Khái Quát Về Tỉnh Nghệ An Và Tình Hình Kinh Doanh Bất Động Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An


1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, với 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện với 126 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 31 phường, 6 thị trấn và 89 xã, thuộc Đồng bằng sông Hồng và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam.

Sau hơn 20 năm tái lập, từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy, đến nay Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đứng trong tốp đầu cả nước. Tuy bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, nhưng kinh tế trong năm 2020 phát triển toàn diện, tốc độ tăng trưởng 1,36%, quy mô GRDP (giá so sánh 2010) tiếp tục được mở rộng, ước đạt 122,67 nghìn tỷ đồng, duy trì vị trí thứ 8 toàn quốc; GRDP bình quân đầu người ước 144,5 triệu đồng, gấp 2,1 lần so với bình quân cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 79,9 triệu đồng/ năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển đúng hướng, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ lệ 75,9%; dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 21,3%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,8%.

Đối với quản lý hoạt động kinh doanh BĐS có thể thấy rằng tỉnh đã quản lý rất tốt, hoạt động kinh doanh BĐS của thành phố đã được kiểm soát, không còn có hiện tượng đầu cơ, lũng loạn thị trường mất an ninh xã hội, hoạt động kinh doanh BĐS minh bạch. Để đạt được điều đó QLNN về hoạt động kinh doanh BĐS thành phố đã làm tốt một cố công việc sau:

Một là, Công tác cải cách hành chính được thực hiện khá tốt và tương đối đồng bộ đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư kinh doanh; hệ thống các văn bản quy định về các chế độ chính sách, trình tự thủ tục hành chính của một số lĩnh vực trong kinh doanh BĐS được ban hành khá đầy đủ và kịp thời.


Hai là, Sự tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp kết hợp giữa các cơ quan tham mưu với chính quyền cơ sở trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch, thực hiện thị trường kinh doanh BĐS theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Ba là, Tích cực và thực hiện công khai thông tin về BĐS: UBND tỉnh thường xuyên ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Xây dựng, Tư Pháp, TNMT, Công an…vào cuộc, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh BĐS trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu Sở TNMT công bố công khai thường xuyên và cập nhật thông tin các dự án phát triển đô thị, nhà ở đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đến UBND các địa phương trong tỉnh và các phương

tiện thông tin đại chúng.

Bốn là, tích cực và nghiêm khắc xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh BĐS: UBND tỉnh đã giao Công an tỉnh phối hợp với các phòng ban liên ngành liên quan thường xuyên kiêm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh BĐS. Trong đó, chú trọng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đăng tải thông tin, quảng cáo, rao vặt có liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS. Đồng thời, chỉ đạo Phòng tư pháp phải thường xuyên kiểm tra, sử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công chứng không đúng trong hoạt động giao địch BĐS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

1.4.2. Bài học rút ra

Thông qua các bài học kinh nghiệm của các địa phương có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Nghệ An như sau:

Một là, Quản lý hoạt động kinh doanh BĐS cần phải thực hiện tốt việc minh bạch và công khai thông tin cho các bên liên quan và người dân nắm được.


Hai là, Quản lý hoạt động kinh doanh BĐS cần thực hiện nghiêm và triệt để công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Ba là, tỉnh Nghệ An cần xây dựng cơ chế, chính sách kinh doanh BĐS để hỗ trợ các lực lượng. Hoạt động kinh doanh BĐS đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn, vì vậy các định chế tài chính như ngân hàng, tổ chức tín dụng, các quỹ phát triển cần hỗ trợ về vốn, lãi suất cho các chủ thể tham gia thị trường. Phải xã hội hóa việc đầu tư, kinh doanh BĐS tới mọi tổ chức như ngân hàng, tín dụng, doanh nghiệp, pháp nhân, thể nhân, nhằm huy động tối đa các nguồn nội lực, ngoại lực cho thị trường kinh doanh BĐS phát triển.

Bốn là, UBND tỉnh phải đặc biệt chú trọng công tác quy hoach, kế hoạch tạo tiền đề phát triển bền vững cho hoạt động thị trường kinh doanh BĐS. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch thị trường kinh doanh BĐS phải được thực hiện khoa học và hợp lý phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của thành phố, phải tiến hành từng bước khoa học, kỹ lưỡng và trước khi phê duyệt cần công khai lấy ý kiến rộng rãi của người dân.


Chu o ng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

2.1. Khái quát về tỉnh Nghệ An và tình hình kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.1.1. Một số nét khái quát về tỉnh Nghệ An

2.1.1.1. Các điều kiện tự nhiên

Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ với vị trí địa lý giới hạn từ 18°33′-20°01′ vĩ độ bắc và 103°52′-105°48′ kinh độ đông, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 82 km; phía Tây giáp CHDCND Lào với tổng chiều dài đường biên giới 468 km. Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên rộng nhất cả nước với 16.482 km2 và quy mô dân số năm 2020 là 3.337 nghìnngười, đứng thứ 4 cả nước. Về hành chính, Nghệ An có 21 đơn vị hành chính cấp huyện

bao gồm 1 thành phố (Vinh), 3 thị xã (Cửa Lò, Hoàng Mai và Thái Hòa) và 17 huyện.

Nghệ An có vị trí địa chiến lược trong vùng Bắc Trung Bộ; đóng vai trò quan trọng không chỉ trong trao đổi kinh tế xã hội Bắc - Nam mà còn giữa Việt Nam và các thị trường quốc tế:

- Thông qua quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc - Nam, Nghệ An có kết nối thông suốt với 2 tỉnh lân cận là Thanh Hóa (về phía Bắc) và Hà Tĩnh (về phía Nam). Hai tỉnh lân cận này, với tổng dân số khoảng 5 triệu người (bao gồm ~1 triệu người ở thành phố Thanh Hóa và Hà Tĩnh) sẽ là thị trường tiềm năng cho hàng tiêu dùng được sản xuất ở Nghệ An, đặc biệt khi tầng lớp trung lưu tiếp tục phát triển nhanh chóng. Hai khu kinh tế lớn nhất của vùng Bắc Trung Bộ (Nghi Sơn ở Thanh Hóa và Vũng Áng ở Hà Tĩnh) khá gần với Nghệ An có thể là động lực thúc đẩy quan hệ liên vùng phát triển hơn nữa. Trong tương lai, các tuyến đường cao tốc và đường sắt tốc


độ cao mới cũng sẽ hỗ trợ việc vận chuyển hàng hóa được sản xuất tại Nghệ An đến các thị trường như Hà Nội, các tỉnh phát triển năng động ở Đồng bằng sông Hồng (như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc), và các trung tâm du lịch (như Huế, Đà Nẵng).

Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An Nghệ An có 468 km đường biên giới 1

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An

- Nghệ An có 468 km đường biên giới chung với CHDCND Lào ở phía tây, do đó nằm ở vị trí thuận lợi trên hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Về phía đông, tỉnh có 82km đường bờ biển tạo ra cơ hội nhanh chóng tiếp cận các thị trường quốc tế thông qua vận tải đường biển. Khi cơ sở hạ tầng được cải thiện (ví dụ, một khi có cảng biển nước sâu quốc tế và đường cao tốc đến Viêng Chăn), Nghệ An sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất và thương mại trong khu vực.


- Kết nối trực tiếp đường biển đem đến cho Nghệ An phương thức thuận tiện nhất với chi phí tiết kiệm nhất để nhận và chuyển hàng hóa giữa tỉnh với các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, lợi thế này sẽ chỉ được khai thác đầy đủ khi có cảng biển quốc tế được đưa vào vận hành.

2.1.1.2. Khái quát sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Nghệ An có bước chuyển biến mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân giai đoạn 2016

– 2020 ước đạt 7.2%. GRDP bình quân đầu người gấp 1,5 lần. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt kết quả bước đầu, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 4,65%/năm. Công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển, là động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,86%, trong đó: Ngành công nghiệp tăng bình quân 13,21%, xây dựng tăng bình quân 10,34%. Dịch vụ phát triển nhanh, đồng đều, đa dạng, rộng khắp trên các lĩnh vực, vùng miền với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Kinh tế biển và vùng ven biển phát triển nhanh, khá toàn diện. Hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp ngày càng đồng bộ. Hệ thống hạ tầng giao thông được ưu tiên đầu tư; Hạ tầng đô thị được xây dựng, cải tạo, nâng cấp theo hướng văn minh, hiện đại; Hệ thống thủy lợi tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu bổ nâng cao năng lực phục vụ sản xuất; Hệ thống cung cấp nước sạch được quan tâm đầu tư; Hạ tầng cung cấp điện được đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp bảo đảm phục vụ tốt các hoạt động trên địa bàn; Hạ tầng thương mại ngày càng phát triển và hoàn thiện, bảo đảm cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất, đời sống; Hạ tầng bưu chính, viễn thông được đầu tư phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại.


Trong năm 2020 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 4,45%; trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản ước tăng 4,99%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước tăng 7,92% (riêng công nghiệp ước tăng 4,44%, xây dựng tăng 12,18%); khu vực dịch vụ ước tăng 2,22%; thuế sản phẩm tăng 1,07% so với năm 2019. Thu ngân sách ước đạt 15.992 tỷ đồng, bằng 105,1% dự toán HĐND tỉnh giao và đạt 102,8% dự toán điều chỉnh. Chi ngân sách ước 29.688 tỷ đồng, đạt 109,4% dự toán và đạt 108,1% dự toán điều chỉnh. Khu vực nông, lâm, thủy sản ước tăng 4,99%; là khu vực vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt trong bối cảnh dịch bệnh. Sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 1.181.512 tấn, trong đó sản lượng lúa ước đạt 971 ngàn tấn, tăng 2,33%. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 258 nghìn tấn, tăng 5,1%; tập trung phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, dịch cúm gia cầm. Sản

lượng gỗ khai thác ước đạt 1,38 triệu m3, tăng 18,9%. Tổng sản lượng thủy

sản ước đạt 233.000 tấn, tăng 4,02% so với năm 2019.

Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp ước đạt 4,44%. Một số sản phẩm công nghiệp có mức tăng khá so với cùng kỳ như: xi măng, sữa chế biến, linh kiện điện tử, may mặc, viên nén sinh khối… Trong năm đã có một số nhà máy hoàn thành đi vào sản xuất các sản phẩm như: xi măng (Tân Thắng), viên nén sinh khối (Biomass Fuel, DKC), linh kiện điện tử (Luxshare-ICT), may mặc (Nam Thuận, TAAD, Hanosimex Nghi Lâm), giày da (Đỉnh Vàng), sản xuất đường lỏng glucose (Á Châu Hoa Sơn), sản xuất cần câu cá (Great Longview)...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 68.404 tỷ đồng, tăng 7,52% so với năm 2019. Tổng lượt khách du lịch ước đạt 3,4 triệu lượt, bằng 51,6% cùng kỳ, trong đó lượng khách lưu trú ước đạt 2,56 triệu lượt, bằng 54,2%. Doanh thu vận tải ước đạt 10.589 tỷ đồng, tăng 3,84% so với cùng kỳ năm 2019.


Nguồn vốn huy động trên địa bàn ước tăng 17%, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước tăng 5,5% so với đầu năm…

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 78.847 tỷ đồng, tăng 12,35% so với năm 2019. Công tác xây dựng cơ bản được quan tâm chỉ đạo, đốc thúc thực hiện và đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt khá (tính đến 30/11/2020, đối với phần ngân sách tỉnh quản lý, tỷ lệ giải ngân đạt 73,41% kế hoạch và đạt 73,05% kế hoạch đã được giao chi tiết), tỉnh đang chỉ đạo quyết liệt để giải ngân theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và thi công các dự án, nhất là các dự án trọng điểm như: dự án đường cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Nghệ An, đường ven biển, cầu Cửa Hội,...

2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh bất động sản tỉnh Nghệ An

So với hoạt động kinh doanh bất động sản đã phát triển sôi động như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long, Phú Quốc… hoạt động kinh doanh bất động sản Nghệ An được đánh giá là "sinh sau đẻ muộn". Nhưng với tốc độ tăng trưởng bền bỉ, ổn định, hoạt động kinh doanh bất động sản Nghệ An lại tạo ra hết sức sôi động.

Nghệ An là một trong những tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, đứng thứ 4 về dân số với hơn 3,3 triệu người. Đây cũng là thủ phủ công nghiệp và là "đầu tàu" kinh tế của khu vực Bắc Trung Bộ. Đặc biệt, tỉnh Nghệ An còn là "cửa ngõ" thông thương quốc tế của nước bạn Lào. Năm 2020, tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng GDP 4,45%, thu ngân sách hơn 17,6 nghìn tỉ đồng (cao nhất từ trước đến nay, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 26,65%.

Cũng trong năm 2020, Thủ tướng đã phê duyệt đề án phát triển thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ theo tinh thần Nghị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/07/2023