Xây Dựng Các Điều Kiện Để Tổ Chức Tốt Hoạt Động Ngoại Khóa

c. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Cần có chuyên gia giáo dục có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức họa động ngoại khóa môn học, nắm vững các vấn đề về lý luận và thành thạo về kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa để tiến hành tập huấn cho giáo viên.

- Giáo viên cần có tinh thần và ý thức tham gia bồi dưỡng, tự trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn bởi kỹ năng không hình thành qua những lời nói suông mà qua các hoạt động trải nghiệm trong thực tế.

- Cần dành nguồn kinh phí hợp lý cho việc bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng cho giáo viên.

3.2.3. Xây dựng các điều kiện để tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa

a. Mục tiêu của biện pháp

Khác với hình thức dạy học ở trên lớp theo thời khoá biểu, hoạt động ngoại khoá môn học là hình thức tổ chức dạy học vừa có bề rộng lại có cả chiều sâu, học sinh tham gia hoàn toàn dựa trên hứng thú của các em với môn học... bởi thế xây dựng các điều kiện như: Cơ sở vật chất, tài chính, thời gian... để tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học là một việc làm không thể xem nhẹ. Càng đặc biệt hơn trong điều kiện hiện nay khi mà nội dung tri thức luôn được cập nhật, nhiều kiến thức mới xuất hiện, trong khi đó đồ dùng thí nghiệm, thiết bị dạy học cũ kỹ lạc hậu và thời gian hạn chế sẽ là những vật cản đầu tiên khiến công tác hoạt động ngoại khoá môn học khó đạt được kết quả tốt.

Nhà quản lý chuẩn bị những điều kiện tốt cho hoạt động ngoại khoá môn học, để hoạt động này thực sự mang lại hứng thú cho học sinh, thu hút được số đông học sinh tham gia, góp phần hình thành ở các em kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết với môn học.

b. Nội dung và cách tiến hành

* Nội dung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Trong hoạt động ngoại khoá môn học cơ sở vật chất gồm: Các phòng học bộ môn, sân bãi, địa điểm tổ chức

Hệ thống điện: Tăng âm, loa đài, điện thắp sáng, quạt mát, máy nổ Phòng nghe nhìn, máy chiếu

Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh điện biên - 12

Đồ dùng, nguyên vật liệu cho thí nghiệm thực hành

Tranh ảnh, panô, áp phích cho cổ động tuyên truyền...

Người hiệu trưởng phải nắm được những cơ sở vật chất tối thiểu cần cho các hoạt động ngoại khoá môn học. Nếu vì điều kiện eo hẹp thì cũng phải có cái nhìn tổng thể về cơ sở vật chất đã có của trường, đối chiếu với thực tế cần có để tiến hành ưu tiên mua sắm cho những gì cần thiết.

* Cách tiến hành

- Bổ sung mua sắm từ ngân sách của nhà trường

Hiệu trưởng phải dựa vào tình hình thực tế của nhà trường để có thể bổ sung cơ sở vật chất cũng như dành nguồn tài chính, dành thời gian cho hoạt động ngoại khoá môn học. Trước hết phải xem xét từ những đề nghị của tổ, nhóm chuyên môn cần mua sắm bổ sung những gì cần thiết. Cái nào cần mua mới, cái gì có thể tận dụng... Việc xây dựng các điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá môn học phải được hiệu trưởng lên kế hoạch cụ thể, từ việc phân loại cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học đến việc phân bổ các nguồn tài chính đã và sẽ có trong năm. Hiệu trưởng phải tạo ra bầu không khí dân chủ, công bằng. Tránh quá ưu tiên cho môn này mà cắt xén của môn khác.

- Huy động các nguồn lực từ phụ huynh và xã hội

Hiệu trưởng họp với cha mẹ học sinh để tranh thủ sự giúp đỡ từ sức dân, từ chính quyền địa phương: Đất đai để làm sân chơi bãi tập, ruộng vườn cho thực hành sinh học, kỹ thuật nông nghiệp...ngoài ra những thiết bị cần thiết cho công tác ngoại khoá như: Máy phát điện, máy chiếu, dụng cụ nghe nhìn...cần phải có trong thời đại ngày nay, có như vậy học sinh mới được cập nhật thông tin, mới được tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại. Với tổ hoạt động ngoại khoá môn học hay là những hình thức sinh hoạt có tính quần chúng, cơ sở vật chất đều là yếu tố rất cần có tính quyết định đến sự thành công và tác động trực tiếp hứng thú của học sinh khi các em tham gia hoạt động này.

Cần ưu tiên cho những hoạt động dùng chung cơ sở vật chất như máy phát điện, tăng âm, loa đài. Đặc biệt trong thời đại thông tin như hiện nay, hệ thống máy vi tính và việc nối mạng internert là rất cần với học sinh.

Ngoài ra hoạt động ngoại khoá môn học rất cần đến tài chính để còn bồi dưỡng cho người làm công tác tổ chức. Trong hoàn cảnh hiện nay chất xám của giáo viên cũng như công sức họ bỏ ra cần phải được các nhà quản lý lưu tâm, đánh giá và trả

công cho họ thật xứng đáng đó là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động ngoại khoá môn học ở bất kỳ hình thức tổ chức nào. Nó đảm bảo cho hoạt động này duy trì phát triển mang lại kết quả tốt cho giáo dục nhà trường.

Tài chính cho hoạt động này còn dùng để chi cho việc mua sắm những gì thật cần thiết cho quá trình tổ chức, chi cho việc liên hệ, chi cho thuê phương tiện hay các loại phí dịch vụ trong khi tham quan.

Trong điều kiện hiện nay, ở các nhà trường PTDTBT THCS vùng đặc biệt khó khăn, số tiền tối thiểu cần cho mỗi tổ ngoại khoá cần 300 nghìn đồng 1 lần, mỗi hoạt động có tính quần chúng 2 triệu đồng. Một năm kinh phí này cần khoảng 20 triệu đồng. Nguồn tài chính này được huy động từ: Ngân sách, quỹ Đoàn thanh niên 20% , cha mẹ học sinh và các nguồn tài trợ khác khoảng 30%.

- Động viên giáo viên, học sinh tham gia sưu tầm, chuẩn bị các phương tiện phục vụ buổi hoạt động ngoại khoá: Sưu tầm sách, tranh ảnh, chuyện kể, các tài liệu, vật dụng cần thiết...

Về thời gian:

Quỹ thời gian trong năm học cũng được hiệu trưởng cân nhắc để bảo đảm vừa thực hiện tốt chương trình giảng dạy theo biên chế năm học, vừa có thời gian để các tổ, nhóm chuyên môn tiến hành các hoạt động ngoại khoá.

Hoạt động ngoại khoá môn học được chủ động về thời gian tổ chức sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động khác của nhà trường. Muốn vậy nhà quản lý phải tận dụng quỹ thời gian trong biên chế năm học cho phép (2 tuần được phép dành cho các hoạt động khác)

Với tổ ngoại khoá bộ môn: Người tổ chức có thể tận dụng thời gian học sinh không lên lớp. Kế hoạch cần được sắp xếp một cách hợp lý để học sinh không bị ảnh hưởng tới thời gian học trên lớp.

Còn với những hình thức sinh hoạt có tính quần chúng, hiệu trưởng cần xem xét quỹ thời gian của năm học để phê duyệt.

Không quá ưu tiên cho một hoạt động nào đó mà xem nhẹ đi các hoạt động khác. Cần tuân thủ đúng kế hoạch đã được phê duyệt về thời gian tổ chức.

Trong khi xây dựng các điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá môn học, hiệu trưởng giao cho nhóm trưởng chuyên môn lập danh mục cơ sở vật chất cần bổ sung, phê duyệt mua sắm cải tạo, bồi dưỡng cho người phụ trách... Hiệu trưởng chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn không cắt xén chương trình, không chuyển giờ dạy theo thời khoá biểu thành giờ ngoại khoá môn học.

Thực tế ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ trong những năm học vừa qua cho thấy rằng: Hiệu trưởng nào linh hoạt, năng động có đầu óc tổ chức, biết tranh thủ sự giúp đỡ của các ban ngành sẽ khai thác được các tiềm năng trong xã hội, cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường phục vụ cho việc giảng dạy và học tập được tốt hơn.

Đối chiếu với cơ sở vật chất đã có, đánh giá tính hiệu quả của những cơ sở vật chất được bổ sung. Việc mua sắm bổ sung phải đảm bảo đúng mục đích, đúng nguyên tắc thu chi tài chính. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên để hạn chế những tiêu cực nảy sinh. Đảm bảo tính công khai dân chủ trong công tác tài chính.

c. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Xây dựng các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, thời gian cho hoạt động ngoại khoá môn học là một biện pháp thúc đẩy hoạt động này đạt hiệu quả cao, thu hút được số đông học sinh tham gia. Cái tài của nhà quản lý là cần biết tận dụng sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, của cha mẹ học sinh để các điều kiện dạy và học của nhà trường ngày càng được cải thiện. Điều kiện tốt bao giờ cũng là cơ sở khích lệ người giáo viên gắng sức hơn trong chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.4. Đa dạng các hoạt động ngoại khóa

a. Mục tiêu của biện pháp

Tổ chức thực hiện kết hợp các hoạt động ngoại khoá môn học tạo ra sự đa dạng sinh động cho hình thức tổ chức, đáp ứng được khát vọng mở rộng hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực: Tự nhiên - Xã hội - Tư duy. Với tổ ngoại khoá môn học, đó là hình thức tổ chức đặc thù có tính độc lập. Song với những hình thức hoạt động có tính quần chúng, người tổ chức có thể kết hợp để vừa tận dụng thời gian, vừa phát huy được thế mạnh trong việc mở rộng sự hiểu biết cho học sinh, lại tránh được sự nhàm chán đơn điệu. Những tri thức này trong thực tế nhiều khi lại liên kết với nhau,

bởi thế trong quá trình học tập, giáo viên cần tạo cho học sinh có thói quen giải quyết những vấn đề tổng hợp một cách linh hoạt.

b. Nội dung và cách tiến hành

- Lập kế hoạch:

+ Hoạt động này đòi hỏi phải có cả một ban tổ chức, phải phân công trách nhiệm cho từng thành viên.

+ Lập kịch bản, có người đạo diễn, có người dẫn dắt vấn đề theo tình tự trước sau, phải học thuộc kịch bản.

+ Có kế hoạch chủ động thích ứng với nhiều đối tượng cùng tham gia (Có thể có những phạm vi kiến thức vượt ngoài chương trình).

- Triển khai:

+ Chọn người có năng khiếu để dẫn dắt chương trình tiến hành kiểm tra và rà soát lại việc thực hiện chương trình theo kịch bản.

+ Tiến hành làm thử:

Sẵn sàng đối phó với những tình huống phát sinh. Điều chỉnh, bổ sung.

Thông thường trong các cuộc thi kiến thức hay là các buổi biểu diễn văn nghệ có nhiều tình huống nảy sinh đòi hỏi người tổ chức phải có những cách ứng xử khéo léo. Không lường trước nhiều khi người tổ chức sẽ bị lúng túng trong cách giải quyết (với hình thức này nên thành lập ban cố vấn).

Với các buổi tham quan, người phụ trách sẽ cho học sinh hiểu ý nghĩa lịch sử của những nơi cần đến, vị trí địa lí và những giá trị nổi bật của những nơi cần đến.

Biện pháp này làm cho hoạt động ngoại khoá môn học hấp dẫn hơn bởi nó sẽ tạo ra những ý tưởng mới lạ và sâu sắc, đem đến cho học sinh sự bất ngờ và khác biệt. Người tổ chức có thể làm điều này bằng các hình thức sau:

Thay đổi giọng điệu, người điều hành, hoặc các tiết mục, các chương trình xen kẽ để thu hút học sinh chú ý.

Giảng giải, minh hoạ, sắm vai.

Đưa kiến thức văn hoá vào cùng kiến thức khoa học.

Sử dụng kết hợp ngôn ngữ nói với hình ảnh minh hoạ.

Sử dụng kết hợp các cuốn phim video cần cho chương trình với những lời bình luận, đánh giá.

Tạo ra sự khác biệt với những lần tổ chức trước để học sinh phản ứng nhanh nhẹn, hứng thú thì thường mang lại kết quả tốt hơn. Người tổ chức nên tận dụng tính nhạy cảm với cái mới của học sinh để truyền đạt thì buổi ngoại khoá mới có giá trị.

- Kiểm tra đánh giá

Rút kinh nghiệm chỉ ra những thành công và hạn chế của việc tổ chức kết hợp các hoạt động ngoại khoá môn học, từ đó có sự điều chỉnh cho hợp lí phù hợp với hứng thú và sự nhận thức của học sinh.

c. Điều kiện để thực hiện thực hiện biện pháp

Tổ chức thực hiện kết hợp các hoạt động ngoại khoá môn học là một hình thức tổ chức hay. Tuy thế không nên làm một cách thường xuyên, qua loa cho xong việc. Người tổ chức cần phải cân nhắc cẩn thận trước khi tiến hành, cần phải tính đến hiệu quả đạt được và công sức, tiền của bỏ ra. Người tổ chức phải thấy ưu thế nổi bật của việc thực hiện kết hợp các hoạt động ngoại khoá môn học thì mới tổ chức. Phải thấy việc làm thực sự bổ ích cho học sinh thì mới làm, không quá lạm dụng. Trong quá trình làm cần tạo cho học sinh cảm giác thích thú, các em được xem là đối tượng quan trọng trong buổi ngoại khoá kết hợp. Cần biết phát huy sự phụ trợ của các yếu tố ngoài ngôn ngữ một cách khéo léo và hiệu quả. Người tổ chức hướng các em tới sự liên tưởng và suy luận.

3.2.5. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trong tổ chức hoạt động ngoại khóa

Trao đổi kinh nghiệm giữa các trường cũng có thể xem là một biện pháp hay trong hoạt động ngoại khoá môn học. Kinh nghiệm - đó là kết quả của việc đã làm rút ra các bài học để việc làm lần sau được tốt hơn. Trao đổi kinh nghiệm giúp cho những hoạt động ngoại khoá môn học được tổ chức lần sau không phải mò mẫm, thử nghiệm đúng sai, nhờ đó biết phát huy thế mạnh của mình. Thông qua trao đổi kinh nghiệm, tình cảm, sự gắn kết giữa các trường ngày càng thêm sâu sắc.

a. Mục tiêu của biện pháp

Giúp nhà quản lý cân nhắc, lựa chọn có thể tận dụng những bài học ở trường bạn vào trường mình nếu cảm thấy phù hợp. Trao đổi kinh nghiệm, nhà quản lý rút ngắn được thời gian để đi tới mục tiêu, chủ động trong việc thực hiện.

b. Nội dung và cách tiến hành

Thành lập ban chỉ đạo điều hành, ban này có nhiệm vụ ấn định thời gian địa điểm đối tượng tham gia nội dung và hình thức cần trao đổi nếu là trao đổi kinh nghiệm giữa các trường. Cần chọn ví dụ điển hình về sự thành công của hoạt động ngoại khoá môn học. Tổ chức các cuộc họp tổ bộ môn rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt đông ngoại khoá.

Gửi thông báo chính thức tới trường bạn về thời gian địa điểm, khách mời..., phân công cá nhân chuẩn bị trình bày kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học.

Tự đánh giá vai trò của hình thức ngoại khoá môn học trong việc phát triển kiến thức kĩ năng thái độ cho học sinh, kinh phí cần có và các điều kiện khác để tổ chức, rút ra các kinh nghiệm cần thiết. Nội dung trao đổi:

- Các hình thức ngoại khoá môn học đã được tổ chức ở trường

- Vai trò của nhà quản lý trong điều hành

- Vai trò của người tổ chức

+ Trực tiếp thao tác: Tính năng động, sáng tạo trong tổ chức

+ Khả năng thu hút học sinh

- Kết quả cụ thể

- Những yếu tố tác động đến sự thành công của buổi ngoại khoá

+ Chủ quan (Cơ sở vật chất, tài chính, thời gian, con người)

+ Khách quan: Môi trường tự nhiên Các yếu tố ảnh hưởng: An ninh, y tế

Đánh giá: Trong từng hình thức tổ chức thì yếu tố nào là quan trọng nhất Đề xuất giải pháp để có được sự thành công.

c. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Người tổ chức cần lựa chọn hình thức trao đổi cho phù hợp. Cuộc trao đổi phải diễn ra trên tinh thần thoải mái, đoàn kết có ý thức dựng xây cởi mở. Không giấu

giếm kinh nghiệm (Có những kinh nghiệm hay, phù hợp với trường này song lại không thể làm được ở trường khác vì lệ thuộc vào đặc điểm và điều kiện nhà trường) Sau khi trao đổi, mỗi trường cần rà soát kinh nghiệm của trường bạn, đối chiếu với điều kiện, hoàn cảnh trường mình để xác định tính khả thi, học tập những kinh nghiệm hay. Nghe trường bạn để biết về trường mình, thấy những thành công và hạn chế của trường mình trong quá trình tổ chức, từ đó điều chỉnh cho hợp lí. Nhìn thẳng vào những điều hạn chế, thấy được những gì mắc phải trong quá trình tổ chức có thể tránh hoặc biết trước để chủ động xử lý.

Trong thời đại ngày nay, việc trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trong công tác quản lý nói chung, quản lý hoạt động ngoại khoá môn học nói riêng đã được người hiệu trưởng quan tâm nhiều hơn. Đó là một việc làm bổ ích, giúp cho nhà quản lý tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, hạn chế được sự mò mẫm. Qua trao đổi kinh nghiệm, tình đoàn kết thân ái ngày càng được tăng lên.

3.2.6. Đổi mới công tác thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến về công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học trong các tổ chuyên môn, trong nhà trường

a. Mục đích của biện pháp

- Tạo phong trào thi đua sôi nổi giữa các lớp, các điểm trường và giữa các nhà trường.

- Là điều kiện để được trao đổi, học hỏi, vận dụng, xây dựng mô hình điểm giữa các nhà trường.

- Là một kênh thông tin tuyên truyền ra ngoài nhà trường, tạo nên sự chú ý quan tâm của các cấp, các ngành, cộng đồng, cha mẹ học sinh,...

b. Nội dung và cách tiến hành

* Đổi mới quy trình thực hiện thi đua:

- Tổ chức phát động thi đua ngay từ đầu năm học các cuộc vận động, các phong trào trong đó có việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn học.

- Tổ chức tập huấn về công tác thi đua khen thưởng cho các nhà trường, cách tổ chức thực hiện và tự đánh giá xếp loại của nhà trường về nội dung tổ chức hoạt động ngoại khóa trong công tác chuyên môn của nhà trường. Triển khai phong trào viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm với những nội dung trong đó có việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa môn học.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra theo từng giai đoạn đề đánh giá lộ trình thực hiện theo kế hoạch của các lớp, các tổ chuyên môn và của nhà trường.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022