Kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



Từ

Nội dung

CQT

Cơ quan thuế

CCTHBGM

Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập

KSNB

Chu trình kiểm soát nội bộ

DN

Doanh nghiệp

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

GTGT

Giá trị gia tăng

HSKT

Hồ sơ khai thuế

KSNB

Kiếm soát nội bộ

HVTTT

Hành vi tuân thủ thuế

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách Nhà nước

Quyết định

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TK

Tài khoản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước - 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Thuế là nguồn thu quan trọng và chủ yếu đối với Ngân sách Nhà nước (NSNN) của tất cả các quốc gia trên thế giới, tỷ trọng các khoản thu từ thuế thường chiếm trên 80% tổng thu của ngân sách nhà nước (Nguyễn Thị Liên, 2009).

Tại kỳ họp khóa 10 Quốc Hội khóa XI của nước ta đã ban hành luật số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 về việc ban hành Luật Quản lý thuế. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc cải cách hành chính về thuế. Theo đó, người nộp thuế phải thực hiện tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào NSNN và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc khai thuế, quyết toán thuế của mình. Vì vậy, đòi hỏi người nộp thuế phải có sự hiểu biết, nhận thức đúng, đủ các quy định về thuế, tự giác tuân thủ các nghĩa vụ về thuế.

Ở Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm hơn 98% trong tổng số doanh nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2017) và đang ngày càng mở rộng trên khắp các địa bàn trong từ địa phương và cả nước.

Một trong những hậu quả của hành vi trốn thuế, gian lận thuế là gây tổn thất lớn cho NSNN. Riêng ở Việt Nam, theo kết quả kiểm toán của các năm 2016, 2017 và 2018 cho thấy, số thuế kiến nghị nộp NSNN rất lớn. Cụ thể, năm 2016, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) xác định số thuế nộp NSNN tăng thêm 11.365 tỷ đồng, trong đó 1.653 doanh nghiệp kiến nghị phải nộp thêm vào NSNN là 2.050 tỷ đồng. Năm 2017, Kiểm toán Nhà nước xác định số phải nộp NSNN tăng thêm 19.109 tỷ đồng, trong đó 2.344 doanh nghiệp xác định phải nộp NSNN tăng thêm 1.351 tỷ đồng. Năm 2018, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị nộp thêm 1.769,4 tỷ đồng từ 2.605 người nộp thuế. (Nguồn trích dẫn: Baokiemtoannhanuoc.vn).

Địa bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước vẫn còn một số hạn chế đặt ra yêu cầu cần giải quyết đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như vấn đề về quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, trình độ quản lý thấp kém, việc tiếp cận với trình độ kỹ thuật cao, hiện đại còn thấp, hiểu biết pháp luật

thuế còn hạn chế, khi phát sinh số thuế phải nộp chưa thực hiện nộp đúng, nộp đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nước. Ngoài một số nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân khách quan và chủ quan đòi hỏi có giải pháp trong thời gian tới như Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, các chính sách còn chưa chặt chẽ, tạo nhiều kẽ hở cho doanh nghiệp có biểu hiện trốn thuế, gian lận thuế, nộp thuế chưa kịp thời; Việc quản lý của cấp trên và cán bộ đối với các tổ chức kinh doanh còn hạn chế và thiếu cả về năng lực, trình độ và con người; Cơ quan thuế và cán bộ thuế còn bị hạn chế về quyền khi chưa có chế tài có thể sử dụng một số biện pháp bắt buộc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình trong một số trường hợp cần đòi hỏi phải có quyền cao hơn (Trích Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2020 của Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước).

Tuy nhiên mức độ gian lận về thuế lại có xu hướng gia tăng với những thủ đoạn trốn thuế ngày càng tinh vi. Đặc biệt, do những đặc điểm riêng về mặt sở hữu, tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế thường xảy ra ở thành phần kinh tế tư nhân, nhất là các DNVVN (Trích Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2020 của Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước).

Trước thực tiễn đòi hỏi trên để hoàn thành tốt công việc hiện tại và với mong muốn đóng góp phần nào cho việc cải thiện công tác quản lý thuế nói chung cũng như hành vi tuân thủ thuế nói riêng cho các DN, nên tôi chọn đề tài: “Kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phướclàm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Đánh giá thực trạng hiện nay về KSNB đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước nhằm đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế

TNDN của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia mập để tìm ra những thành công và những hạn chế của công tác quản lý thuế năm 2021.

- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.

3. Đối tượng/ phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

- Phạm vi nghiên cứu: Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình

Phước


4. Thời gian nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng kiểm soát nội bộ tại Chi cục

Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước giai đoạn từ 2017 đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, so sánh dữ liệu thứ cấp, phối hợp với phương pháp điều tra khảo sát thực tế các cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra doanh nghiệp; các DN trên địa bàn Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập.

+ Đối tượng được chọn khảo sát:

Đối tượng được chọn bên trong nội bộ ngành thuế huyện Bù Gia Mập là các cán bộ công chức ở văn phòng Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập có am hiểu về KSNB. Để thu thập các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài nhằm đảm bảo tính trung thực, khách quan, kết quả khảo sát đạt chất lượng và đảm bảo mức độ đáng tin cậy cao, trong thời gian nghiên cứu tác giả gửi

bảng câu hỏi khảo sát cho các đối tượng được chọn khảo sát bên trong nội bộ ngành thuế huyện Bù Gia Mập chủ yếu là lãnh đạo Chi cục Thuế, lãnh đạo Đội, công chức công tác trực tiếp tại các phòng ban thuộc Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập.

Với 18 bảng câu hỏi khảo sát gửi đi cho các cá nhân được chọn khảo sát hiện đang công tác ở Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập (bằng 100% chọn mẫu) trên tổng số 18 cán bộ công chức mà tác giả chọn khảo sát. Sau khi tiến hành khảo sát, tác giả đã thu về 18 bảng câu hỏi khảo sát đã được trả lời đều đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chí trong nội dung của bảng câu hỏi nhằm phục vụ tốt cho việc nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó, một số trường hợp đã trả lời đầy đủ các tiêu chí trong bảng câu hỏi khảo sát nhưng vì lý do tế nhị, nhạy cảm nên không cho biết số điện thoại liên lạc, điều này không làm ảnh hưởng đến kết quả khảo sát. Các đối tượng được khảo sát cụ thể như sau:

+ Cách xây dựng bảng câu hỏi khảo sát:

Trên cơ sở thực trạng về KSNB tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, cùng với kiến thức đã được học, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nhằm tham khảo ý kiến của các cán bộ công chức như đã trình bày trên để tham khảo ý kiến về thực trạng KSNB tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập dưới góc nhìn từ các cấp lãnh đạo đến công chức quản lý thu thuế. Từ đây, tác giả có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về thực trạng KSNB tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn này.

Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng Hệ thống thông tin về NNT do CQT quản lý như: QLT (phần mềm quản lý thuế), QTT (phần mềm phân tích tình trạng NNT), TINC (phần mềm quản lý thông tin về NNT), BCTC (phần mềm hỗ trợ phân tích Báo cáo tài chính), TMS (phần mềm quản lý thuế tập trung), TTR (quản lý thanh tra thuế), TPR (phân tích rủi ro)…

Các Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác thu NSNN của Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập từ năm 2017-2020.

Các bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu trên Website Tổng Cục Thuế; Website Cục Thuế các tỉnh; các bài viết trên Tạp chí Thuế, Tạp chí tài chính,....

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu. Phương pháp này giúp phát hiện những sự khác biệt, những bất cập trong công tác kiểm tra thuế đối với các DNVVN. Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi làm cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN của các DN vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

Công cụ xử lý số liệu: Tác giả sử dụng phần mềm Excel trong phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp suy diễn để hoàn thành luận văn này.

6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan

6.1. Các công trình nghiên cứu trong nước

Trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm và được chọn làm đề tài nghiên cứu.

Với đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp - Nghiên cứu tình huống của Hà Nội” (Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2009) đã phân tích thực trạng quản lý thuế của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp, đánh giá thực trạng quản lý thuế của cơ quan thuế (gồm Cục Thuế thành phố Hà Nội và các Chi cục thuế quận huyện trực thuộc thành phố Hà Nội) thông qua phân tích số liệu sơ cấp thu được từ điều tra các doanh nghiệp trên địa bàn. Nghiên cứu dựa trên các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế từ phía người nộp thuế gồm: Yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố luật pháp, đặc điểm ngành của doanh nghiệp, đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; về phía cơ quan quản lý nhà nước: đánh giá các yếu tố thuộc cơ quan quản lý thuế và yếu tố thuộc môi trường của cơ quan quản lý thuế. Về

phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả và đưa ra được một số mô hình nghiên cứu về sự tuân thủ thuế, đối tượng nghiên cứu chỉ dừng lại ở địa bàn thành phố Hà Nội.

Một nghiên cứu khác về tuân thủ thuế TNDN là “Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương” của Nguyễn Thị Hồng Việt (2015). Nghiên cứu tập trung các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở phân tích hai khía cạnh: các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp và quản lý của cơ quan thuế. Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích 05 nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế gồm: nhân tố về đặc điểm doanh nghiệp, nhân tố tổ chức hoạt động kế toán của doanh nghiệp, nhân tố ý thức về nghĩa vụ thuế của NNT, chính sách thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng thông qua việc khảo sát, thu thập thông tin, kiểm định mô hình, đo lường mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế TNDN tại tỉnh Bình Dương.

Việc kiểm tra thuế được Đinh Tiến Hài, Chu Duy (2017) trong nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội” từ thực tiễn trong công tác kiểm tra thuế trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tác giả đã đánh giá tổng quát kết quả thu ngân sách từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn TP.Hà Nội ba năm 2014, 2015, 2016. Thống kê cho thấy, số thu ngân sách thực tế của Cục Thuế Hà Nội thực hiện trong gia đoạn từ 2014-2016 khá ổn định. Tuy nhiên, trong điều kiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp như hiện nay, công tác kiểm tra thuế đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ góp phần phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về thuế, trốn thuế, gian lận thuế mà còn góp phần cảnh báo, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế, tạo sự bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Qua nghiên cứu, tác giả cũng nêu rõ được hiệu quả trong công tác kiểm tra khi siết chặt công tác kiểm tra, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế. Nghiên cứu đề ra

ba giải pháp hoàn thiện công tác thanh kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh như: hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế, hoàn thiện công tác kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế, hoàn thiện hệ thống thông tin về NNT.

Mai Thị Lan Hương, Lê Đình Hải (2018) nghiên cứu chủ đề “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế huyện Ứng Hòa – TP.Hà Nội”. Nghiên cứu này có mục tiêu xây dựng và kiểm định mô hình biểu thị mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng và chất lượng quản lý thuế của Chi cục Thuế huyện Ứng Hòa – Hà Nội thông qua khảo sát bằng bảng hỏi cho 120 đối tượng nộp thuế bao gồm các doanh nghiệp và hộ kinh doanh và đã sử dụng các mô hình phân tích nhân tố khám phá cho việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng công tác quản lý thuế của Chi cục Thuế huyện Ứng Hòa – Hà Nội, bao gồm: Hình phạt – cưỡng chế; Kỹ năng cán bộ thuế; Hoạt động thanh tra, kiểm tra; Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ; Phương tiện vật chất. Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế của Chi cục Thuế huyện Ứng Hòa theo thứ tự ưu tiên của các giải pháp theo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

Văn Thị Thái Thu và Hồ Phương Thủy (2019) nghiên cứu chủ đề “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Nội vụ Bình Định”. Nghiên cứu này khảo sát các đối tượng là công chức trong biên chế tại Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, với tổng số 29 người giai đoạn 2015-2016. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính với 2 nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Sau khi tổng hợp điểm kết quả điều tra theo đánh giá 5 mức độ, tác giả sử dụng phần mềm thống kê IBM SPSS phiên bản 20.0 để xử lý số liệu. Các nội dung khảo sát tập trung vào hệ thống KSNB, nêu ra vai trò quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý gian lận, sai sót trong quá trình hoạt động của đơn vị. Nghiên cứu trao đổi về thực trạng kiểm soát nội bộ tại Sở Nội vụ Bình Định và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023