Khảo Sát Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp

- Tổ chức kiểm tra kết quả đạt được cuối năm.

- Tự đánh giá xếp loại của lớp, của giáo viên, của tổ chuyên môn về công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa.

* Quán triệt những nguyên tắc để thực hiện đánh giá thi đua:

- Đảm bảo khách quan, công bằng, đánh giá đúng thực trạng của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

- Chú ý tính động viên khích lệ những nơi có điều kiện khó khăn, chú ý tính sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện.

- Đánh giá, xếp loại giáo viên, tổ chuyên môn gắn với nội dung tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn học.

- Khen thưởng, động viên hoặc phê bình, kiểm điểm kịp thời, chính xác, đảm bảo tính thuyết phục.

- Kích thích sự say mê sáng tạo bằng các biện pháp thích hợp: Báo cáo điển hình, cốt cán về tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

c. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Trong quá trình triển khai đăng ký thi đua và xét thi đua phải đảm bảo đúng qui trình, bám vào các văn bản hướng dẫn và nghiêm túc thực hiện.

- Các cán bộ quản lý trường học và giáo viên phải nắm chắc các tiêu chí để thực hiện và tổ chức việc tự đánh giá của lớp mình, của tổ chuyên môn và của cả nhà trường.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đề ra trên đây cần được sử dụng phối kết hợp thì mới nâng cao được chất lượng và hiệu quả của hoạt động ngoại khoá môn học. Để thực hiện được các biện pháp đều phải bắt đầu từ việc lên kế hoạch cụ thể, sau đó hiệu trưởng chỉ đạo triển khai và kiểm tra đánh giá. Trong kế hoạch cần chỉ rõ các hoạt động tuyên truyền, cách thức tổ chức các hoạt động cho buổi ngoại khoá ra sao, những hoạt động kiểm tra đánh giá nào sẽ tiến hành, vai trò của những người tham gia...Việc thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá cho giáo viên cần thực sự được chú trọng. Nếu sử dụng các biện pháp thiếu tính đồng bộ thì khó để tổ chức được các buổi hoạt động ngoại khoá một cách có hiệu quả. Thí dụ, nếu tổ chức ngoại khoá một môn học mà không tuyên truyền trước và tổ chức một cách bất ngờ thì số học sinh tham gia sẽ hạn chế, nếu không chuẩn bị tốt các điều kiện và phương tiện sẽ làm giảm hứng thú của các em, nếu giáo viên không lên kế hoạch hoặc không nhuần nhuyễn các kĩ năng tổ chức sẽ dẫn đến sự lúng túng và lộn xôn khi thực hiện, mất thời gian mà kết quả không cao...

Các biện pháp đề xuất trên đây có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau.

Trong các biện pháp trên, biện pháp nâng cao nhận thức về công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa là biện pháp định hướng cơ bản. Biện pháp bồi dưỡng năng lực cho cho giáo viên là biện pháp có tính hạt nhân, quyết định đến chất lượng tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn học trong các trường PTDTBT THCS. Biện pháp xây dựng các điều kiện, đa dạng các hình thức tổ chức, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường... là biện pháp mang tính hỗ trợ, có vai trò là đòn bẩy đưa hoạt động tổ chức ngoại khóa môn học vào nề nếp, có tác động tích cực thúc đẩy kết quả hoạt động dạy và học trong nhà trường.

3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Tổng số người được xin ý kiến là 117, trong đó BGH là 27, giáo viên là 90.

3.4.1. Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp

Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động ngoại khóa trong trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về tính chất cần thiết của các biện pháp đề xuất trong luận văn nghiên cứu sau đây của chúng tôi.

Kết quả khảo sát được thể hiện dưới bảng thống kê sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đề xuất



Stt


Các biện pháp đề xuất

Mức độ cần thiết

Rất cần thiết

Phân vân

Ít cần thiết

SL N=117

%

SL N=117

%

SL N=117

%


1

Nâng cao nhận thức về hoạt động ngoại khóa cho cán bộ

quản lý, giáo viên và học sinh.


107


91,45


10


8,54


0


0


2

Bồi dưỡng năng lực giáo viên.

117

100

0

0

0

0


3

Xây dựng các điều kiện để tổ

chức tốt hoạt động ngoại khóa (CSVC, tài chính, thời gian...)


102


87,18


15


12,82


0


0


4

Đa dạng hình thức và kết hợp

nhiều hoạt động ngoại khóa khác nhau.


107


91,45


10


8,54


0


0


5

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trong

tổ chức hoạt động ngoại khóa.


117


100


0


0


0


0


6

Đổi mới công tác thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến về công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học trong các tổ chuyên môn, trong nhà

trường.


106


90,6


11


9,4


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh điện biên - 13

Từ kết quả khảo nghiệm trên, chúng tôi thấy rằng hầu hết các biện pháp đề xuất được mọi người đánh giá là cần thiết, nhất là biện pháp 2 và biện pháp 5 đã có 100% ý kiến được hỏi cho là rất cần thiết trong quản lý hoạt động ngoại khóa môn học; các biện pháp còn lại có ý kiến còn phân vân hoặc cho rằng ít cần thiết song tỷ lệ chiếm % rất ít.

3.4.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp

Để nâng cao chất lượng hoạt động quản lý công tác tổ chức ngoại khóa môn học ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong luận văn của chúng tôi?

Kết quả khảo sát được thể hiện dưới bảng thống kê sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất



Stt


Các biện pháp đề xuất

Mức độ khả thi

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

SL N=117

%

SL N=117

%

SL N=117

%


1

Nâng cao nhận thức về hoạt động

ngoại khóa cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.


114


97,44


3


2,56


0


0

2

Bồi dưỡng năng lực giáo viên

117

100

0

0

0

0


3

Xây dựng các điều kiện để tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa

(CSVC, tài chính, thời gian...)


117


100


0


0


0


0


4

Đa dạng hình thức và kết hợp nhiều hoạt động ngoại khóa khác

nhau.


114


97,44


3


2,56


0


0


5

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm

giữa các trường trong tổ chức hoạt động ngoại khóa.


105


89,74


12


10,26


0


0


6

Đổi mới công tác thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến về công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học trong các tổ chuyên môn,

trong nhà trường.


115


98,29


2


1,71


0


0

Từ kết quả trên cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá về tính khả thi cao, có khả năng thực hiện, áp dụng vào thực tế quản lý hoạt động ngoại khóa môn học trong các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên hiện nay.

Các biện pháp nêu trên được xây dựng trên cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi. Mặc dù cách đánh giá của các

đối tượng có đôi chút khác nhau song đều thống nhất ở sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên.

Kết luận chương 3:

Từ kết quả khảo sát thực nghiệm trên cho thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong luận văn của mình về cơ bản có tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, đáp ứng được mong muốn của cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn cũng như giáo viên trong các nhà trường PTDTBT THCS nói riêng và các trường THCS nói chung. Các biện pháp đưa ra phù hợp với thực tiễn ở các trường THCS trên địa bàn huyện Nậm Pồ, rất cần thiết, mức độ khả thi cao và sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh cũng như nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ CBQL và giáo viên ở các trường THCS. Tuy nhiên, với đặc điểm của mỗi trường, người hiệu trưởng cần linh hoạt và lựa chọn những biện pháp ưu tiên để phát huy tính khả thi và hiệu quả thực hiện. Bên cạnh đó, có những biện pháp phải thực hiện trong thời gian dài, nên cần phải có những lộ trình và kế hoạch thực hiện, cần phát huy trí tuệ và sức mạnh của tập thể, tận dụng những thế mạnh của nhà trường, nắm bắt cơ hội thì kết quả xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực sẽ đạt được kết quả theo mong muốn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn học trong các trường PTDTBT THCS sẽ góp phần không nhỏ tạo nên việc hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục học sinh; góp phần hoàn thiện về nhân cách và nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục vùng miền núi có nhiều học sinh dân tộc. Hoạt động ngoại khoá môn học là hình thức tổ chức dạy học và giáo dục có sức hấp dẫn đặc biệt với học sinh. Có thể nói đây là một hoạt động có tác dụng rất lớn trong việc mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh, hình thành và phát triển cho các em kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết. Nó giúp các em có thêm được môi trường học tập tốt nhất trong sự quan tâm, chăm sóc giáo dục của các cấp các ngành, của cộng đồng, nhà trường và gia đình. Để các em có cơ hội được phát huy hết năng lực học tập, bộc lộ những thiên hướng năng khiếu để các em có nền tảng, cơ sở cho quá trình tiếp tục học tập cao hơn ở cấp học THCS. Thông qua các hoạt động ngoại khóa môn học, các em được học tập, rèn luyện và trưởng thành, các em được hoàn thiện về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử góp phần quan trọng trong việc xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng đời sống văn hóa mới ở địa phương và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đáp ứng được các mục tiêu của giáo dục hiện nay.

Kết quả khảo sát thực trạng về công tác quản lý hoạt động ngoại khóa môn học trong các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ cho thấy các nhà trường đã có những cố gắng và đã đạt được một số kết quả mang ý nghĩa thiết thực, song vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập chưa đáp ứng theo mong muốn. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học của các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ dù đã có khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kĩ năng tổ chức và các điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng quả lý hoạt động ngoại khóa môn học của nhà trường PTDTBT THCS, đó là:

1. Nâng cao nhận thức về hoạt động ngoại khóa cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

2. Bồi dưỡng năng lực giáo viên.

3. Xây dựng các điều kiện để tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa (Cơ sở vật chất, tài chính, thời gian...)

4. Đa dạng hình thức và kết hợp nhiều hoạt động ngoại khóa khác nhau.

5. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trong tổ chức hoạt động ngoại khóa.

6. Đổi mới công tác thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến về công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học trong các tổ chuyên môn, trong nhà trường.

Các biện pháp đề xuất nói trên là kết quả của một quá trình đánh giá nghiêm túc, kết hợp chặt chẽ phương pháp nghiên cứu của tác giả. Những kết quả khảo nghiệm đã xác định tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp đề xuất. Điều đó cho thấy nội dung của luận văn đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.

2. Khuyến nghị

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động ngoại khóa môn học trong các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ nói riêng, các trường THCS nói chung; đồng thời có thể phát huy tác dụng của các biện pháp đề xuất, tôi xin trình bày một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với UBND huyện Nậm Pồ

- Có nhiều giải pháp tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; tăng cường công tác vận động, tuyên truyền để thu hút sự quan tâm ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn cho sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.

- Quan tâm hỗ trợ, đầu tư CSVC, thiết bị dạy học cho các nhà trường còn khó khăn, thiếu thốn.

- Hỗ trợ củng cố duy trì hoạt động cho các trường đã đạt chuẩn và đang trong lộ trình xây dựng trường Chất lượng cao.

- Đổi mới qui chế thi đua khen thưởng hàng năm đối với các xã và các bản, ưu tiên hàng đầu các tiêu chí về giáo dục.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT Điện Biên, Phòng GD&ĐT Nậm Pồ

- Chú trọng công tác quy hoạch cán bộ quản lý của các nhà trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, chú ý phát hiện cán bộ quản lý trẻ năng động và có nhiều sáng tạo trong triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

- Giảm tải chương trình học, môn học cho phù hợp với học sinh miền núi, tăng cường các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa theo môn học, chương trình dạy học.

- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng “Bồi dưỡng theo nhu cầu”, tránh áp đặt dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng thấp. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ phục vụ cho hoạt động giảng dạy và các phong trào trong nhà trường.

- Tăng cường việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chuyên môn.

2.3. Đối với lãnh đạo các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ

Xây dựng kế hoạch thực hiện khoa học, cụ thể, phù hợp với điều kiện nhà trường. Tổ chức tốt công tác hoạt động ngoại khóa môn học trong nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Quốc Bảo (2005), Quản lý nhà trường, Quan điểm và chiến lược phát triển; Giáo dục và phát triển, quan điểm phát triển con người và chỉ số phát triển con người HDI; Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, vấn đề quản lí và quản lý nhà trường - Các tập bài giảng khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội.

2. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý. Khoa sư phạm, ĐHQG Hà Nội.

3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/T5- BGD ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

4. Trần Thu Hà (2014), Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

5. Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28/3/2011. Bộ GD&ĐT).

6. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề QLGD và KHGD.NXB Giáo dục Hà Nội.

7. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ, Giáo dục học tập 1,2 NXB Giáo dục, 1998.

8. Luật giáo dục, 2005.

9. Hà Thế Ngữ, Giáo dục học - một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Đại học Quốc Gia, 2011.

10. Phạm Minh Hương (2014), Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng. Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

11. Pháp lệnh cán bộ công chức. Bộ GD&ĐT.

12. Văn Thị Thu Hằng (2013), Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường trung học cơ sở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

13. Phạm Hồng Quang, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2006.

14. Quyết định số 16/2008/QĐ/ BGD - ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định đạo đức nhà giáo.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí