Quy Trình Giám Sát Việc Tăng Cường Mối Liên Hệ Giữa Các Mắc Xích


Ban giám đốc kiểm soát toàn bộ quy trình, đánh giá tính hiệu quả của hoạt động thu mua, tổ chức tập huấn quy trình thu mua hiệu quả khi có sự điều chỉnh trong quy trình.

Ban Giám đốc

Sơ đồ 3.1: Quy trình giám sát việc tăng cường mối liên hệ giữa các mắc xích



giám sát, điều chỉnh, tập huấn

Bộ phận cung ứng

Tìm kiếm nhà cung cấp (con giống, bao bì,…)

Kí hợp đồng nguyên tắc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Thực hiện các đơn hàng cụ thể

Phản hồi về chất lượng

Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân - 17

Con giống giao về vùng nuôi

Bao bì giao về nhà máy

d. Khó khăn khi thực hiện


Hiện tại, các nhà cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thức ăn, cung cấp bao bì, kho lạnh là khá nhiều, nhưng để chọn được một hoặc một vài nhà cung cấp đáp ứng được toàn bộ những tiêu chí đặt ra của công ty là rất khó.

Với nhà cung cấp ghe vận chuyển cá nguyên liệu, hiện nay trên thị trường, dịch vụ này phát triển còn khá hạn chế bởi lẽ chỉ một số sản phẩm cần đến dịch vụ này. Chính vì


thế, làm việc với nhà cung cấp dịch vụ này phải hết sức thận trọng trong các điều kiện đặt ra, tránh tình trạng không thể tìm được nhà dịch vụ thay thế.

e. Lợi ích mang lại


Đẩy mạnh kiểm soát các hoạt động này, công ty sẽ giảm được chi phí trong kinh doanh, giảm rủi ro trong quá trình vận hành chuỗi cung ứng của công ty. Bên cạnh đó, việc kiểm soát được chất lượng của dịch vụ, hàng hóa được cung cấp giúp các quá trình vận hành tối ưu hơn, đảm bảo chất lượng của sản phẩm đầu ra.

Ngoài ra, việc quy định trách nhiệm của mỗi bên rõ ràng trong hợp đồng nguyên tắc giúp công ty giảm thiểu rủi ro, tránh tình trạng tranh chấp, đỗ lỗi cho nhau khi có vấn đề xảy ra.

3.2.3. Cải thiện, nâng cao năng suất nhà máy để tối ưu hoạt động


a. Mục tiêu của giải pháp đề xuất


Với xu hướng chung của các ngành sản xuất, việc áp dụng công nghệ, thiết bị hiện đại là xu hướng tất yếu. Hòa chung với xu hướng phát triển chung của ngành, của thị trường và của thế giới, công ty xây dựng kế hoạch chiến lược với định hướng đầu tư trang thiết bị hiện đại. Song song đó, với xu hướng gia tăng doanh thu trong hoạt động xuất khẩu, công ty có định hướng mở rộng hoạt động sản xuất, tận dụng tối đa lợi thế của người đi sau khi mua thiết bị hiện đại hơn, công suất hoạt động cao hơn.

b. Người thực hiện


Ban giám đốc nhà máy phối hợp với bộ phận quản đốc nhà máy để chọn thiết bị đầu tư cho hợp lý hơn. Bên cạnh đó, ban quản đốc nhà máy cần phải xây dựng kế hoạch, tham mưu ban tổng giám đốc về tình hình nguồn nhân công để xây dựng chính sách giữ chân công nhân có tay nghề cao.

Về vấn đề vùng nuôi, các bộ phận phải tổng hợp lại nhu cầu chung của thị trường, công suất hoạt động của nhà máy chế biến, công suất cung cấp nguồn nguyên liệu của vùng


nuôi, từ đó ban giám đốc sẽ có kế hoạch đầu tư mở rộng thêm vùng nuôi cho phù hợp với xu hướng phát triển của công ty và nhu cầu thế giới.

c. Kế hoạch thực hiện


Công ty đã có nhà máy chế biến với công suất trung bình từ 35-45 tấn nguyên liệu một ngày. Bên cạnh đó, vào đầu năm 2019, công ty tiến hành đầu tư mở rộng thêm với bước đầu là thuê một nhà máy tại huyện Cái Bè, Tiền Giang thực hiện gia công với công suất 15-20 tấn nguyên liệu một ngày, góp phần tăng công suất chế biến chung của công ty.

Công ty xây dựng kế hoạch tài chính, chuyển dần theo hướng phù hơp để đầu tư nâng cấp trang thiết bị, tận dụng lợi thế của người đi sau, chọn được thiết bị hiện đại hơn, tối ưu hóa hoạt động.

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công nghệ trong ngành, đánh giá và tham mưu ý kiến, chọn thiết bị phù hợp với hoạt động của công ty.

d. Khó khăn khi thực hiện


- Ngành thủy sản, đặc biệt là ngành cá tra, cá basa đang phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, ngành này chưa đạt được sự phát triển bền vững. Chính vì thế, vấn đề đầu tư mở rộng thêm vẫn còn rất nhiều rủi ro cho hoạt động của công ty. Đặc biệt, khi công ty quá tập trung vào việc mở rộng, vấn đề điều động nguồn vốn cho các hoạt động khác sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Việc đầu tư trang thiết bị cần nguồn vốn lớn để đầu tư, trong khi khả năng áp dụng và lợi ích thực sự của việc trang bị thiết bị mới chưa được đánh giá. Bên cạnh đó, nếu công ty nhập thiết bị trực tiếp từ nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn về thủ tục, áp dụng,…


e. Lợi ích mang lại


Áp dụng tốt các kế hoạch mở rộng nhà máy chế biến, vùng nuôi, củng cố nguồn công nhân có tay nghề, công ty có thể hoàn thiện hoạt động sản xuất, tăng công suất và năng suất nhà máy. Đây là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến kế hoạch phát triển mở rộng lâu dài và giúp công ty vươn tầm với sang nhiều thị trường mới, xây dựng được thương hiệu công ty trên trường quốc tế.

3.2.4. Giải pháp về truy xuất nguồn gốc


a. Mục tiêu của giải pháp đề xuất


Hiện nay, khi mức sống và chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao thì những đòi hỏi, yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toan thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Đây là xu hướng phát triển về nhu cầu thị trường thế giới nói chung, ngành thực phẩm nói riêng và đặc biệt là ngành cá tra, cá basa. Chính vì điều này, để chuẩn bị cho những bước phát triển bền vững sau này, công ty cần có những kế hoạch ưu tiên phát triển hệ thống đảm bảo được các yêu cầu ngày càng khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như việc truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Từ vụ kiện về chống bán phá giá của mặt hàng cá tra, cá basa Việt Nam vào thị trường Mỹ, ta thấy được mặt hàng này chưa có được sự phân biệt rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với các mặt hàng khác. Bên cạnh đó, việc chưa có những thông tin mô tả rõ ràng về sản phẩm trên hệ thống nhận diện như bao bì, nhãn mác về tên thương mại, tên khoa học, vùng nuôi trồng, xuất xứ, thông tin nhà máy chế biến,… dẫn đến sản phẩm vẫn chưa có được một định nghĩa đúng đắn trong tâm trí người tiêu dùng.

Việc xây dựng hệ thống các chứng nhận, truy xuất nguồn gốc sẽ là một lợi thế lớn cho công ty khi xu hướng có thể truy xuất từ hoạt động đầu tiên – con giống đến hoạt động cuối cùng – bàn ăn ngày càng được người tiêu dùng ưu chuộng hơn.


b. Người thực hiện


Ban giám đốc cùng bộ phận nhà máy sản xuất, vùng nuôi xây dựng kế hoạch, đánh giá kết hợp với các cơ quan nhà nước về đánh giá, cấp chứng chỉ về truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm như Global Gap, BRC, IFS, ASC,..

c. Kế hoạch thực hiện


Bộ phận nhà máy, kinh doanh tham mưu với Ban giám đốc về xu hướng thị trường cần các chứng chỉ về truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, đề xuất các kế hoạch để lấy các chứng nhận này.

Với những chứng chỉ về truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, các mắc xích trong toàn bộ chuỗi cung ứng của công ty phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau từ công tác quản lý thông tin, hồ sơ giấy tờ, công tác quản lý nhà máy, vùng nuôi, cơ sở vật chất phù hợp. Để có thể đạt được tiêu chuẩn của các chứng chỉ này, thông thường các bộ phận sẽ phải chuẩn bị và hoàn thiện thực hiện khá lâu, đảm bảo nguồn thông tin có thể truyền đến trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Ban giám đốc sẽ lên kế hoạch chỉ đạo nhà máy, vùng nuôi và các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch chiến lược, điều chỉnh hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất cho phù hợp với các điều kiện cấp chứng chỉ.

Bộ phận nhà máy và vùng nuôi liên hệ với các cơ quan cấp chứng nhận để được đánh giá và cấp chứng nhận, duy trì và gia hạn các chứng nhận này. Đây là công tác đánh giá lại hàng năm, cần phải duy trì, và cũng cần phải đòi hỏi các bộ phận duy trì hoạt động như tiêu chuẩn đã có sẵn và đạt được từ trước.

d. Khó khăn khi thực hiện


Hiện nay, các chứng chỉ về truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm tại Việt Nam chỉ thể hiện trên các văn bản, gây khó khăn cho hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm.


Hiện nay, việc cấp chứng chỉ có thể truy xuất nguồn gốc gắn với chỉ dẫn địa lý là rất hạn chế. Thông tin về truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đôi khi chỉ thể hiện trên bao bì (các chứng chỉ) hoặc bộ chứng từ xuất khẩu mà những thông tin này đôi khi sẽ rất khó tiếp cận tới người tiêu dùng cuối cùng.

Công tác về truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đôi khi còn gặp khó khăn khi mặt hàng cá tra, cá basa Việt Nam chưa có được thương hiệu rõ ràng trên thị trường quốc tế, sản phẩm còn bị nhầm lẫn với những loại khác trên thị trường. Chính vì thế, công tác đẩy mạnh về truy xuất nguồn gốc sản phẩm phải đi đôi với công tác xây dựng thương hiệu cá tra, cá basa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

e. Lợi ích mang lại


Việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, lấy các chứng nhận về truy xuất nguồn gốc là một lợi thế để công ty có thể phát triển ở các thị trường khó tính. Đặc biệt hiện nay, các sản phẩm có chứng nhận ASC và các chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ sẽ có giá xuất khẩu cao hơn các sản phẩm thông thường rất nhiều. Đây sẽ là lợi thế lớn và là nguồn mang tới lợi nhuận cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Từ việc đánh giá những hạn chế của chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân, tác giả đã đưa ra những giải pháp đề xuất cho việc hoàn thiện chuỗi cung ứng tại công ty. Bên cạnh đó, tác giả cũng dùng phương pháp dự báo xu hướng phát triển chung của cả thị trường Việt Nam, tại công ty cũng như có những đánh giá về thị trường ASEAN, một thị trường mà công ty đặt mục tiêu phát triển trong thời gian tới để có cái nhìn chung, đánh giá toàn diện cho công tác dự báo, hoạch định chiến lược và quản trị rủi ro cho hoạt động của chuỗi. Những giải pháp đưa ra sẽ phù hợp cho việc áp dụng tại công ty trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021 để khắc phục những lỗ hỏng hiện tại trên chuỗi cung ứng.


KẾT LUẬN


Công ty TNHH MTV Trần Hân là một trong những công ty trẻ nhưng đã có được một chuỗi cung ứng tương đối khép kín từ vùng nuôi, sản xuất đến xuất khẩu mặt hàng cá tra, cá basa. Hiện tại, công ty đang từng bước hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình, tạo nên một chuỗi cung ứng hoàn thiện hơn nữa, hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu và có thể vươn xa hoạt động chuỗi cung ứng của mình trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, hoàn thiện chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân không chỉ là việc hoàn thiện đơn lẻ tại công ty mà còn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận bên ngoài, những doanh nghiệp hỗ trợ, tất cả vì mục tiêu chung là đưa sản phẩm cá tra, cá basa Việt Nam có được vị thế trên thị trường quốc tế, xây dựng được thương hiệu quốc gia cho sản phẩm này. Đề tài đã phần nào giải quyết được những lỗ hỏng trong hoạt động chuỗi cung ứng của công ty dù còn khá nhiều hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như khả năng tiếp cận thông tin.

Những kết quả đạt được:


Đề tài đã phân tích được chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân, phân tích được từng mắc xích của chuỗi và mối quan hệ giữa các mắc xích trong chuỗi từ đó đánh giá được những ưu điểm cũng như hạn chế trong hoạt động của chuỗi cung ứng. Từ việc phân tích thực trạng hiện tại của chuỗi cung ứng, tác giả đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng nhằm hiện thực hóa những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới, cung cấp sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường thế giới, xây dựng thương hiệu cá tra, cá basa của công ty. Những kết quả đạt được ở đề tài bao gồm:

- Tăng cường mối liên hệ giữa các mắc xích, đặc biệt là với các nhà cung cấp dịch vụ

- Hoàn thiện việc truyền và trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng thông qua phần mềm quản lý chung

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí