Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Dân Sự

1.1.3.2. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự

Như phần trên đã đề cập, các đối tượng sở hữu công nghiệp được coi là một loại tài sản và quyền sở hữu công nghiệp có bản chất là một loại quyền sở hữu tài sản. Bởi vậy, quyền sở hữu công nghiệp trước hết và chủ yếu là một loại quyền dân sự. Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cũng theo các nguyên tắc bảo vệ các quyền dân sự khác. Theo nguyên tắc này, người chiếm giữ quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền phải tự chấm dứt vi phạm, yêu cấu các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền của mình khi người xâm phạm nhận được yêu cầu xong không chấm dứt hành vi vi phạm. Để nhận được sự bảo vệ như vậy, người nắm giữ quyền phải chỉ ra người xâm phạm, phải chứng minh hành vi xâm phạm và có quyền đưa ra các yêu cầu về hình thức xử lý, nhưng trước hết bản thân người nắm giữ quyền phải chủ động tự mình tiến hành việc theo dõi, giám sát thị trường để phát hiện người và nơi đã thực hiện hành vi xâm phạm để cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Cơ quan có thẩm quyền chỉ chấp nhận xử lý theo yêu cầu của người nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp khi hành vi xâm phạm quyền được người đó chứng minh thông qua việc cung cấp chứng cứ.

Thông thường, các vụ kiện dân sự đều được giải quyết tại Toà án. Tại Việt Nam, theo các văn bản về tố tụng dân sự thì các tranh chấp dân sự liên quan đến sở hữu công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Điều 25, 29 và 33 BLTTDS).

Trong các loại tranh chấp dân sự về sở hữu công nghiệp được giải quyết tại Toà án có các tranh chấp về việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, tức là về việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Việc giải quyết tranh chấp có thể được khái quát như sau:

- Quyền khởi kiện dân sự: Theo nguyên tắc thông thường, người nào chứng minh được rằng mình là người có quyền hợp pháp theo quy định của

pháp luật đều có quyền khởi kiện với lý do quyền của mình không được tôn trọng hoặc bị xâm phạm. Theo nguyên tắc đó, người có quyền khởi kiện về việc xâm phạm quyền của mình là người được cấp Văn bằng bảo hộ hoặc có căn cứ để chứng minh là người nắm giữ quyền.

Hầu hết quyền sở hữu công nghiệp đều có phạm vi (khối lượng) xác định và có thời hạn. Do vậy, quyền khởi kiện cũng chỉ giới hạn tương ứng với phạm vi và thời hạn đó. Theo quy định về tố tụng dân sự, quyền khởi kiện có đặc tính thời hiệu, nếu quá thời hiệu đó, quyền khởi kiện bị coi như mất.

Khi khởi kiện, người khởi kiện (nguyên đơn) phải chứng minh quyền khởi kiện của mình bằng cách xuất trình các chứng cứ cần thiết như: Văn bằng bảo hộ, các tài liệu chứng minh sự phát sinh quyền...

Nghĩa vụ chứng minh trong các vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: bên khởi kiện (nguyên đơn) có nghĩa vụ phải chỉ ra tên, địa chỉ người bị kiện, mô tả và chứng minh hành vi hoặc sự kiện là đối tượng của vụ kiện. Để làm được điều đó, nguyên đơn phải xuất trình các chứng cứ nhằm chứng minh cho các yêu cầu của mình. Nguyên đơn phải tự tiến hành điều tra, xác minh để phát hiện người xâm phạm quyền, thu thập chứng cứ để chứng minh về hành vi xâm phạm, đánh giá thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đó gây ra. Nếu không có hoặc không đủ chứng cứ đáng tin cậy để chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình, Toà án sẽ bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn.

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo trình tự dân sự: Tuỳ theo tính chất, nội dung và mức độ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình, người nắm giữ quyền có thể yêu cầu Toà án áp dụng và thực hiện một hoặc một số biện pháp xử lý sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

(i) Bắt buộc người xâm phạm (bị đơn) chấm dứt hành vi xâm phạm, kể cả các biện pháp ngăn ngừa việc đưa các sản phẩm xâm phạm vào các

kênh thương mại, nếu sản phẩm đó đã được nhập khẩu và hoàn tất thủ tục hải quan;

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự - 4

(ii) Bắt buộc bị đơn phải bồi thường thiệt hại, kể cả khoản lợi nhuận đáng lẽ mình thu được khi không xảy ra hành vi xâm phạm của bị đơn;

(iii) Bắt buộc bị đơn phải trả cho mình chi phí tham gia vụ kiện, kể cả chi phí hợp lý để thuê luật sư.

Nhằm đối phó với tình trạng tẩu tán, tiêu huỷ tang vật xâm phạm hoặc tẩu tán tài sản dùng để thi hành lệnh xử lý hoặc bồi thường trong các tình huống đặc biệt, người có quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm có thể yêu cầu Toà án ra lệnh áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nội dung của biện pháp tạm thời có thể là:

(i) Tạm giữ hàng hoá, sản phẩm bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi có căn cứ để nghi ngờ rằng bên xâm phạm có thể tẩu tán hoặc tiêu huỷ các hàng hoá, sản phẩm đó;

(ii) Lục soát nơi tàng trữ hàng hoá bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc nơi mà bị đơn kiểm soát với điều kiện là có cơ sở để tin rằng ở đó có tàng trữ chứng cứ và có nguy cơ chứng cứ đó bị thủ tiêu;

(iii) Tạm thời niêm phong thiết bị, phương tiện được dùng để thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

(iv) Tạm thời phong toả tài khoản của bị đơn nhằm bảo đảm tài chính để khắc phục hậu quả hoặc đền bù thiệt hại do việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây ra.

Tuy nhiên, để thuyết phục Toà án thực hiện việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì người yêu cầu phải chứng minh nguy cơ mà nếu không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ đe doạ việc tiến hành xét xử hoặc cản trở việc thi hành các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả thi hành án sau này và phải cam kết đền bù mọi thiệt hại cho bên bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không xác đáng hoặc bị lạm dụng. Thông thường, người yêu cầu áp dụng

các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp một khoản tiền bảo chứng đủ để đền bù thiệt hại và bảo vệ lợi ích của bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời một cách thoả đáng khi yêu cầu đó không xác đáng. Và quyền buộc người đã yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải bồi thường thiệt hại do việc áp dụng các biện pháp đó gây ra cho người đã bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu biện pháp đó bị huỷ bỏ hoặc đình chỉ do bất kỳ lý do nào thuộc về người yêu cầu, thuộc về cơ quan tư pháp.

Mọi quyết định của Toà án về việc giải quyết vụ kiện dân sự về sở hữu công nghiệp đều phải được thể hiện bằng văn bản và được thông báo kịp thời cho các bên liên quan. Các bên có liên quan đều có quyền kháng án theo trình tự pháp luật.

1.1.3.3. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự

Trong trường hợp việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây tác hại nghiêm trọng cho xã hội và việc sử dụng chế tài hành chính không đủ để trừng phạt và răn đe người xâm phạm thì phải áp dụng biện pháp có chế tài mạnh hơn. Biện pháp hình sự, tức là coi người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đó là tội phạm và việc điều tra, xét xử loại tội phạm này phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Các tội phạm hình sự liên quan đến QSHCN quy định trong Bộ luật hình sự bao gồm: Tội xâm phạm quyền tự do sáng tạo (Điều 126); sản xuất và buôn bán hàng giả (Điều 156); sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ QSHCN (Điều 170); xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171) [15].

Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của việc phạm tội, mức phạt có thể được áp dụng là phạt tiền đến năm trăm triệu đồng, phạt tù đến chung thân hoặc tử hình.

1.2. MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ LIÊN QUAN VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Các quy định nhằm bảo đảm việc thực thi quyền là phần đặc biệt quan trọng của bất kỳ luật sở hữu trí tuệ nào. Những quy định về thực thi (enforcement) ngày càng trở nên quan trọng do sự phát triển của kỹ thuật khiến các hành vi sử dụng, vi phạm các quyền được bảo hộ tới mức độ mà vào vài thập kỷ trước chúng ta không thể hình dung được .

Những Công ước về bảo hộ các quyền có thể gia nhập, hoàn chỉnh và được hỗ trợ thích hợp là rất quan trọng đối với hệ thống sở hữu công nghiệp. Sẽ là vô nghĩa khi thiết lập một hệ thống chi tiết và toàn diện để trao các quyền và phổ biến thông tin về chúng mà chủ sở hữu các quyền này không thể thực thi các quyền như họ mong muốn. Họ phải có thể tiến hành các thủ tục pháp lý chống lại người vi phạm nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm và khôi phục nguyên trạng từ một hành vi vi phạm thực tế bất kỳ. Họ cũng phải có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những hàng hoá giả mạo [44].

Ngay từ cuối thế kỷ XIX, vấn đề phối hợp quốc tế trong việc bảo hộ các thành quả sáng tạo trí tuệ đã được đặt ra. Kết quả việc phối hợp quốc tế trong hoạt động sở hữu trí tuệ là sự ra đời các điều ước quốc tế, trong đó có các điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp như: Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (1883), Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá (1891), Thoả ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (1925), Hiệp ước hợp tác Patent (PCT)... Ngoài các điều ước quốc tế đa quốc gia, cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều các điều ước quốc tế song phương giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các điều ước quốc tế này cũng đã đề cập đến vấn đề thực thi quyền sở hữu công nghiệp ở mức độ khác nhau và ngày càng cụ thể với những yêu cầu cao hơn. Cụ thể một số điều ước quốc tế như sau:

1.2.1. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Công ước Paris)

Công ước Paris được ký kết ngày 20/3/1883 tại Paris và được xem xét lại nhiều lần vào các năm 1900, 1911, 1925, 1934, 1958, 1967 và được sửa đổi vào năm 1979. Tính đến tháng 01/2002 có 162 nước thành viên, Việt Nam là thành viên vào 08/3/1949 (trên cơ sở kế thừa của chính quyền Ngụy quyền Sài Gòn).

Công ước Paris gồm 46 điều, áp dụng cho sở hữu công nghiệp theo nghĩa bao gồm: sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, mẫu hữu ích (giải pháp hữu ích), tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) và chống cạnh tranh không lành mạnh.

Các quy định của Công ước Paris đề cập đến bốn vấn đề lớn:

(i) Nguyên tắc đối xử quốc gia;

(ii) Quyền ưu tiên;

(iii) Một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ các quyền sở hữu công nghiệp mà các nước thành viên phải tuân thủ;

(iv) Các quy định về hành chính phục vụ cho việc thi hành Công ước.

Đây là Hiệp ước quốc tế cơ bản nhất xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, chế độ bảo hộ các đối tượng đó... và là cơ sở cho các Hiệp ước riêng áp dụng cho từng lĩnh vực cụ thể và các Hiệp ước song phương. Tuy nhiên vấn đề thực thi quyền sở hữu công nghiệp lại chưa được đề cập rõ ràng và cụ thể, mà chỉ đề cập tới một cách nguyên tắc và có tính chất khuyến cáo. Ví dụ như trong quy định về bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý (nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) có đề cập: Các nước thành viên phải có các biện pháp pháp lý để chống lại việc sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các chỉ dẫn nguồn gốc mang tính chất lừa dối đối với các hàng hoá hoặc điểm phân biệt của nhà sản xuất hoặc kinh doanh thương mại khác. Các nước phải tịch

thu hàng hoá mang chỉ dẫn lừa dối hoặc cấm nhập khẩu những hàng hoá đó hoặc áp dụng bất cứ biện pháp nào khác để ngăn ngừa hoặc chấm dứt việc sử dụng những chỉ dẫn như vậy. Tuy nhiên, nghĩa vụ tịch thu hàng hoá khi nhập khẩu chỉ áp dụng khi biện pháp đó được quy định trong luật quốc gia.

Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá (1891), Thoả ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (1925), Hiệp ước hợp tác Patent (PCT), Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về patent (1977), Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (1961), Hiệp ước Washington về bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp (1989),... cũng như Công ước Paris, vấn đề thực thi, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cũng chỉ được đề cập tới một cách nguyên tắc và có tính chất khuyến cáo. Đến các điều ước được ký kết những năm gần đây, vấn đề thực thi, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đã trở thành một trong những nội dung tiêu điểm, có tính chất bắt buộc cho các quốc gia thành viên, đặc biệt là Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS - WTO), vấn đề thực thi quyền mới cụ thể, rõ ràng và quy định mạnh mẽ hơn.

1.2.2. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs)

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập năm 1995 sau khi kết thúc vòng đàm phán Urugoay trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). WTO với 151 nước thành viên đã quy định một hệ thống các nguyên tắc đối với thương mại quốc tế nhằm mục đích tự do hóa và mở rộng thương mại trên nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi. Hệ thống đó bao gồm cả quy tắc về quyền sở hữu trí tuệ.

Nội dung bảo hộ sở hữu trí tuệ được đưa vào GATT cho thấy mối quan hệ ngày càng tăng giữa sở hữu trí tuệ và thương mại. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ không thỏa đáng được coi là rào cản đối với thị trường tự do và

mở cửa khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó không cần đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D) mà chỉ cần bắt chước, sao chép và bán các sản phẩm mà chủ sở hữu đã dày công nghiên cứu, tìm tòi với giá rẻ hơn rất nhiều. Từ đó, sản phẩm chính hiệu bị loại ra khỏi thị trường.

Thực tế đó của thương mại quốc tế tạo nên sự cần thiết phải hình thành và phát triển một tư duy mới đối với sở hữu trí tuệ trên góc độ thương mại. Kết quả là Hiệp định TRIPs được ký kết ngày 15/4/1994 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 cùng với sự ra đời của WTO. Hiệp định TRIPs ra đời đã mang lại những thay đổi căn bản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nó thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với hoạt động thương mại, đầu tư và các thiệt hại đối với các quyền lợi thương mại hợp pháp khi quyền sở hữu trí tuệ không được bảo vệ và thực thi thoả đáng, hiệu quả. Tại điều 7 của Hiệp định có quy định rằng, việc bảo bộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ “góp phần thúc đẩy cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ, cũng như lợi ích kinh tế - xã hội nói chung và bảo đảm sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ” [28].

Hiệp định đã khẳng định lại và mở rộng các chuẩn mực của Công ước Paris và Công ước Berne, làm thay đổi bộ mặt của luật sở hữu trí tuệ vì các nước thành viên WTO phải thay đổi luật của họ để phù hợp với TRIPs. Ngoài việc đồng nhất hóa về pháp luật, Hiệp định TRIPs còn tiến tới việc loại bỏ các quy định về hành chính, thủ tục và về kỹ thuật bất lợi cho hoạt động sở hữu trí tuệ quốc tế.

Hiệp định TRIPs quy định các tiêu chuẩn tối thiểu đối với việc bảo hộ tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, patent (sáng chế), thiết kế bố trí mạch tích hợp, bảo hộ thông tin bí mật. Song điều quan trọng nhất của Hiệp định TRIPs là điều ước quốc tế đầu tiên quy định hệ thống các hình phạt đối với các thành viên không bảo đảm sự bảo hộ tối thiểu về quyền sở hữu trí tuệ,

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 11/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí