Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghệ Thuật Chèo Ở Thành Phố Hải Phòng


một “phương tiện” gắn kết cộng đồng.

Đối với sân khấu chuyên nghiệp, diễn xuất là một nghề của diễn viên. Người nghệ sĩ có thể được khán giả biết và nhớ đến họ qua vai diễn trên sân khấu, qua quan các mối hệ, hoặc qua phương tiện truyền thông đại chúng… Với người diễn viên câu lạc bộ, họ có thể không được quá nhiều người biết đến nhưng lại thường xuyên có được niềm vui giản dị bởi trong suốt quá trình tập luyện, biểu diễn của diễn viên trong câu lạc bộ sân khấu chèo ở làng quê dường như luôn có sự động viên, cổ vũ từ cộng đồng gia đình, bè bạn, thậm chí là họ hàng, làng xã. Bởi vậy, nếu ở nhiều hội diễn sân khấu chuyên nghiệp, đôi khi ta phải chứng kiến cảnh nghệ sĩ cũng chẳng buồn xem nhau, thì trong hội diễn sân khấu chèo không chuyên, khán giả, bà con, bạn bè của diễn viên thường đông đảo, nhiệt tình. Vậy nên, tính cộng đồng sẽ là một yếu tố giúp cho sự hình thành, phát triển hoạt động của câu lạc bộ. Ngược lại, hình thức câu lạc bộ nghệ thuật sân khấu chèo cũng góp phần thúc đẩy, gia tăng sự gắn kết cộng đồng.

Nghệ thuật chèo sinh ra từ làng quê, cùng với những chức năng bản chất của văn nghệ, chèo mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ. Chèo từng là món ăn tinh thần đã trở thành ký ức trong tâm thức nhiều thế hệ người Việt. Việc trở về với làng quê chính là về với môi trường đã sinh ra chèo. Hơn nữa, gửi gắm, trao truyền những nét đẹp văn hóa truyền thống thông qua con đường nghệ thuật một cách nhẹ nhàng chính là cách mà ông cha chúng ta ngày xưa đã để lại qua những câu hát, lớp trò, tích diễn chèo cổ của những gánh chèo. Đây là một trong những lý do quan trọng nhất giúp cho nghệ thuật chèo có sức sống lâu bền trong dân gian.

Sự khác nhau giữa hai hình thức tổ chức nghệ thuật trên đã phần nào lý giải cho thực trạng phát triển của chèo chuyên nghiệp và chèo không chuyên, đồng thời gợi mở cho những giải pháp bảo tồn mang tính tối ưu.


3.3.2. Giải pháp quản lý hoạt động nghệ thuật chèo ở thành phố Hải Phòng

Những năm qua, cùng với chuyển biến của đất nước trong bối cảnh hội nhập, thành phố Hải Phòng đang từng bước phát triển, tạo đột phá để thay đổi đời sống của người dân thành phố. Thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành những chủ trương, chính sách cụ thể với quyết tâm phát triển sự nghiệp văn hóa của thành phố Hải Phòng, trong đó có vấn đề về phát triển và bảo tồn di sản văn hóa truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng. Tuy nhiên, qua khảo sát hoạt động bảo tồn nghệ thuật chèo ở Hải Phòng đã chỉ ra những bất cập cần phải sớm được giải quyết. Để khắc phục, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tích cực và chủ động.

3.3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổ chức hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo

- Trước tiên cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa nói chung tại Hải Phòng cần kiến nghị, tham mưu, đề xuất để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao như: luật, pháp lệnh và những nghị định về nghệ thuật sân khấu nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng. Cần xác định rò hoạt động sáng tạo nghệ thuật trong cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa là như thế nào? Định hướng "tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" trong nghệ thuật chèo là gì, "xã hội hóa" sân khấu chèo cần được tiến hành những nội dung gì, hình thức như thế nào. Cần có một quy hoạch phát triển khoa học với nguồn nhân lực toàn diện cùng với chính sách tương ứng, phù hợp thì nghệ thuật chèo mới có thể đi đúng hướng để tồn tại, phát huy giá trị trong đời sống hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

- Bảo tồn nghệ thuật chèo cần được thực hiện một cách toàn diện trên cơ sở pháp lý. Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng cần tích cực phối hợp với


Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 19

Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố khác trong khu vực đồng bằng sông Hồng nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét và công nhận nghệ thuật chèo là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, xây dựng hồ sơ công nhận chèo là di sản văn hóa thế giới. Khi chèo trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, di sản văn hóa thế giới thì hoạt động bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo sẽ được thực hiện trên văn bản pháp lý là Luật Di sản văn hóa và những quy định pháp luật khác có liên quan. Từ đó công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo sẽ được tiến hành bài bản hơn, khoa học hơn.

3.3.2.2. Giải pháp thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật chèo

- Triển khai và ban hành các văn bản quản lý hoạt động biểu diễn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo. Thực trạng nghệ thuật chèo ở Hải Phòng đã chỉ ra nhiều bất cập, trong đó có một phần trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa của thành phố. Để hoạt động quản lý bảo tồn giá trị nghệ thuật chèo được tiến hành bài bản, đồng bộ, thành phố Hải Phòng cần tiến hành một số biện pháp:

+ Phải xác định rò chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, ban ngành trực tiếp và gián tiếp tham gia quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống, phân công nhiệm vụ rò rằng cho từng cơ quan, đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp trực tiếp thực hiện công tác bảo tồn, tránh chồng chéo và không cụ thể; cần rà soát tổng thể, chuẩn hóa các văn bản quy định về bảo tồn nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng, bám sát các văn bản chỉ đạo, định hướng của cơ quan quản lý cấp trên để cụ thể hóa cơ chế, chính sách bảo tồn một cách đồng bộ khoa học, đảm bảo được vai trò trách nhiệm của từng cơ quan tổ chức tham gia bảo tồn nghệ thuật chèo tại Hải Phòng. Đồng thời đánh giá đúng vai trò


của cộng đồng và các tổ chức cá nhân trong việc bảo tồn nghệ thuật chèo, để xây dựng cơ chế phối hợp và khuyến khích mọi người dân có thể tham gia vào việc bảo vệ, phát huy giá trị nghệ thuật chèo.

+ Xây dựng cơ chế hỗ trợ, đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo tồn trên địa bàn thành phố. Thành phố Hải Phòng cần có chính sách hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho các câu lạc bộ, cũng như Đoàn chèo chuyên nghiệp đầu tư để phục dựng các trích đoạn, tích chèo cổ, mở các lớp đào tạo diễn viên, nhạc công, tác giả, đạo diễn cho nghệ thuật chèo không chuyên; có cơ chế đặc thù cho những nghệ nhân cao tuổi thực hiện truyền dạy nghệ thuật chèo; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đối với các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp tham gia tài trợ cho hoạt động bảo tồn nghệ thuật chèo. Nâng cấp, xây mới rạp hát của Đoàn chèo, đầu tư trang thiết bị âm thanh, ánh sáng đảm bảo việc tập luyện, biểu diễn và đáp ứng yêu cầu biểu diễn cho khách du lịch...

- Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm túc công tác bảo tồn chèo bằng cả hai hình thức:

+ Bảo tồn "tĩnh": Đoàn Chèo Hải Phòng thực hiện luyện tập các tác phẩm, vở diễn mẫu mực, động viên, khuyến khích các nghệ sĩ kỳ cựu, có uy tín trong nghề tham gia sau đó ghi âm, ghi hình và truyền dạy cho thế hệ sau; thực hiện quay phim, chụp ảnh, ghi chép để tư liệu hóa thật chi tiết (khi có nhu cầu, thì căn cứ vào đó để phục dựng). Cần xem xét áp dụng công nghệ số hóa, lưu trữ các tác phẩm "mẫu mực" đã được tập luyện, ghi hình để làm tài liệu lưu trữ lâu dài.

+ Bảo tồn "động": Bảo tồn trên cơ sở kế thừa cấu trúc, biện pháp nghệ thuật của nghệ thuật chèo để xây dựng những vở chèo có nội dung phù hợp với đời sống hiện đại, mang hơi thở thời đại để thu hút người xem. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật


chèo không chuyên từ thành phố đến cơ sở hàng năm để khuyến khích phong trào nghệ thuật chèo không chuyên phát triển. Nghiên cứu, đề xuất có thể tổ chức Hội thi hát chèo không chuyên trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Vì nơi đây có lực lượng công nhân lao động đông, trong số đó có nhiều người đến từ các chiếng chèo trên cả nước, có năng khiếu hát chèo. Hội thi không chỉ tạo sân chơi cho công nhân sau những giờ lao động vất vả mà còn là cơ hội để quảng bá về văn hóa, nghệ thuật truyền thống dân tộc cho các chuyên gia, các lãnh đạo công ty nước ngoài. Qua đó có thể phát hiện và bồi dưỡng những hạt nhân có năng khiếu nghệ thuật chèo để đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung lực lượng diễn viên chèo.

- Tích cực thực hiện công tác tuyên truyền:

+ Làm tốt công tác tuyên truyền để thay đổi về nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa nghệ thuật từ thành phố đến cơ sở thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa, văn nghệ, về bảo tồn nghệ thuật truyền thống, trong đó có việc bảo tồn giá trị nghệ thuật chèo, và đây là việc cần được làm thường xuyên và lâu dài.

+ Thành phố cần tích cực chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và các đơn vị trực thuộc có liên quan đến nghệ thuật chèo tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật chèo qua các phương tiện thông tin đại chúng để các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là khán giả trẻ nhận thức được những giá trị di sản nghệ thuật chèo. Cần tiếp tục phát huy thế mạnh của các cơ quan báo chí, truyền thông Hải Phòng. Thực tế đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan báo chí truyền thông trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng. Không chỉ phối hợp tổ chức các chương trình, truyền thông còn là một trong các phương tiện chủ chốt, truyền tải những kiến thức, cũng như các chủ trương, chính sách của thành phố về công tác bảo tồn và phát huy


giá trị di sản văn hóa đến mọi tầng lớp nhân dân. Báo chí phản ánh nhanh nhạy, kịp thời về các sự kiện, các hoạt động liên quan đến việc bảo tồn, từ đó giúp cho những người làm công tác quản lý về văn hóa có thêm kênh thông tin hữu ích. Công tác quản lý, bảo tồn phải được phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông.

- Đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực

+ Nguồn nhân lực quản lý: Nguồn nhân lực này là yếu tố quan trọng hàng đầu và xuyên suốt trong quá trình quản lý văn hóa. Để có thể làm tốt công tác quản lý văn hóa nghệ thuật thì cán bộ quản lý không chỉ cần kiến thức chuyên môn về quản lý mà cần có kiến thức nhất định về các bộ môn nghệ thuật. Vì vậy, căn cứ quy hoạch phát triển, Hải Phòng cần rà soát các văn bản luật liên quan đến bảo tồn nghệ thuật chèo, tiến hành đào tạo nguồn nhân lực quản lý chuyên môn, kiện toàn bộ máy quản lý tại các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, đảm bảo đội ngũ này đáp ứng được yêu cầu. Khi có đội ngũ những nhà quản lý có chất lượng cao thì sẽ thiết kế ra được quy hoạch phát triển nghệ thuật chèo trên địa bàn thành phố, tham mưu ban hành những chính sách, những văn bản quy phạm phù hợp để bảo tồn nghệ thuật chèo được thực thi.

+ Nguồn nhân lực tác giả, đạo diễn, diễn viên chèo: Thành phố cần hoàn thiện các thủ tục, nâng cấp Trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật và du lịch Hải Phòng lên Cao đẳng hoặc Đại học, mở các ngành đào tạo nghệ thuật truyền thống. Cần có chính sách ưu đãi trong tuyển sinh, đào tạo cho các hạt nhân có năng khiếu nghệ thuật chèo được tham gia học tập, có chính sách bảo trợ của nhà nước để thu hút sinh viên nghệ thuật theo học. Cần có cơ chế ưu tiên cho các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của thành phố trong việc tuyển dụng, đào tạo nghệ sĩ, diễn viên, đảm bảo có đội ngũ kế cận. Nghệ thuật truyền thống có những tính chất đặc thù riêng biệt đó là truyền nghề.


Do đó trong công tác tuyển dụng, đào tạo nghệ sĩ, diễn viên cần đảm bảo lực lượng kế cận: có đủ lớp diễn viên lớn tuổi có kinh nghiệm, bản lĩnh sân khấu và đội ngũ diễn viên trẻ có sắc vóc, đam mê sáng tạo.

Cần thường xuyên làm công tác bồi dưỡng giáo dục chính trị tư tưởng để các nghệ sĩ nhận thức rò vai trò, trách nhiệm biểu diễn nghệ thuật phục vụ khán giả, theo học các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn căn bản để nâng cao kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để có thể sáng tạo, biểu diễn các tác phẩm nghệ thuật có giá trị tới công chúng.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; tổng kết thực hiện các kế hoạch, chiến lược và công tác khen thưởng, kỷ luật:

Để công tác quản lý, bảo tồn nghệ thuật chèo có hiệu quả phải chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện công tác bảo tồn nghệ thiataj chèo; định kỳ thực hiện các Hội nghị tổng kết các Chương trình, kế hoạch công tác về bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống để kịp thời ngăn chặn và xử lý các mặt hạn chế, bất cập, đánh giá và phát huy những ưu điểm, kết quả tích cực; tổ chức các cuộc hội thảo bàn luận, tranh thủ ý kiến tham góp của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý có kinh nghiệm để đưa ra giải pháp, kế hoạch thực hiện tiếp theo.

Đồng thời, thành phố cần kịp thời động viên khen thưởng những cá nhân tập thể có thành tích trong việc bảo tồn giá trị nghệ thuật chèo, kỷ luật nghiêm khắc cán bộ không hoàn thành trách nhiệm được giao trong công tác bảo tồn nghệ thuật chèo.

Các giải pháp nêu trên nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong sự nghiệp bảo tồn di sản nghệ thuật chèo ở Hải Phòng.


3.3.2.3. Bảo tồn môi trường văn hóa chèo

Chèo là loại hình nghệ thuật dân gian, vậy nên bên cạnh việc bảo tồn chèo thông qua những đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thì biện pháp bảo tồn tốt nhất là đưa chèo trở về với môi trường văn hóa đã sản sinh ra nó, tức là đưa chèo trở về với những cộng đồng làng, xã. Và một điều chắc chắn rằng, trong tương lai không xa, khi mà những đơn vị nghệ thuật công lập dần tiến tới tự chủ tài chính, hoặc sáp nhập vào các đoàn nghệ thuật tổng hợp, trung tâm văn hóa ở địa phương thì vai trò bảo tồn tại những đơn vị nghệ thuật sẽ ngày giảm dần do khó khăn về kinh phí tổ chức thực hiện. Khi đó, các câu lạc bộ chèo không chuyên ở các địa phương sẽ trở thành “lực lượng chính” để bảo tồn nghệ thuật chèo.

Qua thực tiễn khảo sát một số Liên hoan nghệ thuật chèo không chuyên và thực trạng câu lạc bộ chèo không chuyên ở Hải Phòng cho thấy, rò ràng, chèo không chuyên với hình thức câu lạc bộ, đội chèo… vẫn có xu hướng phát triển trong cộng đồng ở nông thôn, đặc biệt là những địa phương được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền. Theo con số thống kê ở phần trên, hiện nay Hải Phòng còn hơn 80 câu lạc bộ chèo không chuyên thuộc 69 xã tại 07 huyện. Với số lượng câu lạc bộ chèo còn tương đối đông lại được thành lập ở những địa phương có truyền thống tổ chức hoạt động sẽ tạo ra một lực lượng diễn viên không chuyên đông đảo. Bên cạnh đó, Hải Phòng từng là nơi có phong trào chèo không chuyên phát triển mạnh mẽ vào những năm 1970 - 1980; có hệ thống đình, chùa dày đặc tại các địa phương và hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở đồng bộ từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường và đến tận thôn, làng. Đây chính là không gian diễn xướng truyền thống của nghệ thuật chèo, là môi trường thuận lợi cho hoạt động nghệ thuật chèo không chuyên phát triển.

Do vậy, cần tiếp tục thực hiện công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí