Bảng 2.4: Đánh giá của CBQL, GV về nội dung HĐTN của học sinh các trường THCS thành phố Lào Cai
Nội dung HĐTN | Mức độ thực hiện (%) | ||||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không bao giờ | |||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | ||
1 | Hoạt động câu lạc bộ (CLB thể dục, thể thao; văn hóa, nghệ thuật; hoạt động thực tiễn; Câu lạc bộ học thuật (Qua các môn học); Câu lạc bộ tổ chức chính trị - xã hội. | 83 | 79% | 22 | 21% | 0 | 0 |
2 | Hoạt động định hướng nghề nghiệp (Tìm hiểu các nghề địa phương, đất nước đang cần; Thực tế các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp đang phát triển của địa phương, đất nước; Đánh giá những yêu cầu nghề nghiệp và đối chiếu bản thân; Trao đổi các chuyên gia hướng nghiệp). | 58 | 55,2% | 47 | 44,8% | 0 | 0 |
3 | Hoạt động tình nguyện (tình nguyện vì môi trường; tình nguyện giúp dân, vùng khó khăn, giúp đỡ gia đình neo đơn, có công cách mạng. Hoạt động lao động công ích (Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, tết trồng cây, an ninh giao thông). | 72 | 68,6% | 27 | 25,7% | 6 | 5,7% |
4 | Hoạt động chủ điểm (Chủ điểm gắn bộ môn học tập; gắn ngày lễ lớn của địa phương, các dân tộc, đất nước, thế giới); Chủ điểm gắn cuộc sống, tình bạn, tình yêu (Gia đình, bạn bè, thầy cô giáo…); Chủ điểm gắn định hướng nghề nghiệp. | 81 | 71,14 % | 14 | 13,33% | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hình Thức Hoạt Động Trải Nghiệm Của Học Sinh Ở Trường Thcs
- Tổ Chức Thực Hiện Hđtn Cho Học Sinh Ở Trường Thcs
- Thực Trạng Hđtn Của Hs Ở Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Thành Phố Làocai
- Thực Trạng Việc Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Hđtn Cho Học Sinh
- Các Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm
- Chỉ Đạo Giáo Viên Đa Dạng Hóa Các Loại Hình Trải Nghiệm Của Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ Sở
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Từ kết quả thống kê nêu trên cho thấy hoạt động tình nguyện và hoạt động định hướng nghề là hoạt động còn chiếm tỷ lệ thỉnh thoảng thực hiện và chưa thực hiện chiếm tỷ lệ tương đối cao. Khi trao đổi với giáo viên Nguyễn Như Hoa giáo viên trường THCS Đồng Tuyển, chúng tôi được biết do đối tượng học sinh của nhà trường ở nhiều
địa bàn khác nhau,hoạt động định hướng nghề và hoạt động tình nguyện đòi hỏi tính tự chủ của HS cao trong khi đó cha mẹ HS ít quan tâm đến hoạt động nêu trên vì sợ nguy hiểm cho HS nên hạn chế cho các em tham gia. Riêng hoạt động theo chủ điểm và hoạt động câu lạc bộ là hai hoạt động có mức độ tổ chức rất thường xuyên và thường xuyên chiếm tỷ lệ cao, nguyên nhân hai hoạt động trên là hai hoạt động đã được triển khai nhiều năm trong chương trình giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành về hoạt động GDNGLL.
Qua đó cho thấy trong thời gian tới CBQL các trường THCS thành phố Lào Cai cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, cung cấp tài liệu, đặc biệt là nâng cao kiến thức về HĐTN cho GV để họ có năng lực đáp ứngnhiệm vụ giáo dục nói chung, tổ chức hoạt động TN nói riêng cho học sinh.
2.3.3. Thực trạng hình thức HĐTN của HS các trường THCS thành phố Lào Cai
Tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 phần Phụ lục. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.5: Thực trạng các hình thức HĐTN của HS các trường THCS thành phố Lào Cai
Hình thức HĐTN | Mức độ thực hiện (%) | ||||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không bao giờ | |||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | ||
1 | Hoạt động câu lạc bộ | 30 | 28,6% | 75 | 71,4% | 0 | 0 |
2 | Tổ chức trò chơi | 81 | 77,1% | 24 | 22,9% | 0 | 0 |
3 | Tổ chức diễn đàn | 31 | 29,5% | 74 | 70,5% | 0 | 0 |
4 | Sân khấu tương tác | 32 | 30,5% | 73 | 69,5% | 0 | 0 |
5 | Tham quan, dã ngoại | 31 | 29,5% | 74 | 70,5% | 0 | 0 |
6 | Hội thi / cuộc thi | 68 | 64,8% | 37 | 35,2% | 0 | 0 |
7 | Tổ chức sự kiện | 56 | 53,3% | 49 | 46,7% | 0 | 0 |
8 | Hoạt động giao lưu | 55 | 52,4% | 50 | 47,6% | 0 | 0 |
9 | Hoạt động chiến dịch | 80 | 76,2% | 25 | 23,8% | 0 | 0 |
10 | Hoạt động nhân đạo | 87 | 82,9% | 18 | 17,1% | 0 | 0 |
Qua khảo sát cho thấy:
-Về mức độ thực hiện: Mặc dù có nhận thức rất cao về tính cần thiết của các hình thức tổ chức HĐTN trong các nhà trường nhưng mức độ thực hiện các hình thức này ở các nhà trường là rất thấp, cụ thể các hình thức (2,6,7,8,9,10) được các thầy cô đánh giá là thường xuyên thực hiện ở mức trên trung bình từ 52,4% đến 82,9%, trong đó có hình thức (2,9,10) được đánh giá thực hiện thường xuyên với tỷ lệ 77,1% và 82,9%, qua trao đổi trực tiếp và nghiên cứu hồ sơ chúng tôi nhận thấy các hình thức này được tổ chức thường xuyên vì: Hình thức "Tổ chức trò chơi " là một trong những hình thức trong yêu cầu đổi mới PPDH vì thế được nhiều các thầy cô thực hiện, hình thức "Hoạt động chiến dịch và Hoạt động nhân đạo" là hình thức mà Liên đội, Đoàn TN trong các nhà trường thường xuyên tổ chức để đẩy mạnh các phòng trào như: Chiến dịch mùa hè xanh, bảo vệ môi trường, phòng chống tai tệ nạn xã hội, các hoạt động giúp bạn nghèo tới trường, ủng hộ người mù, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai… vì thế các thầy cô cũng tích cực tham gia và thường xuyên tổ chức thực hiện. Điều này hoàn toàn đúng so với thực trạng về đạo đức của học sinh trong các nhà trường đã được đánh giá ở phần trên. Còn các hình thức (1,3,4,5) được các thầy cô đánh giá là ít tổ chức thực hiện vì: Thực tế để tổ chức các hoạt đồn này thì phải có kinh phí tổ chức và thời gian tổ chức tuy nhiên hiện nay trong các nhà trường phổ thông nói chung và các trường THCS thành phố Lào Cai nói riêng thì vấn đề về kinh phí tổ chức cho các hoạt động giáo dục nói chung là rất còn hạn hẹp chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà trường tổ chức các hoạt động TN nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Điều này đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và các nhà trường THCS thành phố Lào Cai nói riêng trong thời gian tới cần đầu tư nhiều hơn nữa kinh phí và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường nguồn kinh phí cho các hoạt động của các nhà trường.
2.3.4. Thực trạng về kết quả tổ chức hình thức HĐTN của học sinh các trường THCS thành phố Lào Cai
Để tìm hiểu về thực trạng kết quả các hình thức HĐTN đã triển khai tác giả đã khảo sát đánh giá của CBQL và giáo viên về các hình thức HĐTN đã triển khai trong nhà trường, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.6: Đánh giá của CBGV về hiệu quả các hình thức HĐTN đã triển khai
Hình thức HĐTN | Mức độ thực hiện (%) | ||||||
Hiệu quả | Bình thường | Không hiệu quả | |||||
SL | TL (%) | SL | TL (%) | SL | TL (%) | ||
1 | Hoạt động câu lạc bộ | 67 | 63,8 | 29 | 27,6 | 9 | 8,6 |
2 | Tổ chức trò chơi | 75 | 71,4 | 30 | 28,6 | 0 | |
3 | Tổ chức diễn đàn | 47 | 44,8 | 35 | 33,3 | 23 | 21,9 |
4 | Sân khấu tương tác | 68 | 64,8 | 28 | 26,6 | 9 | 8,6 |
5 | Tham quan, dã ngoại | 78 | 74,3 | 27 | 25,7 | ||
6 | Hội thi / cuộc thi | 75 | 71,4 | 30 | 28,6 | 0 | |
7 | Tổ chức sự kiện | 45 | 42,9 | 45 | 42,8 | 15 | 14,2 |
8 | Hoạt động giao lưu | 75 | 71,4 | 30 | 28,6 | 0 | |
9 | Hoạt động chiến dịch | 62 | 59,1 | 33 | 31,4 | 10 | 9,5 |
10 | Hoạt động nhân đạo | 54 | 51,4 | 38 | 36,2 | 13 | 12,4 |
- HĐTN bằng các hình thức: Tổ chức trò chơi, Hội thi/Cuộc thi, Hoạt động giao lưu, tham quan dã ngoại được 100% khách thể cho rằng HĐTN thông qua các hình thức này sẽ thu được kết quả vì: Hoạt động với hình thức này thì hầu như là tất cả các khối lớp cùng được tham gia, khi đi tham quan thực tế học sinh vừa được nghe, được nhìn vì thế kiến thức sẽ được các em khắc sâu và ghi nhận, tuy nhiên các thầy cô cũng cho biết để tổ chức cho học sinh tham gia HĐTN các bằng hình thức này là rất vất vả cho CBGV, nhà trường từ khâu chuẩn bị, GV phụ trách, kinh phí hoạt động, địa điểm tham quan, sự an toàn của các em... HĐTN với hình thức tổ chức các cuộc thi có tính tổng hợp, cũng được 100% thầy cô trả lời có hiệu quả. Qua phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên bộ môn và CBQL đã cho biết thêm ở hình thức giáo dục này nên được tổ chức thực hiện đầy đủ hơn và là một trong những hình thức tổ chức HĐTN thu hút được nhiều học sinh tham gia và có hiệu quả giáo dục.
- Với hình thức (1,3,4,7,9,10) còn có từ 8,6 % đến 21,9% số người được hỏi cho rằng không hiệu quả vì: Với những hình thức này thì những em có học lực yếu, trung bình và những em nhút nhát sẽ tự ti không có hứng thú tham gia do đó hiệu quả giáo dục thu được là không cao.
Qua quan sát chúng tôi nhận thấy một số GV trong trường chưa nhạy bén với những vấn đề giáo dục mới tiến bộ, còn rập khuôn theo lối mòn mà làm chậm các vấn đề, chưa theo kịp yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội, ít nghiên cứu, ít tham khảo tài liệu. Việc tổ chức HĐTNST còn mang nặng tính cảm tính, chưa phù hợp với tình hình phát triển tâm sinh lý học sinh hiện nay.
Từ quan điểm của CBGV về các hình thức HĐTN trên đây, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hình thức HĐTN chưa có sự thống nhất, chỉ mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành, còn theo cảm tính của mỗi cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì thế, trong thời gian tới CBGV các nhà trường cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức HĐTN cho học sinh trong các nhà trường được tốt hơn.
2.4. Thực trạng quản lý HĐTN của học sinh các trường THCS thành phố Lào Cai
Để đổi mới các HĐTN, BGH các nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo và phân cấp quản lý thực hiện chương trình HĐTN, hướng dẫn GVCN xây dựng kế hoạch hoạt động; tổ chức phối hợp GVCN với Đoàn Thanh niên thực hiện chương trình. Chỉ đạo bám sát định hướng của Bộ GD&ĐT về nội dung chương trình, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động và đổi mới phương pháp đánh giá kết quả HĐTN.
Chủ đề hoạt động HĐTN được xây dựng nhằm nâng cao cơ hội trải nghiệm, phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh; triển khai và bước đầu đem lại hiệu quả, đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
Tuy nhiên, một số hoạt động có chủ đề rất khó đã được thay thế bằng các nội dung khác trên cơ sở vẫn đảm bảo đúng chủ đề và mục tiêu yêu cầu, một số hoạt động chưa được thực hiện.
Chúng tôi quan tâm đến việc đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện của các khâu trong quy trình quản lý để từ đó đưa ra các nhận định thực trạng quản lý HĐTN tại các trường THCS thành phố Lào Cai. Cụ thể như ở Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thu về đã được xử lý và khái quát về mức độ (n= 45, xếp theo điểm trị số).
Bảng 2.7: Thực trạng quảnlý HĐTNtại các trường THCS thành phố Lào Cai
Nội dung | Mức độ thực hiện | Hiệu quả thực hiện | |
TL% | TL% | ||
1 | Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình HĐTN | 2,32 | 2,16 |
2 | Xây dựng kế hoạch triển khai HĐTN | 2,27 | 2,28 |
3 | Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV | 2,14 | 1,98 |
4 | Quản lý sự phối hợp thống nhất các lực lượngtham gia | 1,94 | 1,81 |
5 | Tổ chức các HĐ thi đua về HĐTN | 2,12 | 1,86 |
6 | Quản lý vật lực, tài lực cho HĐTN | 2,19 | 2,12 |
7 | Quản lý chế độ báo cáo kết quả HĐTN thường xuyên | 2,07 | 1,92 |
Điểm tối đa (xếp 3 bậc A (3), B (2),C (1) | 3,0 | 3,0 |
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở THCS
Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục, trong đó có HĐTN là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý. Xây dựng kế hoạch HĐTN, phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học, điều kiện cụ thể của nhà trường đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch HĐTN một cách khoa học và có chất lượng. Song trên thực tế việc xây dựng kế hoạch HĐTN cho học sinh chưađược quan tâm đúng mức, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với 105 CBGVcủa các trường THCS thành phố Lào Cai, kết quả cụ thể như sau:
Mức độ thực hiện (trên hồ sơ của CBQL và GV): Có 3 mức độ:
- Thường xuyên, ký hiệu(TX)
- Thỉnh thoảng, ký hiệu(CTX)
- Chưa bao giờ, ký hiệu(CBG)
Bảng 2.8: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch HĐTN của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Lào Cai
Nội dung xây dựng kế hoạch HĐTN | Mức độ thực hiện | ||||||
TX | CTX | CBG | |||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | ||
1 | Xây dựng kế hoạch HĐTN chung cho toàn trường | 28 | 26,7 | 55 | 52,4 | 22 | 20,1 |
2 | Xây dựng kế hoạch HĐTN cho từngkhối lớp | 8 | 7,6 | 56 | 53,3 | 41 | 39,1 |
3 | Xây dựng kế hoạch HĐTN gắn vớinộidunghọctậpcácmônvănhóa ngoài giờ lên lớp. | 25 | 23,8 | 49 | 46,7 | 31 | 29,5 |
4 | Xây dựng kế hoạch gắn với rèn luyệnđạo đức, lối sống | 6 | 5,7 | 37 | 35,2 | 62 | 59,1 |
5 | Hướngdẫngiáoviênxâydựngkế hoạch hoạt động cho từng đơn vị lớp | 22 | 21 | 45 | 42,9 | 38 | 36,1 |
Kết quả khảo sát cho thấy, việc xây dựng kế hoạch HĐTN ở các trường THCS thành phố Lào Cai chưa được quan tâm. Ở tất cả các nội dung được hỏi thì mức độ chưa bao giờ còn chiếm tỉ lệ cao. Qua tìm hiểu, kế hoạch HĐTN của trường không được xây dựng từ đầu năm học bởi vì chưa có sự chỉ đạo cụ thể về hoạt động một cách thường xuyên liên tục mà chỉ theo từng đợt hoạt động kèm theo chuyên đề hoặc những khi có đoàn kiểm tra của phòng, sở. Thậm chí kế hoạch chỉ là hình thức, vì vậy rất khó khăn cho việc triển khai các hoạt động, hiệu quả của HĐTN không cao.
Khi trao đổi trực tiếp với các thầy cô tổ trưởng chuyên môn, TPT Đội, Bí thư Đoàn TN họ khẳng định rằng: họ là những người trực tiếp lập kế hoạch, báo cáo với lãnh đạo nhà trường bởi tổ nhóm chuyên môn không chỉ hiểu về thái độ của học sinh với môn học mình phụ trách mà còn thấy được tính cần thiết, tầm quan trọng của việc tổ chức HĐTN. Từ việc biên soạn kế hoạch, nhà quản lý nắm được thời gian và các điều kiện khác cần cho việc tổ chức, cân nhắc tính khả thi và những ưu tiên cần thiết cho các HĐTN. Từ đó nhà quản lý ấn định thời gian và duyệt chi kinh phí, điều kiện tổ chức. Họ cũng khẳng định rằng: nếu kế hoạch HĐTN được xây dựng từ đầu năm, gồm kế hoạch năm, kế hoạch tháng và từng tuần. Khi xây dựng kế hoạch người phụ trách cần thông qua thành viên các tổ nhóm chuyên môn, các giáo viên cùng thực hiện HĐTN liên môn cho học sinh để mọi người được biết, cho ý kiến đánh giá tính khả thi
và những điều kiện cần để tổ chức. Tất cả kế hoạch HĐTN của tổ, nhóm, liên môn phải được ghi trong nghị quyết và báo cáo với lãnh đạo nhà trường để phê duyệt, thông qua hội nghị công nhân viên chức và được niêm yết công khai. Khi kế hoạch đã được phê duyệt, bộ phận được giao công việc đều yên tâm thực hiện. Kết quả mang lại rất khả quan: không chỉ người giáo viên chủ động về mọi mặt mà ngay cả với học sinh, các em cũng thuận lợi trong việc dành thời gian cho hoạt động này, các em được chuẩn bị tâm thế từ trước.
Tuy nhiên, khi trao đổi với giáo viên trực tiếp được phân công nhiệm vụ trong tổ chức HĐTN tôi nhận được ý kiến cho rằng: không phải mọi HĐTN đều có kế hoạch đúng quy trình như vậy. Cụ thể, CBQL chưa ý thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, ít quan tâm đến việc tổ nhóm chuyên môn trình lên ra sao, phê duyệt như thế nào, chưa xét đến tính tổng thể của tất cả các tổ, nhóm chuyên môn khác để tạo ra sự đồng bộ, hài hoà. Có khi một tháng có vài ba hoạt động, có tháng lại bị lãng quên. Có khi kế hoạch được xây dựng gấp rút, chắp vá, không có sự bàn bạc thống nhất khi thực hiện khó đạt được mục tiêu đề ra. Mặt khác cấu trúc nội dung của kế hoạch chưa đầy đủ, mới chỉ mang tính hình thức, chưa có sự phân công công việc rõ ràng, chưa xác định cụ thể thời gian, hình thức, điều kiện tổ chức... lịch hoạt động TN ghi chung với lịch làm việc của trường
Thực tế tại trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai: ngay từ đầu năm học; các tổ, nhóm chuyên môn đã phải trao đổi, thống nhất trong tổ, nhóm để lựa chọn các HĐTN trong một năm học do tổ, nhóm hoặc liên môn thực hiện và báo cáo về ban giám hiệu nhà trường để xây dựng kế hoạch năm học. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi, thống nhất họ mới chỉ tính đến HĐTN đó có thể hiện tính cấp thiết không? Có dễ thực hiện không? Nhưng chưa tính đến tính khả thi của HĐTN cũng như sự hứng thú của học sinh với HĐTN.
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện HĐTN cho học sinh ở trường THCS
Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN cho học sinh của hiệu trưởng đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV nhà trường, kết quả thu được như sau: