Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp


mức khen thưởng, mức phê bình, các mức khen thưởng này giao cho ban thi đua khen thưởng xây dựng mà đứng đầu là đồng chí Hiệu trưởng.

Hội đồng thi đua - khen thưởng nhà trường tổ chức thực hiện theo đúng luật (thành phần gồm có BGH, chủ tịch công đoàn, TTCM, bí thư chi đoàn và tổng phụ trách). Hội đồng thi đua khen thưởng tiến hành đánh giá thi đua; đề nghị các danh hiệu thi đua cuối năm học. Việc tuyên dương khen thưởng các danh hiệu thi đua khen thưởng chính xác góp phần tích cực tạo động lực để đội ngũ thực hiện nhiệm vụ, học tập và rèn luyện nâng cao trình độ năng lực của từng cá nhân trong nhà trường. GV đạt danh hiệu thi đua cao sẽ được nhà trường ưu tiên trong việc bố trí nâng cao trình độ và được nâng lương trước hạn theo qui định và được hưởng các quyền lợi ưu tiên khác… Bên cạnh đó, Hiệu trưởng phải thực hiện tốt các đợt thi đua chủ điểm, đề nghị hội đồng thi đua – khen thưởng tuyên dương, khen thưởng đột xuất cho những trường hợp có thành tích đặc biệt. Phòng Giáo dục tổ chức hội thi GV giỏi, TTCM giỏi hàng năm để chọn lựa tuyên dương những cá nhân GV điển hình xuất sắc.

Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban kiểm tra thi đua phải có kĩ năng xây dựng các tiêu chí đánh giá GV. Các tiêu chí trong tiêu chuẩn thi đua cần được bàn bạc, thống nhất cao trong toàn hội đồng thể hiện tính dân chủ, công bằng, khách quan. TTCM cần lập kế hoạch đánh giá cụ thể theo từng tiêu chí. TTCM nắm vững các văn bản hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng và căn cứ theo nghị quyết của nhà trường đề ra đầu năm học. Các thành viên trong tổ tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt TCM. Tổ chức bình xét thi đua, khen thưởng phải thể hiện sự chính xác, công bằng, tránh cả nể, cảm tính và công khai minh bạch và kịp thời tạo động lực cho đội ngũ GV.

CBQL cần có chiến lược thu hút rộng rãi mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường hưởng ứng tích cực phong trào thi đua.

80

Hiệu trưởng cần trang bị cho mình các kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng thuyết phục, giao tiếp, hợp tác và chia sẻ, kỹ năng tạo động lực làm việc cho GV.

3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Năm biện pháp trên có ý nghĩa, vai trò quan trọng nhất định trong quá trình quản lý hoạt động của TCM trong trường THCS Thống Nhất. Các biện pháp đó có mối quan hệ tương hỗ với nhau.

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho tổ trưởng tổ chuyên môn trong việc quản lý hoạt động dạy học tại trường đáp ứng chương trình giáo dục mới Biện pháp 2: Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch

hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng chương trình giáo dục mới

Biện pháp 3: Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng phát triển năng lực học tập của học sinh đáp ứng chương trình giáo dục mới

Biện pháp 4: Đổi mới cách đánh giá kết quả hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng chương trình giáo dục mới

Biện pháp 5: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng giáo viên dựa vào kết quả đánh giá định kỳ đáp ứng chương trình giáo dục mới

Biện pháp “Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn có ý nghĩa tiên quyết vì chỉ khi đội ngũ có năng lực tốt thì các biện pháp khác mới triển khai được thuận lợi. Biện pháp 4 là biện pháp bổ trợ cho biện pháp 1; biện pháp 3 là biện pháp nhằm thực hiện việc quản lý hoạt động của TCM trong nhà trường. Biện pháp 5 là biện pháp tạo động lực để hoàn thiện các biện pháp còn lại. Biện pháp 2 “Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn” là biện pháp giúp cho hiệu trưởng quản lý hoạt động tổ chuyên môn thực hiện đúng những định hướng, mục tiêu đã đề ra.

Biện pháp “Đổi mới công tác thi đua khen thưởng giáo viên dựa vào kết quả đánh giá định kỳ đáp ứng chương trình giáo dục mới” là biện pháp


góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của TCM và giáo viên đồng thời phát hiện sai sót và đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp.

Tất cả các biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, không trùng chéo và mâu thuẫn với nhau, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia. Tuy nhiên mỗi trường có những đặc điểm khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp sẽ thực hiện ở mức độ khác nhau. Thực tiễn cho thấy không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa bất kỳ biện pháp nào.

3.4. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Việc khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất là rất quan trọng. Chính vì vậy, tác giả đã thực hiện việc khảo nghiệm giá trị của tính cấp thiết và các biện pháp thông qua việc trưng cầu ý kiến của cán bộ và giáo viên trong nhà trường. Quy trình được tiến hành thông qua các bước sau:

Lập phiếu điều tra

Mục đích cuối cùng là đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức theo hai tiêu chí: tính cấp thiết và tính khả thi. Tính cấp thiết sẽ được đánh giá theo ba mức độ: rất cấp thiết, cấp thiết và chưa cấp thiết. Tương tự, tính khả thi của các biện pháp cũng sẽ được đánh giá theo mức độ: rất khả thi, khả thi và không khả thi

Khách thể điều tra: là 74 phiếu là hiệu trưởng hiệu phó, các cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường.

Kết quả điều tra: thu phiếu điều tra và định hướng kết quả nghiên cứu Cách tính điểm: mức độ rất khả thi và rất cần thiết tương đương 3 điểm,

khả thi và cần thiết tương đương 2 điểm và không khả thi và không cần thiết tương đương 1 điểm.


Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp


STT


Các biện pháp

Rất cấn

thiết

Cấn thiết

Chưa cấn

thiết

Tổng điểm

Điểm TB


X


Thứ bậc


1

Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho tổ trưởng tổ chuyên môn trong việc quản lý hoạt động dạy học tại trường


59


15


0


207


2.80


3


2

Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động của tổ chuyên môn


65


9


0


213


2.88


2


3

Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng phát triển năng lực học tập của học sinh


70


4



218


2.95


1


4

Đổi mới cách đánh giá kết quả hoạt động của tổ chuyên môn


55


18


1


202


2.73


5


5

Đổi mới công tác thi đua khen thưởng giáo viên dựa vào kết quả đánh giá định kỳ


56


18



204


2.76


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội - 12


Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các cán bộ giáo viên trong trường đều cho rằng việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS Thống Nhất là rất cần thiết. Hầu hết các biện pháp đưa ra đều có số điểm trung bình tương đối cao, từ 2,7 điểm trở lên. Trong đó có biện pháp có 100% số người được hỏi đều cho rằng việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp là rất cần thiết.

Việc đánh giá tính khả thi của các biện pháp cũng thu được kết quả rất tốt


Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp



STT


Các biện pháp

Rất khả thi


Khả thi


Không khả thi

Tổng điểm

Điểm TB


X


Thứ bậc


1

Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho tổ trưởng tổ chuyên môn trong việc quản lý hoạt động dạy học tại trường


64


10


0


212


2.86


3


2

Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động của tổ chuyên môn


74


0


0


222


3.00


1


3

Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng phát triển năng lực học tập của học sinh


72


2


0


220


2.97


2


4

Đổi mới cách đánh giá kết quả hoạt động tổ chuyên môn


57


16


1


204


2.76


5


5

Đổi mới công tác thi đua khen thưởng giáo viên dựa vào kết quả đánh giá định kỳ


60


14


0


208


2.81


4


Kết quả điều tra trên cho thấy hầu hết các biện pháp đều được đánh giá là có tính khả thi. Điểm trung bình của các biện pháp đều dao động trong khoảng từ 2.7 đến 3,00, là những điểm số tương đối cao. Trong số các biện pháp được đưa ra thì biện pháp Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động của tổ chuyên môn được đánh giá là biện pháp có tính khả thi cao nhất và các thành viên đều cho rằng biện pháp Tăng cường kiểm tra, đánh giá giáo viên thông qua hoạt động dự giờ của tổ chuyên môn chưa thực sự khả thi và khó thực hiện nhất.


Kết quả khảo nghiệm cho thấy những biện pháp mà tác giả đề xuất trong đề tài nghiên cứu là rất cần thiết và mang tính khả thi. Đây chính là cơ sở để góp phần thực hiện tốt hơn việc quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất.


Tiểu kết Chương 3


Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành bộ máy của nhà trường, chính vì thế các hoạt động của tổ chuyên môn không thể tách rời các hoạt động chung của nhà trường. Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn đều có ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học của nhà trường.

Dựa trên những cơ sở lý luận về các vấn đề nghiên cứu dựa trên thực trạng của trường THCS Thống Nhất, quận Ba Đình thành phố Hà Nội, tác giả đã đưa ra 5 biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất. Các biện pháp đề xuất đã đảm bảo được các nguyên tắc: tính đồng bộ, tính khoa học, tính kế thừa và phát triển, tính cấp thiết và tính khả thi. Mỗi biện pháp đã xác định được mục tiêu rõ ràng, xác định được nội dung và cách thức thực hiện cũng như chỉ ra các điều kiện thực hiện các biện pháp có hiệu quả. Tác giả cũng đưa ra những khảo nghiệm về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Từ đó chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các biện pháp đề xuất và cho thấy các biện pháp đề xuất đều có thể thực hiện được. Do vậy, trong công tác quản lý hoạt động TCM trường THCS, người quản lý không được coi trọng hay xem nhẹ biện pháp nào mà phải biết kết hợp và triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TCM. Người quản lý phải biết lựa chọn các biện pháp một cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của trường mình thì mới đem lại hiệu quả cao.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Trong toàn bộ nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra những lý thuyết liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động của tổ chuyên môn. Những lý thuyết liên quan bao gồm những lý thuyết về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn. Tác giả cũng đã chỉ ra những khía cạnh chủ yếu trong việc quản lý tổ chuyên môn bao gồm: lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn, thực hiện hoạt động tổ chuyên môn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn. Trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS và nhu cầu phải đổi mới việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong giai đoạn hiện nay thì ban lãnh đạo nhà trường, đặt biệt vai trò của người Hiệu trưởng trong việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn. Chất lượng giáo dục chính là thương hiệu của nhà trường và là khâu đột phá cho sự phát triển bền vững của nhà trường.

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất, quận Ba Đình thành phố Hà Nội có thể thấy bên cạnh những mặt mạnh mà nhà trường đã đạt đươc trong việc thì cũng có nhiều mặt hạn chế trong việc quản lý tổ chuyên môn. Những hạn chế có liên quan bao gồm năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ tổ trưởng tổ chuyên môn, công tác xây dựng thực hiện kế hoạch, quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn chưa đem lại kết quả tốt như mong đợi. Về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua sự chỉ đạo của hiệu trưởng đối với các TCM chưa sâu sắc, còn giao khoán cho phó hiệu trưởng chuyên môn và các TTCM. Hiệu trưởng ít tham dự các buổi họp của các TCM; Nội dung chỉ đạo hoạt động TCM của một số hiệu trưởng còn chung chung; Công tác kiểm tra chưa thường xuyên, chưa làm tròn nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy các

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí