Thực Trạng Hđtn Của Hs Ở Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Thành Phố Làocai

Kết luận chương 1


HĐTN là bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu GD trong thời kỳ hội nhập. Trước xu thế hội nhập, GD phải đào tạo nên những con người mới có được những phẩm chất đáp ứng với nền kinh tế tri thức, HĐTN là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với xã hội và gia đình, là con đường rèn luyện kỹ năng, hành vi cho HS tạo nên sự phát triển hài hoà, cân đối trong nhân cách của người học. Nội dung các chủ đề HĐTN ở trường THCS là rất phong phú, đa dạng, đề cập tới nhiều lĩnh vực, môn học.

Quản lý HĐTN bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá thực hiện HĐTN. Để thực hiện tốt hoạt động này hiệu trưởng và người quản lý phải thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng như: trình độ năng lực của CBGV, học sinh trong nhà trường, sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, điều kiện kinh tế, văn hóa, sự quan tâm của các cấp để thực hiện tốt HĐTN.

Việc nghiên cứu, phân tích các cơ sở lý luận có liên quan đến HĐTN, quản lý HĐTN, các điều kiện cần thiết và vai trò của người hiệu trưởng trong việc quản lý tổ chức thực hiện HĐTN là những cơ sở lý luận cơ bản để tác giả đánh giá thực trạng công tác quản lý HĐTN ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai và từ đó đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý HĐTN trong nhà trường ở các chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG HĐTN VÀ QUẢN LÝ HĐTN CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ LÀO CAI - TỈNH LÀO CAI

2.1. Vài nét về giáo dục THCS thành phố Lào Cai

Trong những năm gần đây, Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện:Quy mô trường lớp phát triển mạnh phù hợp và đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. CSVC trường lớp ngày càng được củng cố, xây dựng theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đảm bảo về tiến độ. Đến tháng 12/2017 toàn thành phố đã có 47/58 trường đạt chuẩn quốc gia đạt 81,03%.

Toàn thành phố có 20 trường THCS, TH&THCS (17 trường THCS, 03 trường TH&THCS) với 225 lớp 7592 học sinh, bình quân đạt 34HS/lớp. Trong những năm gần đây các trường đã có nhiều giải pháp duy trì số lượng học sinh; đã nâng cao chất lượng công tác bán trú, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp để duy trì tỷ lệ chuyên cần.

*Về chất lượng giáo dục đạo đức: Nhìn chung học sinh THCS ở thành phố Lào Cai ngoan lễ phép biết vâng lời thầy cô giáo, ông bà và cha mẹ, hăng hái tham gia các HĐ ở trường, lớp và các HĐ văn hóa ở địa phương. 100% các nhà trường không có hiện tượng tiêm chích, hút ma túy, an ninh trường học đảm bảo tốt. Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt ngày càng tăng so với những năm trước, đây chính là tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một bộ phận HS xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu, có lối sống đua đòi, lười học, bỏ giờ đi chơi điện tử, gây gổ đánh nhau trong trường...

* Về chất lượng giáo dục các bộ môn văn hóa: Nhờ thực hiện tốt kỷ cương,nề nếp trong giảng dạy mà chất lượng học tập của HS tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tăng cường đổi mới phương pháp DH, sử dụng có hiệu quả đồ dùng DH đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Chất lượng đại trà được duy trì và nâng cao, HS có học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ cao. Chất lượng mũi nhọn HS giỏi cả về số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Thành phố Lào Cai luôn là đơn vị đứng đầu về chất lượng học sinh giỏi cấp Tỉnh và học trường THPT chuyên của tỉnh.

Tuy vậy, tỷ lệ HS có học lực yếu, kém vẫn còn, đặc biệt là năm học 2017-2018 tỷ lệ HS học lực yếu là 3,4%, HS học lực kém là 0,3%. Đây là vấn đề cần quan tâm trong những năm học tiếp theo để nâng cao chất lượng trí dục và tiếp tục triển khai có chiều sâu cuộc vận động “Hai không”.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng tổ chức HĐTN vàquản lý HĐTN của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh của Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Lào Cai.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

- 20 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng CM);85 giáo viên; 100 HS các lớp 6,7,8,9 của 5 trường THCS thành phố Lào Cai.(Các trường:THCS Lê Hồng Phong,THCS Hoàng Hoa Thám, THCS Ngô Văn Sở, THCS Bắc Cường, THCS Đồng Tuyển).

2.2.3. Nội dung khảo sát

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của HĐTNđối với sự phát triển nhân cách của HS THCS.

Thực trạng về tổ chức HĐTN cho HS và quản lý HĐTN các trường THCS thành phố Lào Cai.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN ở các trường THCS thành phố Lào

Cai.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo thành phố Lào Cai, phỏng vấn cán bộ quản lý giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý HĐTN ở các trường THCS thành phố Lào Cai.

- Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp quản lý HĐTN của HT các trường THCS thành phố Lào Cai.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý HĐTN của HT các trường THCS thành phố Lào Cai.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý HĐTN của HT các trường THCS thành phố Lào Cai.

Phiếu điều tra có nội dung sau đây:

Bước 1: khảo sát trên một nhóm mẫu trên một số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.

Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý HĐTN của HT các trường THCS thành phố Lào Cai.

Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.

2.3. Thực trạng HĐTN của HS ở các trường THCS trên địa bàn thành phố LàoCai

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh lào Cai về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách của học sinh

* Thực trạng nhận thức của CBQL, GV:

Để tìm hiểu về ý nghĩa, tần quan tọng của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách của HS, tác giả tiến hành khảo sát 105 CBGV trong ở 5 trườngTHCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL, GV các trường THCS thành phố Lào Cai về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách HS‌


TT


Ý nghĩa, tầm quan trọng

Mức độ(%)

Rất quan

trọng

Quan trọng

Không quan

trọng

SL

TL

SL

TL

SL

TL


1

HĐTN giúp mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức trong các môn học

cho HS


105


100%


0


0


0


0

2

HĐTN nhằm phát hiện

năng khiếu của học sinh

89

84,8%

16

15,2%

0

0

3

HĐTN nhằm tạo hứng

thú học tập cho các em

105

100%

0

0

0

0

4

HĐTN nhằm tạo sự gắn

kết với tập thể

105

100%

0

0

0

0

5

HĐTN nhằm phát triển

thể chất học sinh

105

100%

0

0

0

0


6

HĐTN nhằm nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng

thực hành


105


100%


0


0


0


0

7

HĐTN nhằm giáo dục tư

tưởng, tình cảm cho HS

105

100%

0

0

0

0

8

HĐTN nhằm giúp HS

chỉ để giải trí

0

0

14

13,3%

91

86,7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai - 7

Như vậy, qua khảo sát cho thấy: CBGV trong nhà trường đã nhận thấy rõ tác dụng và yêu cầu của hoạt động TN. Nó không chỉ tác động tới học tập mà còn tác động tới nhiều mặt của quá trình giáo dục, trong đó có nội dung HĐ TN để "Phát hiện năng khiếu của học sinh" có 89 người được hỏi(84,8%) cho rằng rất quan trọng và 15,2% cho rằng quan trọng nhưng tỷ lệ cần cũng là 100%. Với nội dung "Chỉ để giải trí" có

91 người được hỏi (86,7%) cho rằng không quan trọng. Các nội dung còn lại đều được GV đánh giá 100% là rất có quan trọng và cần thiết khi tổ chức HĐTN cho học sinh trong các trường THCS. Như vậy có thể thấy đây là nhận thức rất tiến bộ của CBGV trong các trường THCS thành phố Lào Cai về tầm quan trọng và vai trò của HĐTN trong các nhà trường và là tiền đề để thực hiện các hoạt động này một cách có hiệu quả và thuận lợi.

Kết quả phỏng vấn 5 CBQL và 15 giáo viên đều cho rằng:

- HĐTN là rất cần thiết, được nhà trường quan tâm và đa số giáo viên chú ý thực hiện với nhiều loại hình khác nhau. Học sinh đã có những chuyển biến tích cực với thái độ tham gia nhiệt tình. HĐTN đang dần khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của nó trong nhà trường. Tuy nhiên, có 10 giáo viên cho rằng do thời gian chuẩn bị còn ít, nhìn chung chất lượng và hiệu quả giáo dục thực sự còn chưa cao.

Như vậy có thể thấy cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường THCS thành phố Lào Cai đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, đây là cơ sở giúp hoạt động trải nghiệm trong nhà trường được tổ chức có hiệu quả hơn

Thực trạng nhân thức của HS

- Nhận thức về tầm quan trọng của HĐTNST

Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đặt câu hỏi với các em: Theo em HĐTN có tầm quan trọng như thế nào trong trường học?

Bảng 2.2: Nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của HĐTN


TT

Mức độ quan trọng

Số lượng

%

1

Rất quan trọng

80

80

2

Quan trọng

11

11

3

Bình thường

5

5

4

Không quan trọng

4

4


Kết quả khảo sát cho thấy: Có 91 em học sinh (91%) cho rằng HĐTN là rất quan trọng và quan trọng, theo các em HĐTN đã mở rộng kiến thức cho các em và thông qua HĐTN các em có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, bạn bè

hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn và cảm thấy hứng thú với môn học, với chủ đề trải nghiệm hơn. Có 5% số được hỏi cho rằng bình thường và 4 em (4%) cho rằng không quan trọng, khi trao đổi trực tiếp với GVCN và GVBM chúng tôi biết những em này là những em có lực học yếu, vì thế khi tham gia hoạt TN, mặc dù các em rất thích tham gia nhưng năng lực có hạn vì thế các em không thu được kết quả gì sau giờ hoạt động ngoại khóa và từ đó các emcảm thấy tự ti và không có hứng thú với môn học. Đây cũng là một hạn chế mà trong thời gian tới CBQL, GV các nhà trường cần tích cực hơn trong công tác giáo dục toàn diện đặc biệt là giáo dục văn hóa, trong đó có HĐTN nhằm thu hút các em tham gia từ đó giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trong nhà trường.

- Nhận thức của học sinh về tác dụng của HĐTN

Bảng 2.3: Nhận thức của học sinh về tác dụng của HĐTN



TT

Tác dụng

của hoạt động TN

Rất tác dụng

Mức độ

SL

%

Tác dụng

Không có tác dụng

SL

%

SL

%


1

Mở rộng, củng cố, nâng cao

kiến thức cho học sinh

70

70

27

27

3

3


2

Tạo hứng thú học tập cho các

em

91

91

9

9

0

0

3

Tạo sự gắn kết với tập thể

56

56

31

31

13

13


4

Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ

năng thực hành

82

82

13

13

5

5


5

Giáo dục tư tưởng, tình cảm

cho HS

48

48

32

32

20

20

6

Chỉ để giải trí

10

10

11

11

79

79

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: hầu hết các em HS 5 trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai đã có ý thức trong học tập, đặc biệt là đã có nhận thức sâu sắc về vai trò, tác dụng của HĐTN trong nhà trường. Cụ thể như sau:

Có 97% cho rằng HĐTN có tác dụng mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh.

Có 100% phiếu trả lời cho rằng HĐTN có tác dụng tạo sự hứng thú cho các em trong học tập và thông qua HĐTN có 87% số được hỏi cho rằng để tạo sự gắn kết giữa các bạn trong khối lớp và các bạn trong trường.

Có 95% cho rằng thông qua HĐTN để nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành, trải nghiệm những kiến thức đã được học trên lớp.

Có 80 % cho rằng HĐTN có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em, thông qua hoạt động các em thấy tôn trọng, yêu quý nhau hơn, biết trân trọng thành quả lao động do chính mình và người khác làm ra.

Có 21% số được hỏi cho rằng HĐTN chỉ để giải trí, qua trao đổi trực tiếp với CBGV tổ chức các HĐTN chúng tôi nhận thấy, số học sinh này là những học sinh có lực học trung bình và ý thức chưa cao vì vậy các em muốn tham gia HĐTN chỉ với mục đích giải trí. Ngoài ra còn từ 11% đến 20 % số học sinh cho rằng HĐTN không có tác dụng tạo sự gắn bó trong tập thể lớp và không có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS, theo chúng tôi quan sát và tìm hiểu những em này khi tham gia ngoại khóa không thực sự nhiệt tình, tích cực như những bạn khác; Mặt khác, nội dung, cách tổ chức HĐTN chưa thực sự thu hút được mọi HS tham gia trò chuyện với một số học sinh các em cho biết:

- HĐTN đã giúp các em tăng cường tính thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào lời nói, bài thuyết trình, hội thi, hội diễn, các hoạt động xã hội trong và ngoài nhà trường…

- Thông qua đó, đã giúp các em có được các kỹ năng sống cần thiết, các giá trị: tình yêu thương con người, biết quan tâm đến mọi người xung quanh,...

- Tuy nhiên đa số ý kiến học sinh đều mong có thời gian nhiều hơn, các hình thức hoạt động phong phú hơn. Các em phản ảnh còn nhiều học sinh chưa tích cực tham gia,…

Đây là vấn đề đặt ra cho CBGV các trường THCS thành phố Lào Cai trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức học tập cho HS đồng thời phải đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTN để các em hiểu mục đích, ý nghĩa và thu hút các em tham gia hoạt động.

2.3.2. Thực trạng nội dung HĐTN của học sinh ở các trường THCS thành phố Lào Cai

Để tìm hiểu thực trạng triển khai các nội dung HĐTN cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát CBQL và GV các nhà trường về mức độ thực hiện, kết quả thu được như sau:

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí