Thanh Tra Việc Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất


2.2.4.1. Thanh tra các dự án đầu tư bất động sản

Việc kiểm tra, rà soát các dự án chậm triển khai, chậm đưa đất vào sử dụng được tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo. thời gian qua, bên cạnh các nguyên nhân khách quan đẫn đến chậm triển khai các dự án như: Phải triển khai lập, phê duyệt các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu theo quy hoạch chung xây dựng tỉnh được Thủ tướng phê duyệt, việc vay vôn từ thị trường tín dụng gặp khó khăn, cơ chế chính sách thay đổi, thủ tục hành chính còn rườm rà chống chéo…còn có các nguyên nhân chủ quan: Năng lực của một số nhà đầu tư còn hạn chế, tính tuân thủ pháp luật chưa cao…

Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, rà soát đối với các dự án triển khai chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng và việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai như: năm 2016, đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra đối với 4 dự án chậm triển khai trên địa bàn….từ kết quả kiểm tra, rà soát, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, giải quyết cụ thể đối với từng dự án.

Theo báo cáo về việc tổng kết kiểm tra, rà soát các đơn vị thi công trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2018, tỉnh đã tiến hành rà soát được gần 20 dự án nhà ở, BĐS. Trong đó, có đến 5 dự án với diện tích hơn 200ha có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai, chưa hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, thuê đất…cụ thể 2 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai như không sử dụng dất trong 12 tháng liền, sử dụng sai mục đích cho thuê, chuyển ngượng trái quy định, 2 dự án chậm tiến độ 20 tháng và 1 dự án vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng…

Đối với một số dự án chậm triển khai trên địa bàn, UBND tỉnh đã có văn bản số 7650/UNBD – TNMT ngày 26/7/2018 về việc kiểm tra, tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng và đôn đốc nhà đầu tư thực hiện. Số liệu thanh tra của quận cho biết, trong năm 2019, lực lượng thanh tra quận đã lập hồ sơ


vi phạm trật tự xây dựng với 139 trường hợp. Trong đó, có 30 công trình không phép; 28 công trình sai phép sai thiết kế, quy hoạch….Đây là kết quả có được sau khi các đội thanh tra của quận kiểm tra hơn 400 công trình. Như vậy, tỷ lệ công trình vi phạm trên số công trình được kiểm tra lên tới hơn 30%. Để tiếp tục đôn đốc tiến độ triển khai các dự án, đồng thời áp dụng chế tài xử lý đối với dự án chủ đầu tư cố tình chậm triển khai dự án, ngày 23/5/2019, UBND tỉnh đã có văn bản số 237/VP – ĐT chỉ đạo, trong đó quận giao cho sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các phòng ban và UBND các địa phương tiến hành rà soát, tổng hợp các dự án chậm đưa đất vào sử dụng phải xử lý theo quy định của Luật Đất đai 2013 (điểm I, Điều 64 Luật Đất đai và Điểu 100, Nghị định số 43/2014/NĐ – CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ)

2.2.4.2. Thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thông qua đợt kiểm tra liên ngành theo Quyết định số 1732/QĐ – BTNMT ngày 18/8/2017 về việc kiểm tra cấp giấy chứng nhận tại các dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đã phát hiện 12 trường hợp vi phạm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh thời gian qua tổ công tác liên ngành đã làm việc trực tiếp với các địa phương để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình cấp giấy chứng nhận. Tính đến hết năm 2020 toàn tỉnh đã cấp cho khoảng 11.000 thửa đất, căn hộ. Trong đó 100% các trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện và kê khai đăng ký đã được cấp giấy chứng nhận. đạt 89,9% hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong các khu dân cư; đạt 89% căn hộ tại các dự án phát triển nhà ở; đạt 57% thửa đất do các tổ chức sử dụng; 3 thửa đất do các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng sử dụng.

Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan liên quan đã tổng hợp 07 nhóm vấn đề, khó khăn vướng mắc, trong đó đặc biệt là công tác cấp giấy

Quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 9


chứng nhận đổi thửa, bên cạnh đó con một số vấn đề như: Nhóm vấn đề nguồn gốc đất vi phạm (vi phạm trật tự xây dựng, tranh chấp, khiếu kiện…; nhóm vấn đề chưa kê khai đăng ký đất đai; nhóm vấn đề bị thu hồi đất thwo kháng nghị của viện kiểm soát, bản án của toàn, kết luận của thanh tra, cơ quan công an…); nhóm vấn đề đã cấp giấy chứng nhận nhưng chưa trao cho các tổ chức, cá nhân; nhóm vấn đề diện tích thuộc đối tượng theo Nghị định 61/CP; nhóm vấn đề các gia đình cá nhân sử dụng đất thuộc diện thu hồi theo quy hoạch. Đến hết năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An cũng đã triển khai nhiều văn bản hướng dẫn tháo gỡ tất cả những khó khăn vướng mắc trên, riêng về tổng hợp, rà soát những khó khăn vướng mắc, phòng đã có 3 văn bản đề nghị các phường tổng hợp để có biện pháp tháo gỡ kịp thời.

2.3. Đánh giá chung về quản l kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1. Những kết quả đạt được

Trên cơ sở phân tích thực trạng có thể đưa ra một số kết luận về những kết quả đạt được trong quản lý về hoạt động kinh doanh BĐS trên địa bàn tỉnh Nghệ An như sau:

- Thứ nhất, nhiều quyết định, hướng dẫn đã tác động đến hoạt động kinh doanh BĐS đang từng bước hoàn thiện và chuẩn hóa để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh BĐS hoạt động một cách minh bạch.

- Thứ hai, công tác quản lý hoạt động kinh doanh BĐS đã từng bước được điều chỉnh hợp lý, sát với thị trường kinh doanh BĐS nên đã góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước qua hệ thống thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ,…


- Thứ ba, công tác quản lý, điều tiết cung cầu thị trường kinh doanh BĐS, các biện pháp hỗ trợ giao dịch thị trường kinh doanh BĐS, điều tiết giá cả thị trường kinh doanh BĐS và quan hệ cạnh tranh bước đầu đã có hiệu quả và tạo ra ý thức trong quá trình sử dụng đất đai, nhà ở của nhân dân, góp phần sử dụng đúng mục đích và hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, từ đó “bộ mặt” đô thị được cải thiện.

- Thứ tư, công tác quy hoạch, phát triển khu đô thị trên địa bàn quận đã được các cơ quan chức năng quan tâm. Hiện nay, đã có nhiều khu đô thị được quy hoạch và phê duyệt, công khai trên các trang mạng để người dân, các doanh nghiệp quan tâm dễ dàng truy cập.

- Thứ năm, công tác cấp giấy phép xây dựng đã được triển khai kịp thời, có hiệu quả, tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng và Nghị định của Chính phủ. Tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn cải cách thủ tục nhằm đơn giản hóa tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, các doanh nghiệp BĐS hoạt động thuận lợi, dễ dàng hơn. Chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đã được đẩy mạnh qua việc phân cấp quản lý hợp lý và phương thức “một cửa, một dấu” trong việc cấp, xác nhận các chứng thư có tính chất pháp lý cho nhà ở, công khai các quy định, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao nhận thức về pháp luật, về chuyên môn của các cán bộ công chức, tránh phiền hà cho các doanh nghiệp và người dân đã có hiệu quả rõ rệt.

- Thứ sáu, phối hợp với thanh tra Thành phố thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thực thi các quy định, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh BĐS: Đa số các doanh nghiệp đều được cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ, hạn chế vi phạm trong quá trình hoạt động.

2.3.1.2. Nguyên nhân của những kết quả

- Một là, hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về QLNN đối với BĐS


và hoạt động kinh doanh BĐS của Trung ương đã ban hành tương đối kịp thời với tình hình thực tế của tỉnh, là cơ sở để cơ quan QLNN địa phưng ban hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện hợp lý việc QLNN đối với hoạt động kinh doanh BĐS địa phương, đồng thời ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong công tác quản lý.

- Hai là, các cơ quan QLNN về tài chính, về thuế như sở Tài chính, cục thuế, chi nhánh Nhân hàng Nhà nước đã hoạt động tương đối hiệu quả trong việc phối hợp với UBND tỉnh trong việc ban hành các văn bản về hướng dẫn, thực thi các quy định về thế đối với các hoạt động chuyển nhượng BĐS, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu BĐS, cũng như rà soát, thanh tra, kiểm tra đối với các giao dịch BĐS, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Ba là, các cơ quan chức năng đã chú trọng nghiên cứu thị trường để từ đó có kế hoạch điều chỉnh cung cầu cũng như giá cả BĐS, giúp kinh doanh BĐS hoạt động hiệu quả.

- Bốn là, công tác quy hoạch, kế hoạch cũng đã được UNBD tỉnh chú trọng quản lý, đầu tư nhằm thay đổi diện mạo của tỉnh.

- Năm là, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhiều cơ quan chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải, công nghiệp thương mại đã tạo điều kiện cho kinh doanh BĐS phát triển mạnh góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

Sáu là, môi trường kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển ổn định theo hướng bền vững đã tạo tâm lý yên tâm cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên địa bàn tỉnh.

Bẩy là, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS và người dân trên địa bàn tỉnh đã có ý thức chấp hành tốt các quy định về quản lý và kinh doanh BĐS cũng như kinh doanh BĐS tạo điều kiện cho các nhà quản lý BĐS và kinh doanh BĐS trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


2.3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, QLNN đối với kinh doanh BĐS quận tỉnh Nghệ An vẫn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Thứ nhất, một số văn bản quy phạm pháp luật về QLNN đối với kinh doanh BĐS còn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tiễn: Còn những văn bản chậm ban hành, không kịp thời điều chỉnh hoạt động của thị trường kinh doanh BĐS trên địa bàn. Hệ thống những chính sách riêng, cụ thể đối với từng thành phần hoạt động trong thị trường kinh doanh BĐS còn thiếu và yếu. Hiện nay ngoài việc lập và ban hành các quy định về hoạt động kinh doanh BĐS quận còn quá ít chính sách ưu đãi hay hỗ trợ nào khác cho các cá nhân, hộ kinh doanh BĐS trong và ngoài nước.

Thứ hai, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, đặc biệt là thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng. Các định chế, các quy định về thông tin BĐS không đầy đủ, thiếu minh bạch và khó tiếp cận làm thiệt hại cho người dân và gây khó kiểm soát cho người quản lý. Mặc dù các sàn giao dịch BĐS được thành lập và hoạt động trong thời gian vừa qua nhưng vẫn chưa phát huy được vai trò và chức năng của dản, do đó chưa hạn chế được các hoạt động kinh doanh phi chính quy.

- Thứ ba, các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ môi giới kinh doanh nhà ở hoạt động phần nhiều là tự phát, không đăng ký kinhh doanh, không được tạo nghiệp vụ chuyên môn đã và đang hoạt động “bát nháo” tạo ra nhiều hiệu ứng “ảo” làm lũng đoạn và bất ổn thị trường.

- Thứ tư, các chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhà ở còn nhiều bất cập, khó triển khai và nếu có thì triển khai rất chậm. Nhà nước cần triệt để loại bỏ cơ chế bao cấp trong sử dụng, kinh doanh nhà ở.


- Thứ năm, hoạt động kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật của nhà nước đối với các doanh nghiệp, kinh doanh BĐS nói chung và nhà ở nói riêng chưa được thường xuyên, mang tính đột xuất. Việc kiểm soát thực thi các quy định quản lý kinh dianh BĐS đôi khi còn lỏng lẻo chưa thường xuyên, vẫn còn tồn tại các doanh nghiệp vi phạm hành chính một số quy định về hoạt động kinh doanh BĐS, bên cạnh đó các biện pháp xử phạt đối với các doanh nghiệp chưa đủ mạnh, mang tính hình thức.

2.3.22. Nguyên nhân của những hạn chế

- Một là, hệ thống pháp luật của Nhà nước liên quan đến quản lý các doạnh nghiệp kinh doanh BĐS ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. các cơ quan quản lý của tỉnh còn chậm triển khai các văn bản, quyết định của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh BĐS. Hệ thống văn bản BĐS còn chống chéo. Mang nặng tính chủ trường, hành chính hơn là các giải pháp nên cán bộ thực hiện ỷ nại, không tháo gỡ để triển khai, gây khó khăn cho dân và công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh BĐS.

- Hai là, trong những năm qua, quận và thành phố đã gặt hái được nhiều thành công trong phát triển kinh tế hòa chung vào công cuộc CNH – HĐH đất nước nhưng bên cạnh đó cũng ó những thách thức đặt ra như: nền kinh tế phát triển chưa hoàn toàn diện, ứng dụng khoa học công nghệ mới còn ít, sức ép cạnh tranh khốc liệt.

- Ba là, nhận thức của một số doanh nghiệp, cá nhân người dân kinh doanh BĐS còn chưa đầy đủ về kinh doanh BĐS, hàng hóa BĐS và thị trường BĐS…Công tác tuyên truyền pháp luật còn hạn chế, dẫn đến một số doanh nghiệp, cá nhân vừa là thủ phạm và cũng là nạn nhân của những vụ tranh châp, khiếu kiện về đất đai, BĐS cũng như trong các sàn giao dịch BĐS.

- Bốn là, năng lực trình độ quản lý của cán bộ QLNN địa phương đối với thị trường BĐS còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa nắm


vững nghiệp vụ, giải quyết việc chưa sáng tạo, kiến thức chuyên ngành chưa phù hợp. Cơ chế giữa các Sở, ban, ngành về quản lý thị trường kinh doanh BĐS chưa đồng bộ. Sự chỉ đạo của các cơ quan QLNN với các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh BĐS chưa chặt chẽ dẫn đến sự lỏng lẻo trong hoạt động quản lý kinh doanh BĐS.

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 27/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí