Kết Quả Khảo Sát Các Ppdh Được Gv Sử Dụng Trong Hta Ở Trường Thpt.


Kết quả khảo sát cho thấy PPDH môn Toán bằng tiếng Anh theo định hướng phát triển NLHS được, CBQL, GV, HS nhìn nhận khá tích cực ở một số nội dung (Bảng 2.5). Xếp hạng trung bình cho bốn khía cạnh sư phạm này là 3.43, cho thấy rằng các PPDH nói chung tương thích với các mục tiêu và HTA theo định hướng phát triển NLHS của trường học. Được đánh giá cao nhất trong số các khía cạnh của PPDH là NL của GV trong việc giúp HS xây dựng điểm mạnh và khắc phục khuyết điểm của họ (TPP1 = 3.53). Trên 50% số người được hỏi cảm thấy trường của họ đã làm tốt hoặc đặc biệt tốt về mặt này. Các phương pháp sư phạm được sử dụng trong HTA cũng được công nhận là đã đáp ứng được nhu cầu và NL học tập của cá nhân HS (TPP2 = 3.41) và thúc đẩy HS trở thành những người học độc lập và sáng tạo (TPP4 = 3.37). Khoảng 40% số người được hỏi đánh giá hai khía cạnh sư phạm HTA được thực hiện tốt tại trường của họ. HTA, với đặc điểm vốn có của nó là pha trộn toán học với nội dung tiếng Anh, được cho là có lợi thế tự nhiên về việc sử dụng ngôn ngữ, thực tế và theo ngữ cảnh. Điều này cho phép các phương pháp sư phạm trong HTA tự nhiên có thể lôi cuốn HS vào học tập mang tính trải nghiệm và cá nhân hóa. Điều quan trọng không kém là sự công nhận của người trả lời rằng các phương pháp sư phạm toán học trong HTA phù hợp với NDDH và đạt được MTDH (TPP3 = 3.39).

Để tìm hiểu sâu về nội dung này chúng tôi đã khảo sát phương pháp mà GV thường sử dụng trong HTA và kết quả như sau: 15.4% GV thường sử dụng phương pháp thuyết trình, 20.5% GV thường sử dụng phương pháp vấn đáp, 10.3% GV thường sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, 7.7% GV thường sử dụng phương pháp dự án, 12.8% GV thường sử dụng phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, 26.9% GV thường sử dụng phương pháp thực hành (luyện tập), 6.4% GV sử dụng các phương pháp khác. Khảo sát này cho thấy GV chủ yếu sử dụng các PPDH truyền thống như: thuyết trình; vấn đáp; luyện tập (thực hành). Tỉ lệ các PPDH truyền thống chiếm tới 62.8%, các


phương pháp này có những hạn chế nhất định trong việc dạy học theo định hướng phát triển NLHS. Qua phỏng vấn, GV cho rằng: do hạn chế về kĩ năng nghe, nói tiếng Anh nên GV lựa chọn phương pháp, các cách dạy truyền thống, quen thuộc giúp không quá tốn thời gian cho khâu tổ chức hoạt động nên có điều kiện để kiểm soát được giờ dạy.


Biểu đồ 2 6 Kết quả khảo sát các PPDH được GV sử dụng trong HTA ở trường 1


Biểu đồ 2. 6. Kết quả khảo sát các PPDH được GV sử dụng trong HTA ở trường THPT.


Tuy nhiên khi lấy ý kiến các GV có NL trong HTA thì họ cho rằng, sử dụng các PPDH mới, đặc biệt các PPDH tích cực như: Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dự án, phương pháp hợp tác… thì GV có thể hạn chế được yếu điểm của kĩ năng nghe nói. Khảo sát cho thấy, kĩ năng tiếng Anh của HS ở nhiều trường vượt trội hơn so với GV, đặc biệt là ở các trường thuộc hai đô thị lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Điều này được giải thích là HS ở các đô thị lớn có điều kiện học tiếng Anh từ rất sớm. Vì vậy, các GV ở các trường thuộc các đô thị lớn cho rằng, các phương pháp dạy hiện đại sẽ tạo điều kiện cho HS hoạt động nhiều hơn, HS phát huy được NL của mình và tiếp cận nhanh hơn với xu thế giáo dục quốc tế. Ở những trường thuộc các tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội kém hơn thì còn nhiều khó khăn trong việc áp dụng các PPDH mới, nên kết quả chưa thực sự được phản ánh đầy đủ.


Nhìn chung PPDH được sử dụng trong HTA được xây dựng nên từ PPDH môn Toán và có sự điều chỉnh nhất định cho phù hợp với đặc trưng của HĐDH này. Các PPDH chủ yếu là các PPDH tích cực, quen thuộc mà GV thường sử dụng. Việc áp dụng các PPDH mới hiện đại, đặc biệt là các PPDH theo định hướng phát triển NLHS còn hạn chế, mà nguyên nhân chủ yếu là NL ngôn ngữ tiếng Anh của cả HS và GV. Các trường thuộc khu vực có điều kiện kinh tế và được đầu tư tốt có lợi thế hơn. Tuy nhiên, điều đáng khích lệ là kết quả điều tra cho thấy trên 50% đồng ý rằng PPDH đã giúp HS cải thiện được kết quả học tập tiếng Anh mà không ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức Toán so với việc học Toán bằng ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt).

2.3.4. Thực trạng hình thức dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bảng 2. 6. Kết quả khảo sát thực trạng hình thức TCDH môn Toán bằng tiếng Anh ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS

Tên biến

Nội dung

TB

ĐLC

THT1

Hình thức dạy học phù hợp với thời lượng và quy

mô dạy học.

3.22

0.46

THT2

Hình thức dạy học linh hoạt, vai thầy- trò được

thay đổi.

3.05

0.62

THT3

Hình thức dạy học cho phép HS phát huy tính độc

lập, tự chủ và tự đánh giá sự hoàn thiện bản thân.

3.01

0.59

THT4

Hình thức dạy học đa dạng, trong hoặc ngoài lớp,

chúng khóa hoặc trải nghiệm.

2.89

0.59

Biến đại diện THT

3.06

0.44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.


Kết quả khảo sát cho thấy, thời lượng dành cho hoạt động này ở các trường là rất khác nhau. 79.5% GV cho rằng thời lượng cho HĐDH ít nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập (THT1=3.22) (Bảng 2.6). Các hình thức TCDH


rất đa dạng. Đa số các trường đều dạy Toán bằng tiếng Anh song song với dạy Toán bằng Tiếng Việt. 21.43% trường tổ chức dạy thường xuyên trên TKB, từ 2 tiết/tuần đến 4 tiết/tuần. 21.43% các trường dạy ngoại khóa một số chuyên đề; 19.05% các trường dạy theo hình thức môn tự chọn; 9.52% các trường liên kết với đối tác nước ngoài; 21.43% các trường day theo hình thức liên môn chủ yếu cung cấp từ vựng tiếng Anh cho HS; 11.9% các trường tổ chức các hình thức khác chủ yếu là cho HS tự học,…. Về quy mô dạy Toán bằng tiếng Anh của các trường được khảo sát cũng khác nhau, có rất ít các trường có thể dạy cho 100% HS toàn trường, chủ yếu là các trường quốc tế, còn lại là dạy cho HS được lựa chọn thông qua khảo sát NL tiếng Anh hoặc dạy theo hình thức song ngữ. Việc đa dạng các HTDH trong lớp hoặc ngoài lớp, hoặc chính khóa hoặc trải nghiệm có lẽ là khó khăn nhất (THT4=2.89). Lý do được các GV đưa ra là do khó khăn về các điều kiện đảm bảo, cũng như không có nhiều cơ hội cho tổ chức các hoạt động trải nghiệm như các môn học khác, phần lớn các HĐDH đều diễn ra trong lớp. Hình thức TCDH linh hoạt vai thầy trò và phát huy tính độc lập của HS cũng như nâng cao khả năng tự đánh giá NL của bản thân HS cũng không được những người được khảo sát đánh giá cao (THT2=3.05, THT3=3.01). Một số nguyên nhân để giải thích cho yếu tố này là: 91% GV cho rằng NL tiếng Anh của GV còn hạn chế; 83.3% GV cho rằng chế độ đãi ngộ không hấp dẫn nên không đầu tư nhiều cho việc dạy. 62.8% GV cho rằng số lượng HS học Toán bằng tiếng Anh chưa nhiều nên không khí học tập không được sôi động.

Chính vì có rất nhiều cách thức tổ chức dạy học khác nhau (Biểu đồ 2.7), đối tượng tham gia HTA cũng khác nhau, nên việc xây dựng môi trường học tập và tổ chức các hình thức HTA theo hường phát triển NLHS hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường đã cố gắng để đa dạng các hình thức tổ chức HTA, tuy nhiên việc duy trì không thường xuyên và không đồng bộ giữa các trường, nên chất lượng dạy học không đồng đều.


Biểu đồ 2 7 Kết quả khảo sát các tổ chức HTA ở các nhà trường 2 3 5 Thực 2


Biểu đồ 2. 7. Kết quả khảo sát các tổ chức HTA ở các nhà trường


2.3.5. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bảng 2. 7. Kết quả khảo sát thực trạng công tác KTĐG môn Toán bằng tiếng Anh ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.

Tên biến

Nội dung

TB

ĐLC

TKT1

Kiểm tra đánh giá để đo lường mức độ đạt được

của NL toán học và NL tiếng Anh.

3.96

0.56

TKT2

Kiểm tra đánh giá đa dạng các phương pháp, hình

thức đánh giá, phù hợp từng NDDH.

3.87

0.57

TKT3

Kiểm tra đánh giá dựa trên NL và sự hình thành,

phát triển NLHS.

3.86

0.50

TKT4

Kiểm tra đánh giá nhằm cung cấp thông tin ngược

lại, để điều chỉnh kịp thời HĐDH.

3.97

0.39

Biến đại diện TKT

3.39

0.38


So với các nội dung khác trong HTA theo định hướng phát triển NLHS thì, KTĐG dường như là một nội dung được đánh giá là thành công nhất


trong nội dung HTA, ở tất cả các trường mà được khảo sát (Bảng 2.7). Những người tham gia khảo sát phần lớn đều đồng ý rằng KTĐG không chỉ đo lường các NL toán học mà đo lường cả NL tiếng Anh của HS đạt được, đồng thời cung cấp thông ti phản hồi để GV, HS điều chỉnh kịp thời trong HĐDH. ĐTB ở hai khía cạnh này rất gần với điểm 4 (TKT4 = 3.97 và TKT1 = 3.96). Đa số HS cũng cho rằng việc KTĐG khá đa dạng về phương pháp, hình thức đánh giá và phù hợp với NDDH (TKT2 = 3.87). Điều này được cho rằng có sự ảnh hưởng lớn của chiến lược sử dụng KTĐG như một công cụ định hướng, quản lý chất lượng và thúc đẩy sự phát triển của giáo dục Việt Nam [29], [81]. Yếu tố cuối cùng về KTĐG là KTĐG dựa trên NL và sự hình thành, phát triển NLHS. Khảo sát cho thấy, người được hỏi tin rằng trường học của họ đã làm tốt việc này (MTKT3 = 3.86). Kết quả One- Way Anova (phụ lục 2.4) cho thấy có sự khác biệt giữa các trường, độ chênh lệch trong đánh giá giữa các vùng miền không cao. Cao nhất là TP Hà nội (ĐTB= 4.2), thấp nhất là vùng Trung du miền núi phía Bắc (ĐTB = 3.6) (phụ lục 2.4).

Biểu đồ 2 8 Kết quả khảo sát động cơ tham gia HTA của HS Qua phỏng vấn chúng 3

Biểu đồ 2. 8. Kết quả khảo sát động cơ tham gia HTA của HS.


Qua phỏng vấn chúng tôi thấy rằng có một số nguyên nhân làm cho nội dung này được đánh giá cao hơn các nội dung khác: HS được cộng điểm vào môn Toán khi tham gia làm bài thi bằng tiếng Anh [8]; Việc tổ chức HTA của các trường, phần lớn cho HS có nhu cầu và có NL, nhiều em có mục tiêu


tham gia các kì tú tài Quốc tế hoặc thi lấy chứng chỉ Quốc tế như: Tú tài Anh Quốc, tú tài Hoa Kỳ, chứng chỉ A level, chứng chỉ SAT… (Biểu đồ 2.8).

2.3.6. Thực trạng năng lực tiếng Anh của giáo viên, học sinh trong hoạt động dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bảng 2. 8. Kết qủa khảo sát kết quả NL tiếng Anh của GV và HS.


Tên biến

Nội dung

TB

ĐLC

GKA1

Giáo viên có khả năng nghe hiểu tốt nội dung

tiếng Anh khi giảng dạy.

3.52

0.63

GKA2

Giáo viên có khả năng giảng bài bằng ngôn ngữ

tiếng Anh tốt.

3.63

0.70

GKA3

Giaó viên có khả năng đọc hiểu văn bản Toán

bằng tiếng Anh tốt.

4.18

0.60

GKA4

Giáo viên có khả năng viết văn bản Toán bằng

ngôn ngữ tiếng Anh tốt.

4.17

0.58

Biến đại diện GKA

3.88

0.60

HKA1

Học sinh có khả năng nghe hiểu tốt nội dung khi

học tập Toán bằng tiếng Anh.

4.17

0.58

HKA2

Học sinh có khả năng nói tiếng Anh tốt.

4.00

0.57

HKA3

Hhọc sinh có khả năng đọc hiểu văn bản Toán

bằng tiếng Anh tốt.

4.58

0.49

HKA4

Học sinh có khả năng viết văn bản Toán bằng

ngôn ngữ tiếng Anh tốt.

4.56

0.50

Biến đại diện HKA

4.33

0.45


Các cuộc phỏng vấn GV cho thấy HTA bị ảnh hưởng đáng kể bởi trình độ tiếng Anh của GV và HS. Tại thời điểm khảo sát chưa có chương trình đào


tạo sư phạm về dạy học môn Toán bằng tiếng Anh. Kết quả khảo sát để đánh giá trình độ tiếng Anh của GV và HS có đáp ứng cho HTA (Bảng 2.8), cho thấy: Các kỹ năng đọc và viết bằng tiếng Anh của HS được cho là rất tốt và phù hợp với công việc học Toán bằng tiếng Anh (HKA3 = 4.58, HKA4 = 4.56). Trong khi đó, kĩ năng nghe và nói tiếng Anh với GV là một thách thức (GKA1 = 3.52, GKA2 = 3.63). Điều thú vị là HS được cho là học tốt hơn GV ở cả bốn kỹ năng tiếng Anh - nghe, nói, đọc và viết (GKA = 3.88, HKA = 4.33). Kết quả kiểm nghiệm One- Way Anova cho thấy có sự khác biệt về NL tiếng Anh giữa GV các trường thuộc TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với các vùng khác. NL tiếng Anh của GV ở Hà Nội tốt nhất (ĐTB = 4.25), thứ hai là TP Hồ Chí Minh (ĐTB = 4.22), thấp nhất là miền Trung - Tây Nguyên (ĐTB

= 3.56) (phụ lục 2.4). Đối với HS thì không có sự chênh lệch nhiều giữa các trường, cao nhất là TP Hồ Chí Minh có ĐTB= 4.43 vùng thấp nhất là các trường thuộc miền nam ĐTB = 4.23. Kết quả phỏng vấn GV cho thấy, về mặt bằng chung thì ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh NL tiếng Anh của HS tốt hơn rất nhiều so với các vùng khác trong cả nước. Tuy nhiên, với HS tham gia học Toán bằng tiếng Anh, thì các trường đã có sự phân loại để NL tiếng Anh của HS cơ bản đáp ứng điều kiện học tập. Trừ những trường tổ chức đại trà cho tất cả HS học một số tiết, các trường còn lại đều theo hướng tự nguyện và nhưng HS tự nguyện thi đều có NL tiếng Anh.

Các cuộc phỏng vấn với GV cho thấy nhiều GV tham gia HTA được chọn từ những GV toán, những người không nhất thiết phải được đào tạo về tiếng Anh. Tiếng Anh của GV thường được đào tạo với một chương trình năng về ngữ pháp hoặc là cho mục đích giao tiếp hơn là giảng dạy. Đây là một vấn đề đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các CBQL nhận thức rõ ràng

[23] và đã được nêu ra trên các phương tiện truyền thông kể từ khi việc dạy học môn Toán bằng tiếng Anh được giới thiệu ở Việt Nam [26].

Xem tất cả 267 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí