Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CHỮ VIẾT TẮT

NGUYÊN NGHĨA

CBQL

Cán bộ quản lý

CSVC


Cơ sở vật chất

DTNT


Dân tộc nội trú

GD& ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDNGLL


Giáo dục ngoài giờ lên lớp

GV

Giáo viên

GVBM


Giáo viên bộ môn

GVCN


Giáo viên chủ nhiệm

HS

Học sinh

PHHS

Phụ huynh học sinh

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TN

Trải nghiệm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức của CBGV về vai trò của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái 38

Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh bán trú về vai trò của hoạt động TN ở các trường THPT khu vực miền tây tỉnh Yên Bái 40

Bảng 2.3a: Bảng đánh giá của CBGV về mức độ thực hiện nội dung HĐTN với học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái ... 44

Bảng 2.3b. Đánh giá của học sinh bán trú về mức độ tham gia các nội dung tổ chức hoạt động TN ở các nhà trường khu vực phía tây tỉnh Yên Bái .. 47

Bảng 2.4a. Đánh giá của giáo viên về mức độ thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động TN cho học sinh bán trú của giáo viên khu vực phía tây tỉnh Yên Bái 49

Bảng 2.4b. Đánh giá của học sinh bán trú về mức độ tham gia các hình thức tổ chức hoạt động TN ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái .. 53

Bảng 2.5 a. Đánh giá của CBGV về Kết quả tổ chức hoạt động TN của học sinh bán trú ở trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái 57

Bảng 2.5 b. Đánh giá của học sinh bán trú về kết quả tổ chức hoạt động TN ở

các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái 60

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng lập kế hoạch tổ chức hoạt động TN cho học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực miền tây tỉnh Yên Bái 63

Bảng 2.7. Đánh giá của CBGV về mức độ tổ chức thực hiện hoạt động TN

của giáo viên ở trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái 65

Bảng 2.8. Đánh giá của CBGV về thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động TN cho học sinh bán trú ở trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái ... 68

Bảng 2.9. Đánh giá của CBGV về mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động TN cho học sinh bán trú ở trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái 72

Bảng 2.10. Đánh giá của CBGV về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái 74

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động TN

cho học sinh bán trú trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái 102

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TN cho học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh

Yên Bái 103

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 105


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn …”. Đây cũng được xem như là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đề cập: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”; “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập: đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”

Hoạt động trải nghiêm là 1 trong những nội dung giáo dục hiện đại, nhằm đáp ứn cho người học những kỹ năng thích nghi của xã hội mới trong mọi mối quan hệ xã hội. Cần sự tự chủ, độc lập, sáng tạo để đảm bảo khả năng sinh tồn về mọi mặt và tạo ra các giá trị cần thiết cho bản thân.

Hoạt động trải nghiệm sẽ tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học, các lĩnh vực giáo dục khác nhau để có thể trải nghiệm thực tiễn trong nhà trường, gia đình và xã hội. Đồng thời giúp các em có cơ hội để tham

gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động hướng nghiệp. Đặc biệt tất cả các hoạt động này phải dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục. Qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, những năng lực chung đã được xác định tại chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Các năng lực và phẩm chất chung này sẽ được thực hiện trong hoạt động trải nghiệm thông qua mục tiêu của hoạt động trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm sẽ được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường theo các quy mô: cá nhân, nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường.

Trong những năm qua việc quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường THPT phía tây tỉnh Yên Bái nói chung và trường THPT huyện Mù Cang Chải nói riêng đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức, năng lực của đội ngũ giáo viên. Đặc biệt chưa thật sự phù hợp với điều kiện đặc thù học sinh ở bán trú trong các trường với trên 90% học sinh là người dân tộc thiểu số. Vì vậy cần có những biện pháp, cách thức tổ chức, quản lý phù hợp hơn để hoạt động trải nghiệm của các nhà trường phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh người dân tộc thiểu số, điều kiện các trường phổ thông dân tộc bán trú và đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái” làm đề tài luận văn để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái. Đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý HĐTN của học sinh bán trú nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú trường Trung học phổ thông

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường THPT phía tây tỉnh Yên Bái.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường THPT phía tây tỉnh Yên Bái trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên trong bối cảnh đổi mới giáo dục như hiện nay quá trình tổ chức còn tồn tại những bật cập về nội dung, hình thức, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Nếu nghiên cứu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý HĐTN cho học sinh một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm nhà trường và học sinh người dân tộc thiểu số theo hướng huy động được sức mạnh của gia đình, nhà trường và xã hội, phát huy tích tích cực của học sinh thì hiệu quả hoạt động này sẽ được nâng cao, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐTN của học sinh bán trú ở các trường THPT

5.2. Quản lý HĐTN của học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái.

5.3. Biện pháp quản lý HĐTN học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý HĐTN cho đối tượng là học sinh bán trú của Hiệu trưởng các trường THPT phía tây tỉnh Yên Bái

Hoạt động trải nghiệm nằm ngoài môn học (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trước đây)

6.2. Giới hạn về khách thể điều tra và địa bàn khảo sát

+ Khách thể điều tra: Tiến hành khảo sát 350 khách thể, trong đó: có 50 Cán bộ quản lý và giáo viên; 300 học sinh bán trú

+ Địa bàn khảo sát: Tiến hành khảo sát tại 5 trường THPT thuộc khu vực miền tây tỉnh Yên Bái, gồm các trường: THPT Mù Cang Chải, THPT Trạm Tấu, DTNT THPT Miền Tây, THPT Văn Chấn, THPT Nậm Búng.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận, các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước có liên quan đến GD&ĐT, tổng kết các vấn đề lí luận về quản lí, HĐTN, xây dựng khung lí luận của vấn đề nghiên cứu chung để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát được sử dụng trong đề tài với mục đích quan sát cách thức quản lý, điều tra khảo sát thực tiễn quản lý HĐTN tại 05 trường THPT có học sinh bán trú khu vực phía tây tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay để thu thập thông tin thực tiễn bổ sung cho kết quả điều tra.

7.2.2. Phương pháp điều tra

Xây dựng một hệ thống các câu hỏi đóng và mở để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các điều tra khảo sát thực tiễn quản lý HĐTN tại 05 trường THPT có học sinh bán trú khu vực phía tây tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên điều tra khảo sát thực tiễn quản lý HĐTN tại các trường THPT có học sinh bán trú khu vực phía tây tỉnh Yên Bái để tìm hiểu thêm về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tổ chức các HĐTN nhằm góp phần làm rõ thực trạng.

7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu các sản phẩm HĐTN của học sinh bán trú nhằm bổ sung thông tin thực tiễn cho đề tài.

7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng một số công thức toán thống kê như tính trung bình cộng, tính phần trăm…để xử lý các kết quả nghiên cứu thực tiễn.

8. Cấu trúc luận văn

Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục phần nội dung chính gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐTN của học sinh bán trú trường THPT.

Chương 2: Quản lý HĐTN của học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái.

Chương 3: Biện pháp quản lý HĐTN của học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022