Thực Trạng Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa Cho Học Sinh Trường Ptdtnt Huyện Pác Nặm, Tỉnh Bắc Cạn

nhưng tiến bộ rất chậm chạp. Các lỗi mắc phải của những học sinh có hạnh kiểm trung bình là đi học muộn (mặc dù các em sống ở ký túc xá), ăn mặc phản cảm, nhuộm tóc, ăn nói cộc lốc, đánh bạn hoặc trốn ra ngoài chơi điện tử vào ban đêm, cá biệt có học sinh tự chế tạo chìa khóa để đột nhập phòng máy tính của nhà trường để chơi điện tử. Những học sinh như vậy buộc nhà trường phải xử lý bằng hình thức kỷ luật. Số học sinh bị kỷ luật được thể hiện trong bảng số liệu 2.2 trên thực tế không phải là những học sinh có học lực yếu, kém, thậm chí trong số học sinh có hạnh kiểm trung bình và bị kỷ luật còn có những em là học sinh có học lực giỏi, được đi thi học sinh giỏi các cấp. Các em bị hạ hạnh kiểm và kỷ luật chủ yếu là do các em có ý thức chưa tốt, vi phạm các chuẩn mực văn hóa và vi phạm nội quy nhà trường.

2.2. Thực trạng giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn

Mặc dù đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của nhà trường có nhận thức rất đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh nhưng những việc làm thiết thực, hiệu quả cho hoạt động này còn rất hạn chế, cụ thể:

Công tác xây dựng kế hoạch của nhà trường còn rất sơ sài, hạn chế, chủ yếu là lồng ghép trong các kế hoạch chuyên môn, kế hoạch dạy học, chưa xây dựng kế hoạch riêng cho hoạt động này.

Công tác quản lý hoạt động này cũng còn hạn chế, việc chỉ đạo các bộ phận thực hiện công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh còn lỏng lẻo và chưa có kiểm tra, đánh giá dẫn đến việc các bộ phận còn sao nhãng và chưa toàn tâm toàn ý đến hoạt động này.

Trong khi tiến hành thực hiện luận văn này, để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa của trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn cá nhân tác giả đã tiến hành khảo sát bằng cách lấy ý kiến của cán bộ quản lý của nhà trường (03 người); giáo viên và nhân viên (31 người); học sinh (240 em); phụ huynh (100 người).

2.2.1. Thực trạng về nhận thức của giáo viên, học sinh và phụ huynh về giáo dục lối sống văn hóa và vai trò của giáo dục lối sống văn hóa

2.2.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh

Kết quả khảo sát về thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường về vai trò và mức độ quan trọng của việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh (thực hiện bằng phương pháp lấy phiếu hỏi đối với 34 người tham gia) đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh

(Sử dụng câu hỏi 1 tại Phụ lục 1)



STT


Mục đích giáo dục

Mức độ (%)

Rất quan

trọng

Quan trọng

Không quan

trọng

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

Giáo dục lối sống văn hóa là để giáo dục

đạo đức, hình thành nhân cách học sinh

30

88,2

4

11,8

0

0,0


2

Giáo dục lối sống văn hóa là để tạo ra

nét đẹp văn hóa trong mỗi con người học sinh, văn hóa học đường


27


79,4


7


20,6


0


0,0

3

Giáo dục lối sống văn hóa tạo ra một lối

sống đẹp, thân thiện giữa các học sinh

26

76,5

8

23,5

0

0,0

4

Giáo dục lối sống văn hóa tạo nên giá trị

sống, kỹ năng sống cho học sinh

26

76,5

8

23,5

0

0,0


5

Giáo dục lối sống văn hóa để học sinh hướng tới cái hay, cái đẹp, hướng tới những chuẩn mực văn hóa đã được xã

hội thừa nhận


33


97,0


1


3,0


0


0,0


6

Giáo dục lối sống văn hóa để hình thành nên thói quen sống, ứng xử trong đời sống hàng ngày phù hợp với các chuẩn

mực xã hội cho học sinh


25


73,5


9


26,5


0


0,0

7

Giáo dục lối sống văn hóa để học sinh

có ý thức bảo vệ môi trường sống

29

85,3

5

14,7

0

0,0

8

Giáo dục lối sống văn hóa để học sinh

có ý thức bảo vệ của công

33

97,0

1

3,0

0

0,0


9

Giáo dục lối sống văn hóa giúp học sinh

phòng và tránh được các nguy cơ về tệ nạn xã hội, bạo lực học đường


30


88,2


4


11,8


0


0,0

10

Giáo dục lối sống văn hóa để học sinh

trở thành con ngoan, trò giỏi

34

100

0

0,0

0

0,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn - 6

Khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy thực trạng như sau:

Có 100% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên cho rằng giáo dục lối sống văn hóa để học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi, có 88,2% số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên cho rằng giáo dục lối sống văn hóa là để giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách học sinh, 97,0% cho rằng giáo dục lối sống văn hóa để học sinh có ý thức bảo vệ của công, có 88,2% cho rằng giáo dục lối sống văn hóa giúp học sinh phòng và tránh được các nguy cơ về tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, có 97,0% cho rằng giáo dục lối sống văn hóa để học sinh hướng tới cái hay, cái đẹp, hướng tới những chuẩn mực văn hóa đã được xã hội thừa nhận, có 85,3% cho rằng giáo dục lối sống văn hóa để học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống. Tỉ lệ còn lại của các nội dung nêu trên đều cho rằng là quan trọng, không có ý kiến cho rằng không quan trọng.

Các nội dung khác về quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh là: Giáo dục lối sống văn hóa là để tạo ra nét đẹp văn hóa trong mỗi con người học sinh, văn hóa học đường; giáo dục lối sống văn hóa tạo ra một lối sống đẹp, thân thiện giữa các học sinh; giáo dục lối sống văn hóa tạo nên giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh; giáo dục lối sống văn hóa để hình thành nên thói quen sống, ứng xử trong đời sống hàng ngày phù hợp với các chuẩn mực xã hội cho học sinh đều có 100% ý kiến cho rằng là rất quan trọng hoặc quan trọng, không có ý kiến cho rằng những nội dung trên là không quan trọng.

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy tất cả các cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của nhà trường đã có nhận thức rất đúng đắn về vai trò và mức độ quan trọng của công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh phổ thông. Nhận thức đúng đắn của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là một cơ sở quan trọng để nhà trường tổ chức triển khai có hiệu quả công tác giáo dục lối sống cho học sinh.

Tiếp tục khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên bằng phiếu hỏi (34 người) tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhận viên về mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh

(Sử dụng câu hỏi 2 tại Phụ lục 1)


STT


Chuẩn mực lối sống văn hóa

Mức độ (%)

Rất

cần

Cần

Ít cần

Không

cần

1

Giáo dục lối sống vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp

100

0,0

0,0

0,0

2

Giáo dục lối sống biết tự chăm sóc sức khỏe

bản thân

76,5

23,5

0,0

0,0

3

Giáo dục lối sống biết chào hỏi thầy cô, người

lớn, bạn bè

100

0,0

0,0

0,0

4

Giáo dục lối sống biết cảm ơn, biết xin lỗi, nói

lời hay, lẽ phải

100

0,0

0,0

0,0

5

Giáo dục lối sống biết chia sẻ, giúp đỡ thầy

cô, bạn bè, người thân

94,1

5,9

0,0

0,0

6

Giáo dục lối sống biết hòa nhập, hòa đồng

79,4

20,6

0,0

0,0

7

Giáo dục lối sống biết tiết kiệm, giữ gìn tài sản cá

nhân và tài sản chung, tiết kiệm điện nước

88,2

11,8

0,0

0,0

8

Giáo dục lối sống thật thà, trung thực trong

đời sống hàng ngày

88,2

11,8

0,0

0,0

9

Giáo dục lối sống thật thà, trung thực, nghiêm

túc trong học tập, kiểm tra và thi cử

100

0,0

0,0

0,0

10

Giáo dục lối sống yêu lao động, chăm chỉ lao động

88,2

11,8

0,0

0,0

11

Giáo dục lối sống biết chấp hành nội quy, nền nếp

nhà trường, tôn trọng giờ giấc, kỷ luật, kỷ cương

94,1

5,9

0,0

0,0

12

Giáo dục lối sống biết tôn trọng và thực hiện

nghiêm chỉnh pháp luật

94,1

5,9

0,0

0,0

13

Giáo dục lối sống yêu thiên nhiên, có trách

nhiệm bảo vệ tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

76,5

23,5

0,0

0,0

14

Giáo dục lối sống biết bảo vệ môi trường, lên

án các hành vi làm ô nhiễm môi trường

82,3

7,7

0,0

0,0

15

Giáo dục lối sống biết yêu cái đẹp, phản bác

cái xấu

88,2

11,8

0,0

0,0


16

Giáo dục lối sống biết phòng ngừa những tác hại

của mặt trái kinh tế thị trường mang lại (văn hóa phẩm đồi trụy, bệnh xã hội, mạng internet...)


100


0,0


0,0


0,0


17

Giáo dục lối sống biết tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam nói chung, các dân tộc thiểu

số nói riêng


82,3


7,7


0,0


0,0

18

Giáo dục lối sống biết chọn lọc các giá trị văn

hóa để tiếp nhận

88,2

11,8

0,0

0,0

19

Giáo dục lối sống biết lên án những hành vi,

lối sống thiếu văn hóa

88,2

11,8

0,0

0,0

20

Giáo dục lối sống biết tuyên truyền, nhân rộng

các giá trị văn hóa tốt đẹp

94,1

5,9

0,0

0,0

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy gần như 100% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường đều có chung quan điểm về vấn đề giáo dục lối sống văn hóa khi tất cả đều cho rằng vấn đề này là rất cần thiết và cần thiết. Những chuẩn mực như: Giáo dục lối sống vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp; giáo dục lối sống biết chào hỏi thầy cô, người lớn, bạn bè; giáo dục lối sống biết cảm ơn, biết xin lỗi, nói lời hay, lẽ phải; giáo dục lối sống thật thà, trung thực, nghiêm túc trong học tập, kiểm tra và thi cử; giáo dục lối sống biết phòng ngừa những tác hại của mặt trái kinh tế thị trường mang lại (văn hóa phẩm đồi trụy, bệnh xã hội, mạng internet...) có 100% số người được hỏi cho rằng rất cần thiết phải giáo dục cho học sinh. Số cho rằng các chuẩn mực khác đều rất cần giáo dục lối sống biết chia sẻ, giúp đỡ thầy cô, bạn bè, người thân (94,1%); giáo dục lối sống biết chấp hành nội quy, nền nếp nhà trường, tôn trọng giờ giấc, kỷ luật, kỷ cương (94,1%); giáo dục lối sống biết tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật (94,1%); giáo dục lối sống biết tuyên truyền, nhân rộng các giá trị văn hóa tốt đẹp (94,1%). Số cho rằng việc giáo dục các chuẩn mực của lối sống văn hóa là ít cần và không cần là không có. Như vậy về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của nhà trường đã có sự nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải giáo dục các chuẩn mực của lối sống văn hóa cho học sinh, đó là một yếu tố rất thuận lợi để nhà trường xây dựng các kế hoạch và triển khai nội dung giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

Ngoài những chuẩn mực được đưa ra điều tra kể trên cá nhân tác giả cũng đã có những tìm hiểu thêm những hành vi chưa đúng chuẩn mực văn hóa của học sinh như vẫn còn hiện tượng biệt dân tộc, chia bè kéo cánh theo sở thích, theo dân tộc, theo địa phương (xã) dẫn đến sự mất đoàn kết, xa lánh, trầm cảm của một số học sinh. Một số học sinh khác lén lút sử dụng điện thoại trong nhà trường một mặt không tôn trọng nền nếp, nội quy của nhà trường mặt khác khi các em tham gia vào các trang mạng xã hội còn chưa kiềm chế được lời nói, hành động dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc không chỉ ở các bạn cùng trang lứa mà còn gây dư luận cho xã hội. Đó thật sự là lỗ hổng trong việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh mà nhà trường cần phải đặc biệt chú ý trong khi tổ chức

các hoạt động giáo dục cho các em. Ngoài việc giáo dục các chuẩn mực lối sống văn hóa kể trên cần giáo dục thêm lối sống hòa nhập, đoàn kết, quan tâm và chia sẻ, chuẩn mực mà số người được hỏi chưa đạt đến 90% cho là rất quan trọng.

2.2.1.2. Nhận thức của phụ huynh về việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh

Khảo sát đối với 100 phụ huynh bằng cách lấy phiếu hỏi tác giả đã thu được kết quả qua bảng sau:

Bảng 2.5. Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh

(Sử dụng câu hỏi 1 tại Phụ lục 3)



STT


Mục đích giáo dục

Mức độ (%)

Rất

quan trọng

Quan trọng

Không

quan trọng

1

Giáo dục lối sống văn hóa là để giáo dục đạo đức

học sinh

95%

5,0%

0,0


2

Giáo dục lối sống văn hóa là để tạo ra nét đẹp văn

hóa học đường và góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh


87%


13%


0,0

3

Giáo dục lối sống văn hóa tạo ra các mối quan hệ

tốt đẹp cho các học sinh

98%

2%

0,0

4

Giáo dục lối sống văn hóa tạo nên các giá trị

sống, kỹ năng sống cho học sinh

90%

10%

0,0

5

Giáo dục lối sống văn hóa để học sinh hướng tới

cái hay, cái đẹp, đến giá trị chân - thiện - mỹ

88%

12%

0,0

6

Giáo dục lối sống văn hóa để học sinh có ý thức

giữ gìn và bảo vệ môi trường

90%

10%

0,0


7

Giáo dục lối sống văn hóa để hình thành thói

quen sống đúng với các chuẩn mực văn hóa đã được thừa nhận cho học sinh


87%


13%


0,0

8

Giáo dục lối sống văn hóa để học sinh có ý thức

giữ gìn và bảo vệ tài sản chung

88%

12%

0,0


9

Giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh giúp các em phòng tránh nguy cơ mắc các tệ nạn xã hội,

bạo lực học đường


100%


0,0


0,0

10

Giáo dục lối sống văn hóa để học sinh trở thành

con ngoan, trò giỏi

100%

0,0

0,0

Qua khảo sát đối với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh ở bảng 2.5 cho thấy: 100% số phụ huynh được hỏi đều cho rằng việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh là rất quan trọng và quan trọng, không có phụ huynh nào cho rằng vấn đề này không quan trọng. Trong đó các mục đích giáo dục lối sống văn hóa được phụ huynh rất coi trọng và thể hiện sự quan tâm ở mức độ cao đó là: 100% cho rằng giáo dục lối sống văn hóa để học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi; 100% cho rằng giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh giúp các em phòng tránh nguy cơ mắc các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; 95% cho rằng giáo dục lối sống văn hóa là để giáo dục đạo đức học sinh, 98% cho rằng giáo dục lối sống văn hóa tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp cho các học sinh; 90% cho rằng giáo dục lối sống văn hóa để học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Các mục đích của giáo dục lối sống văn hóa còn lại đều có tỉ lệ phụ huynh cho rằng rất quan trọng từ 87% trở lên, không có nội dung nào mà phụ huynh cho rằng không quan trọng.

Qua khảo sát phụ huynh tác giả cho rằng hầu hết phụ huynh đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh, không ai phủ nhận vai trò của việc giáo dục các chuẩn mực văn hóa cho các em. Điều đó là một cơ sở thuận lợi để nhà trường xây dựng các kế hoạch giáo dục lối sống văn hóa, triển khai có hiệu quả các nội dung giáo dục đặc biệt là công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình các em học sinh.

Tiếp tục khảo sát 100 phụ huynh bằng phương pháp lấy phiếu hỏi, kết quả thu được là:

Bảng 2.6. Mức độ quan tâm của phụ huynh đối với việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh

(Sử dụng câu hỏi 3 tại Phụ lục 3)


STT


Chuẩn mực lối sống văn hóa

Mức độ quan tâm (%)

Mức độ thực hiện (%)

Rất quan tâm

Quan tâm

Không quan tâm

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa bao giờ

1

Cólối sốngvệsinh,gọn gàng,ngăn nắp

96

4

0

52

43

5

2

Biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân

87

13

0

97

3

0

3

Biết chào hỏi thầy cô, người

lớn, bạn bè

60

40

0

39

61

0

4

Biết cảm ơn, biết xin lỗi, nói lời

hay, lẽ phải

67

33

0

64

56

0

5

Biết chia sẻ, giúp đỡ thầy cô,

bạn bè, người thân

86

14

0

79

21

0

6

Biết hòa nhập, hòa đồng

69

31

0

56

44

0


7

Biết tiết kiệm, giữ gìn tài sản cá

nhân và tài sản chung, tiết kiệm điện nước


56


44


0


42


58


0

8

Sống thật thà, trung thực trong

đời sống hàng ngày

80

20

0

12

88

0


9

Trung thực, nghiêm túc trong

học tập, kiểm tra và thi cử

25

75

0

23

77

0

10

Yêu lao động, chăm chỉ lao động

90

10

0

88

12

0


11

Biết chấp hành nội quy, nền nếp

nhà trường, tôn trọng giờ giấc, kỷ luật, kỷ cương


89


11


0


83


17


0

12

Biết tôn trọng và thực hiện

nghiêm chỉnh pháp luật

92

8

0

65

35

0

13

Yêu thiên nhiên, có trách nhiệm bảo

vệ tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

23

23

54

19

81

0

14

Biết bảo vệ môi trường, lên án các

hành vi làm ô nhiễm môi trường

10

56

34

5

12

83

15

Biết yêu cái đẹp, phản bác cái xấu

95

5

0

61

39

0


16

Biết phòng ngừa những tác hại của mặt trái kinh tế thị trường mang lại (văn hóa phẩm đồi trụy,

bệnh xã hội, mạng internet...)


98


2


0


88


12


0


17

Biết tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam nói chung, các

dân tộc thiểu số nói riêng


26


28


46


12


12


76

18

Biết chọn lọc các giá trị văn hóa

để tiếp nhận

16

18

66

26

8

66

19

Biết lên án những hành vi, lối

sống thiếu văn hóa

27

56

17

11

29

60

20

Biết tuyên truyền, nhân rộng

các giá trị văn hóa tốt đẹp

13

15

72

2

31

67

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023