DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
: Bồi dưỡng giáo viên | |
BGH | : Ban giám hiệu |
CBQL | : Cán bộ quản lý |
ĐNGV | : Đội ngũ giáo viên |
GD&ĐT | : Giáo dục và đào tạo |
GV | : Giáo viên |
HS | : Học sinh |
QLGD | : Quản lý giáo dục |
THPT | : Trung học phổ thông |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục .
- Những Vấn Đề Cơ Bản Về Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Thpt Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục .
- Hình Thức Và Phương Pháp Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả xếp loại Hạnh kiểm 3 năm gần đây 33
Bảng 2.2: Kết quả xếp loại học lực 3 năm học gần đây 34
Bảng 2.3: Thống kê số lớp của các trường THPT huyện Bình Giangtừ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2015 - 2016 34
Bảng 2.4: Thống kê số lượng GV của các trường THPT huyện Bình Giangtừ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2015 - 2016 34
Bảng 2.7: Đánh giá của các tổ chuyên môn về kiến thức chuyên môn của GV các trường THPT huyện Bình Giang 37
Bảng: 2.8 Đánh giá của của CBQL về kiến thức chuyên môn của GV các trường THPT huyện Bình Giang 39
Bảng 2.9: Đánh giá của tổ chuyên môn về kỹ năng giảng dạy của GV các trường THPT huyện Bình Giang 42
Bảng 2.10: Đánh giá của CBQL về kỹ năng giảng dạy của GV các trường THPT huyện Bình Giang 46
Bảng 2.11: Đánh giá của tổ chuyên môn về quản lý lớp học của GV các trường THPT huyện Bình Giang 47
Bảng 2.12: Đánh giá của CBQL về quản lý lớp học của GV các trường THPT huyện Bình Giang 49
Bảng 2.13: Đánh giá của tổ chuyên môn về đánh giá học sinh của GV các trường THPT huyện Bình Giang 52
Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL về đánh giá học sinh của GV các trường THPT huyện Bình Giang 55
Bảng 2.15. Đánh giá của tổ chuyên môn về hiệu quả của thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV các trường THPT huyện Bình Giang 62
Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL về hiệu quả của thực trạng bồi dưỡng năng
lực dạy học cho GV các trường THPT huyện Bình Giang 63
Bảng 2.17. Đánh giá của tổ chuyên môn về thực trạng lập kế hoạch công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV các trường THPT 64
Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL về thực trạng lập kế hoạch công tác quản
lý bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên các trường THPT 66
Bảng 2.19. Đánh giá của tổ chuyên môn về tổ chức thực hiện công tác quản
lý bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên các trường THPT 68
Bảng 2.20. Đánh giá của CBQL về tổ chức thực hiện công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên các trường THPT 69
Bảng 2.21. Đánh giá của tổ chuyên môn về công tác chỉ đạo các hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên các trường THPT.. 71
Bảng 2.22. Đánh giá của CBQL về công tác chỉ đạo các hoạt động quản lý
bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên các trường THPT 72
Bảng 2.23. Đánh giá của tổ chuyên môn về công tác kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên các trường THPT 74
Bảng 2.24. Đánh giá của CBQL về công tác kiểm tra đánh giá hoạt động quản
lý bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên các trường THPT 75
Bảng 2.25. Đánh giá của tổ chuyên môn về thực trạng công tác quản lýhoạt động bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên các trường THPTtheo nội dung 77
Bảng 2.26. Đánh giá của CBQL về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên các trường THPT theo nội dung 79
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các nhóm biện pháp 99
vi
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các nhóm biện pháp 101
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý 10
Sơ đồ 1.2: Quan hệ các chức năng quản lý 11
Biểu đồ 2.1: Thống kê số lượng GV 35
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các nhóm biện pháp ...100 Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các nhóm biện pháp ...102
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 với định hướng của Đảng và Chính phủ về quản lí, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục trong thời kì CNH, HĐH đất nước, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay. Đảng ta xác định:
Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông sau năm 2015
Trong sự phát triển giáo dục và đào tạo, ĐNGV cùng với các nhà quản lý giáo dục là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng củagiáo dục và được xã hội tôn vinh”. Trong điều 15 Luật Giáo Dục đã ghi rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáodục”. Vì vậy bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ cấp thiết của Ngành giáo dục và của các nhà trường.
Theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW để phát triển giáo dục thì một trong những vấn đề quan trọng nhất là phải phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (QLGD). Trong mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục, Bộ Chính trị đã xác định: Phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn hóa về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới QLGD tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực để phát triển giáo dục. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện triệt để mục tiêu của Nghị quyết số 29-NQ/TW, Bộ GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch về đổi mới phương pháp dạy học cụ thể là chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội đổi mới chương trình dạy học. Đồng thời đổi mới về nội dung, chương trình học được thực hiện bằng việc thay sách giáo khoa mới.
Thực trạngnăng lực dạy học của đội ngũ giáo viêncác trường THPT huyện Bình Giang còn có những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, chậm đổi mới, phương pháp dạy học còn nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học; một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương cho học sinh (HS) noi theo. Chế độ, chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, trong đó nguyên nhân chính là do công tác phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên còn thiếu kế hoạch chiến lược; các khâu sử dụng, đánh giá, đào tạo và bồi dưỡng chưa thật hiệu quả.
Xuất phát từ yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn đó đòi hỏi phải tăng cường hoạt động bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD một cách toàn diện.
Để góp phần khắc phục những bật cập về vấn đề phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương nhằm đáp ứng yêu cầu Đổi mới giáo dục, chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, tôi chọn đề tài nghiên cứu:"Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục".
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn kết hợp với khảo sát thực trạng năng lực dạy học của giáo viên THPT huyện Bình Giang, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT trên địa bàn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường THPT trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới.
- Về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về năng lực dạy học của giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương trước yêu cầu đổi mới giáo dục
-Về phạm vi: Đề tài chủ yếu nghiên cứu ở 03 trường THPT trên địa bàn huyện Bình giang, tỉnh Hải Dương (Trường THPT Bình Giang, THPT Kẻ Sặt, THPT Đường An, khảo sát đối với 12 CBQL và 55 giáo viên thuộc các tổ chuyên môn).
5. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, quản lý hoạt động động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu ở khâu quản lý hoạt động động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Nếu có được một hệ thống các biện pháp quản lý phù hợp dựa trên cơ sở khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương nói riêng và từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương nói chung.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của GV trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường THPT trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
7.1.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
*Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Trong luận văn, chúng tôi xây dựng phiếu hỏi bằng các câu hỏi đóng đối với các đối tượng: CBQL, GV nhằm khảo sát ý kiến đánh giá của các khách thể điều tra về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên và vấn đề QL hoạt động này ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát tính khả thi của các biện pháp được đề xuất với CBQL, giáo viên ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
7.1.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
* Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn và dùng phiếu hỏi khai thác các ý kiến của chuyên gia (các nhà quản lý, Sở GD&ĐT Hải Dương), đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và một số giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, để từ đó rút ra những kết luận quan trọng về đánh giá mức độ cần thiết, mức độ ảnh hưởng, tính khả thi từ đó xác định được hướng xây dựng các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
*Phương pháp phân tích tư liệu
Tiến hành phân tích, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến vấn đề QL hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học ở các trường THPTnhư các Văn kiện Đại hội Đảng, Luật Giáo dục, tạp chí, sách báo.v.v.. để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài. Ngoài ra còn có các tư liệu của Sở, các trường khảo sát.