bên cạnh tiêu chí về số lao động sử dụng thường xuyên, người ta còn quan tâm đến mức độ độc lập trong kinh doanh của doanh nghiệp đối với các hãng và tập đoàn lớn. Chỉ những doanh nghiệp độc lập có quy mô nhỏ và vừa mới là SMEs còn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa nhưng là thành viên của các công ty lớn thì cũng không được xếp vào khu vực SMEs và như vậy sẽ không được hưởng những chính sách hỗ trợ mà Nhà nước dành riêng cho loại hình doanh nghiệp này.

Nhóm tiêu chí định tính có ưu điểm là phản ánh đúng bản chất của vấn đề

nhưng thường khó xác định trên thực tế. Vì vậy chúng thường chỉ được sử dụng làm cơ sở để tham khảo, kiểm chứng còn ít được sử dụng để phân loại trên thực tế.

2.2 Những yếu tố tác động đến việc xác định tiêu chuẩn của SMEs

Tiêu chuẩn xác định SMEs là không cố định và chẳng những khác nhau giữa các nước mà còn thay đổi ngay trong một quốc gia, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

2.2.1 Trước hết đó là sự thay đổi theo ngành nghề

Đa phần các nước có sự phân biệt về tiêu chuẩn SMEs giữa các ngành, nghề, lĩnh vực, thể hiện ở giới hạn qui mô các tiêu thức về vốn, lao động và doanh thu... Tuy nhiên vẫn có một số nước dùng chung một tiêu chuẩn cho tất cả các ngành. Như ở Mỹ và Newzealand, SMEs thuộc mọi ngành, nghề đều được xác định dựa trên một tiêu chuẩn chung về số lao động. Cụ thể là, ở Newzealand, tất cả các doanh nghiệp có từ 1-50 lao động và ở Mỹ là từ 1-500 lao động đều được coi là SMEs. Trong khi đó, ở Nhật Bản SMEs trong ngành chế tạo có từ 1-300 lao động và số vốn kinh doanh không vượt quá 300 triệu Yên, còn các SMEs trong ngành thương mại dịch vụ có số lao động ít hơn, không vượt quá 100 người và số vốn kinh doanh cũng nhỏ hơn, không vượt quá 100 triệu Yên.

2.2.2 Tiêu chuẩn về SMEs phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng nước

Thông thường các nước có trình độ phát triển cao sẽ có giới hạn quy mô chỉ tiêu lớn hơn so với các nước có trình độ phát triển thấp. Điều này có nghĩa là mặc dù cùng sử dụng tiêu thức phân loại là số lao động, số vốn hoặc doanh thu, nhưng ở các nước có trình độ phát triển cao, giới hạn cụ thể (bao nhiêu lao động? bao nhiêu vốn? bao nhiêu doanh thu?) của các tiêu thức này lại thường lớn hơn ở các nước có trình độ phát triển thấp. Chẳng hạn ở Mỹ, Australia và Canada, SMEs là các doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người. Trong khi đó, ở Philippin và Indonesia, các SMEs chỉ có không quá 200 nhân công, nếu có số lao động lớn hơn mức này, doanh nghiệp sẽ được xem là doanh nghiệp lớn.

2.2.3 Tiêu chuẩn xác định SMEs không cố định mà thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế

Tuỳ thuộc vào điều kiện, trình độ và định hướng phát triển kinh tế của từng thời kỳ mà các nước sẽ tiến hành xem xét lại, điều chỉnh và đưa ra các tiêu chuẩn về

SMEs sao cho phù hợp. Điều này có thể thấy rõ ở Đài Loan, nơi mà trong vòng chưa đầy 40 năm đã có 8 lần thay đổi quy mô giới hạn và các tiêu thức xác định SMEs (Bảng 1.1, xem phụ lục).

Như vậy có thể khái quát lại:

- Trong từng nước, từng ngành nghề, từng thời kỳ, tiêu chuẩn về SMEs là rõ ràng và có tính định lượng.

- Giữa các nước, các ngành nghề và các thời kỳ khác nhau, tiêu chuẩn về SMEs là tương đối, nghĩa là có một số nét chung nhất định, song bên cạnh đó vẫn có những nét riêng, khác nhau và có thể thay đổi.

Cũng cần nói thêm rằng, ở hầu hết các nước, người ta hay nói gộp chung doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp vừa thành doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì các nước thường có những chính sách chung áp dụng cho cả hai loại doanh nghiệp này.

2.3. Tiêu chuẩn xác định SMEs của Hàn Quốc và Việt Nam

2.3.1 Tiêu chuẩn xác định SMEs của Hàn Quốc

Bộ luật cơ bản về SMEs của Hàn Quốc (1966) đưa ra khái niệm chung về SMEs như sau:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) là một doanh nghiệp sử dụng dưới 300 nhân công hoặc có tổng vốn góp không quá 8 tỉ Won.

Trên cơ sở đó, người ta đưa ra những tiêu chuẩn riêng cho từng ngành, nghề, lĩnh vực cụ thể. Ví dụ:

- Trong ngành sản xuất công nghiệp, SMEs là những doanh nghiệp có số lao động dưới 300 người hoặc tổng vốn không quá 8 tỉ Won.

- Trong ngành khai thác, xây dựng và vận tải: con số này là dưới 300 lao động hoặc tổng vốn không quá 3 tỉ Won.

- Trong ngành ngư nghiệp, y tế và sản xuất phim, SMEs có số nhân công ít hơn 200 người hoặc doanh thu hàng năm đạt không quá 20 tỉ Won.

- Trong ngành nông, lâm nghiệp: doanh nghiệp có số nhân công dưới 50 người hoặc doanh thu đạt được dưới 5 tỉ Won sẽ được coi là SMEs.

- Trong ngành dịch vụ các con số tương ứng là:

+ dưới 300 nhân công hoặc có doanh thu dưới 25 tỉ Won đối với ngành viễn

thông, xử lý thông tin và truyền hình;

+ dưới 200 nhân công hoặc dưới 20 tỉ Won doanh thu đối với những dịch vụ liên quan đến khoa học- công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp, bán hàng "door to door" hay dịch vụ cung cấp ga, nước...,

+ dưới 300 nhân công hoặc dưới 3 tỉ Won doanh thu đối với dịch vụ bán lẻ và kinh doanh khách sạn.

+ Đối với dịch vụ bán buôn con số này là dưới 100 lao động và doanh thu không quá 10 tỉ Won (Bảng 1.2)

Bảng 1.2 Tiêu chuẩn xác định SMEs của Hàn Quốc



Lĩnh vực


SMEs

Doanh

nghiệp nhỏ

Doanh

nghiệp cực nhỏ


Số lao động

(người)

Số vốn/ Tổng

doanh thu*

Số lao động (người)

Sản xuất

< 300

=< 8 tỷ

< 50

< 10

Khai thác, xây dựng và vận tải

< 300

=< 3 tỷ

< 50

< 10

Ngư nghiệp, dịch vụ y tế, cung cấp giống cây trồng, cung cấp ga, điện, nước


< 200


=< 20 tỷ *


< 10


< 10

Nông, lâm nghiệp

< 50

=< 5 tỷ *

-

-

Ngành dịch vụ:

+ Bán lẻ, viễn thông, xử lý thông tin, truyền hình, kinh doanh chung cư, khách sạn


< 300


=< 30 tỷ *


< 10


< 5

+ Các dịch vụ liên quan đến khoa học công nghệ, hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ bán hàng “door to door”, đại lý du lịch, đặt hàng qua mail


< 200


=< 20 tỷ *


<10


< 5

+ Bán buôn, dịch vụ môi giới sản phẩm, cho thuê máy móc, thiết bị, hoạt động công

chúng, cung cấp thông tin, xử lý nước thải, dịch vụ vệ sinh


< 100


=< 10 tỷ *


<10


< 5

Các ngành khác

Doanh thu không vượt quá 5 tỷ Won

< 10

< 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam - 2

Nguồn: Bộ Kinh tế và tài chính Hàn Quốc; Cơ quan quản lý SMEs Hàn Quốc (SMBA); Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc (IBK)

*Quy định về điều kiện loại trừ:

Bên cạnh việc đưa ra khái niệm SMEs dựa trên các tiêu chí về số lao động, tổng vốn hay tổng giá trị tài sản, Hàn Quốc còn quy định một cách cụ thể các điều kiện loại trừ. Theo đó, mặc dù doanh nghiệp có quy mô thỏa mãn một trong các tiêu chí đưa ra nhưng nếu rơi vào một trong các trường hợp dưới đây thì cũng không được xem là SMEs:

- Doanh nghiệp có số lao động thường xuyên vượt quá 1000 người.

- Doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản lớn hơn 500 tỷ Won. (Ví dụ như nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện tử không cần nhiều lao động nhưng lại có tổng giá trị tài sản rất lớn nên không thể xếp vào khu vực các SMEs)

- Doanh nghiệp có trên 30% cổ phần được sở hữu bởi một doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản lớn hơn 500 tỷ Won). Quy định này nhằm xác định mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các hãng và các tập đoàn lớn. 1

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ, trong các ngành tập trung nhiều lao động, SMEs có thể có tới trên dưới 1.000 lao động. Lấy ví dụ:

- Trong ngành sản xuất linh kiện ô tô, linh kiện điện tử: số nhân công có thể lên tới 1.000 người.

- Trong ngành khai khoáng, may, sản xuất săm lốp, đúc, sản xuất xe đạp, kính đeo, đồ chơi: tới 700 người.

- Ngành đồ hộp, dệt, nhựa, in, cao su, thuỷ tinh, bóng đèn, đồng hồ đeo tay, nhạc cụ: số lao động có thể đạt 500 người.

2.3.2 Tiêu chuẩn xác định SMEs của Việt Nam:

Mặc dù khái niệm SMEs đã được biết đến trên thế giới từ những năm đầu của thế kỷ XX và khu vực SMEs đã được các nước quan tâm phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên ở Việt Nam khái niệm SMEs mới được biết đến từ những năm 1990 đến nay.

Trước năm 1998, chưa có một văn bản pháp luật chính thức nào quy định tiêu chuẩn cụ thể về SMEs. Do yêu cầu của thực tiễn, nhằm định hướng mục tiêu và đối tượng hỗ trợ hoạt động của tổ chức mình, một số cơ quan và một số nhà nghiên cứu


1 Bộ Tài chính Hàn Quốc

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí