Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - 2

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


BD : Bồi dưỡng

BDGV : Bồi dưỡng giáo viên BDNLDH : Bồi dưỡng năng lực dạy học CBQL : Cán bộ quản lý

DH : Dạy học

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GD : Giáo dục

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

NL : Năng lực

NLDH : Năng lực dạy học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

NLDH : Năng lực dạy học

TCM : Tổ chuyên môn

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - 2

THCS : Trung học cơ sở

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô các trường THCS trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái qua các năm học 41

Bảng 2.2: Các mức đánh giá 44

Bảng 2.3: Nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa của bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên

ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 45

Bảng 2.4: Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 47

Bảng 2.5: Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 50

Bảng 2.6: Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 52

Bảng 2.7: Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 54

Bảng 2.8: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 56

Bảng 2.9: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 59

Bảng 2.10: Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 62

Bảng 2.11: Đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 65

Bảng 2.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 67

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán cho giáo viên trường THCS theo chương trình GDPT mới huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 97

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán cho giáo viên trường THCS theo chương trình GDPT mới huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 98

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

1.1.Về lý thuyết

Vai trò của giáo dục và đào tạo ngày càng được khẳng định trong tiến trình hội nhập, phát triển và hơn thế nữa, những yêu cầu mới trong thời kỳ hội nhập sẽ tiếp tục đặt ra cho giáo dục và đào tạo những thách thức mới cần phải vượt qua. Đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn, thích ứng và vượt qua những thách thức đó, giáo dục và đào tạo sẽ góp phần tích cực để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập thành công. Thông qua giáo dục, đào tạo con người có cơ hội được tiếp cận với những tri thức khoa học hiện đại, những công nghệ mới của thế giới, hình thành hệ thống kỹ năng đáp ứng nhu cầu thực tiễn cuộc sống và quá trình hợp tác quốc tế.

Việc BDGV một mặt cũng giống như BD các nghề nghiệp nói chung nhưng có đặc thù riêng. Thuật ngữ này chỉ việc nâng cao, hoàn thiện trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho các GV đang DH. Trên thế giới BDGV được xem là việc đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức kỹ năng nghề nghiệp. Ở nước ta BDGV cũng được xem như là đào tạo tiếp nối đào tạo ban đầu, đào tạo trong khi đang làm việc.

BDGV nằm trong phạm trù của GD liên tục mà đối tượng là người lớn có tính đặc thù nghề nghiệp, bởi sản phẩm lao động của họ hết sức đặc biệt tạo nên “con người cá nhân” và “con người xã hội”. Vì vậy, khác với các nghề nghiệp khác, BDGV không chỉ bổ sung cập nhập kiến thức, kỹ năng mới nhằm nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho họ mà còn phải BD cho họ có một tầm hiểu biết toàn diện và các NL thích ứng với đối tượng nghề nghiệp thường xuyên biến động.

1.2. Về thực tiễn

Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm

2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ đạo: Chuyển từ chương trình giáo dục theo tiếp cận nội dung sang chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực, chọn khâu đổi mới kiểm tra, đánh giá là khâu đột phá [8].

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới giáo dục đào tạo, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng năng lực người học [8].

Để thực hiện các quan điểm chỉ đạo của Đảng, ngày 26 tháng 12 năm 2018 Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành Thông tư 32 về chương trình giáo dục phổ thông mới và chương trình môn học cùng lộ trình triển khai thực hiện. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và chương trình giáo dục THCS 2018 nói riêng được phát triển theo hướng mở và tiếp cận hình thành phẩm chất, năng lực học sinh đòi hỏi giáo viên phải có nhiều năng lực dạy học mới như năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường, chương trình môn học; năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vv...

Trong những năm qua, huyện Trấn Yên 15/21 trường có cấp THCS triển khai dạy học theo mô hình trường học mới, năm học 2018 - 2019 thành phố

triển khai tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới ở 100% các trường có cấp THCS [25]. Phương pháp tổ chức hoạt động học tập; phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá học sinh có nhiều đổi mới theo hướng phát triển năng lực người học trong đó có môn Toán. Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Trấn Yên đã có nhiều chỉ đạo, tập huấn, bồi dưỡng CBQL, giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá môn Toán theo hướng phát triển năng lực người học. Công tác này bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định góp phần nâng cao năng lực học tập cho học sinh trên địa bàn huyện và chuẩn bị tiềm lực để triển khai thực hiện chương trình giáo dục THCS vào năm 2021. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực tiễn còn thể hiện nhiều điểm bất cập về công tác quản lý về năng lực thực hiện của giáo viên THCS. Vì vậy tác giả luận văn chọn đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Báilàm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái nhằm nâng cao năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng và các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên THCS ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã được quan tâm thực hiện và thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động bồi dưỡng năng lực môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên THCS có những thay đổi, vì vậy cần có sự quan tâm thực hiện. Nếu nghiên cứu đề xuất được biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên THCS dựa trên những nghiên cứu lý luận và thực trạng, phù hợp với điều kiện các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái sẽ nâng cao năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở trường THCS;

4.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Phạm vi nghiên cứu về nội dung

Năng lực dạy học môn Toán của giáo viên có rất nhiều nội dung cần bổ sung, cập nhật, do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, tác giả luận văn

chỉ nghiên cứu bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

6.2. Phạm vi khách thể khảo sát

Khách thể khảo sát: 135 khách thể gồm các nhóm sau đây:

- Nhóm 1: Cán bộ quản lý giáo dục Phòng giáo dục và đào tạo huyện Trấn Yên: 9 người; Đại diện CBQL (Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng) của 21 trường THCS tại huyện Trấn Yên: 21 người, tổng số: 30 người.

- Nhóm 2: Giáo viên dạy môn toán ở 21 trường THCS huyện Trấn Yên: 105 người.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề về lý luận quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên THCS.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp phỏng vấn: Trò chuyện với giáo viên, báo cáo viên, học viên, cán bộ quản lý tại Phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên nhằm đánh giá thực trạng, những khó khăn, hạn chế khi tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên THCS ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Bên cạnh đó tìm ra thực trạng về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên THCS ở các trường THCS huyện Trấn Yên.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thu thập ý kiến của đối tượng: giáo viên các trường THCS; đội ngũ báo cáo viên và học viên; cán bộ quản lý Phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên để tìm ra những thông tin cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí