Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: Về
mùa mưa lượng nước mưa dư
thừa cho sản
xuất nông nghiệp gây ngập úng, đặc biệt là đối với các xã vùng núi phải hứng chịu lũ núi do nước mưa dồn từ trong núi ra. Huyện phải sử dụng hệ thống các trạm bơm tiêu thoát nước lớn để chống úng ngập.
Về mùa khô nguồn nước tưới khá dồi dào nguồn nước từ các sông Đáy, sông Châu được các trạm bơm tưới bơm lên cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện vừa đặc trưng cho nước ngầm vùng châu thổ sông Hồng vừa đặc trưng cho vùng núi đá vôi với 2 tầng chính, tầng nước ngầm thuộc hệ Thái Bình và tầng nước ngầm thuộc hệ Hà Nội.
Tài nguyên rừng:
Khoảng 1/4 diện tích tự nhiên của huyện là đồi núi, phần lớn là núi đá vôi nên thảm thực vật thưa thớt chủ yếu là cây bụi. Vùng đồi núi đá nằm ở phía tây huyện, trồng chủ yếu các loại cây lâm nghiệp (Bạch đàn, Thông, Keo,...) xen kẽ với các loại cây bụi tự nhiên và một phần trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả ở các sườn đồi, sườn núi và các thung lũng như lúa, ngô, sắn, đậu đỗ, na, nhãn,...
Theo thống kê đất đai năm 2013 diện tích đất lâm nghiệp là 1387.12 ha, diện tích đồi núi chưa sử dụng là 421.60 ha và núi đá không có rừng cây 2020.46 ha.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thủy văn của huyện Thanh Liêm rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Mùa hạ có nắng và mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao, thích hợp với các loại vật nuôi cây trồng nhiệt đới, các
loại cây vụ
đông có giá trị
hàng hóa cao và xuất khẩu như
cà chua, dưa
chuột,... Điều kiện thời tiết khí hậu cũng thuận lợi cho phát triển các ngành
công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ cũng như cho các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạt của dân cư. Vào mùa xuân và mùa hạ có nhiều ngày thời tiết mát mẻ, cây cối cảnh vật tốt tươi rất thích hợp cho các hoạt động lễ hội du lịch. Vì vậy việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Dân số và lao động
Bảng 3.2: Tình hình biến động dân số huyện Thanh Liêm giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT | 201 SL | 1 CC% | 2012 SL CC% | 2013 SL CC% | Tốc độ phát triể 12/11 13/12 | n (%) BQ | ||||
I. Tổng số nhân khẩu | Người | 129086 | 129935 | 113932 | 100,66 | 87,68 | 93,95 | |||
1.1 Khẩu nông nghiệp | Người | 16285 | 12,62 | 16373 | 12,60 | 14786 | 12,98 | 100,54 | 90,31 | 95,28 |
1.2 Khẩu phi nông nghiệp | Người | 112801 | 87,38 | 113562 | 87,40 | 99146 | 87,02 | 100,75 | 87,31 | 98,84 |
II. Tổng số hộ | Hộ | 40928 | 42235 | 38103 | 103,19 | 90,22 | 96,49 | |||
2.1 Hộ nông nghiệp | Hộ | 5085 | 12,42 | 5293 | 12,53 | 4968 | 13,04 | 104,09 | 93,86 | 98,84 |
2.2 Hộ phi nông nghiệp | Hộ | 35843 | 87,58 | 36942 | 87,47 | 33135 | 86,96 | 103,07 | 89,69 | 96,15 |
III. Tổng số lao động | Người | 81245 | 82776 | 79835 | 101,88 | 96,45 | 99,13 | |||
3.1 Lao động nông nghiệp | Người | 10295 | 12,67 | 10457 | 12,63 | 10409 | 13,04 | 101,57 | 99,54 | 100,55 |
3.2 Lao động phi nông nghiệp | Người | 70950 | 87,33 | 72319 | 87,37 | 69426 | 86,96 | 101,93 | 95,99 | 98,92 |
IV. Chỉ tiêu bình quân | Người/h | |||||||||
ộ | ||||||||||
4.1 Khẩu/hộ | Người/hộ | 3,15 | 3,07 | 2,99 | 97,46 | 97,39 | 97,43 | |||
4.2 Lao động/hộ | Người/hộ | 1,98 | 1,95 | 2,09 | 98,48 | 107,18 | 102,74 | |||
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Tra, Kiểm Soát Quá Trình Đầu Tư Xây Dựng Và Cải Tạo, Nâng Cấp, Bảo Trì Đường Giao Thông Nông Thôn
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Quản Lý Hệ Thống Đường Giao Thông Nông Thôn
- Tình Hình Sử Dụng Đất Đai Của Huyện Thanh Liêm (2011 2013)
- Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Và Xử Lý Số Liệu
- Tổng Hợp Hiện Trạng Đường Bộ Huyện Thanh Liêm
- Hiện Trạng Các Công Trình Cầu, Cống Trên Các Tuyến Đường Giao Thông Nông Thôn Huyện Thanh Liêm
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Thanh Liêm, năm 2014
47
Dân số và lao động ở nông thôn là những vấn đề nóng hổi được toàn xã hội quan tâm, là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.
Tính đến năm 2013 toàn huyện có 38103 hộ, 113932 nhân khẩu, dân cư phân bốchủ yếu ở dọc hai bên đường Quốc lộ. Tốc độ gia tăng dân giảm dần.
Qua bảng 3.2 ta thấy lao động và nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ cấu, tuy có sự biến đổi qua các năm nhưng còn chậm. Cụ thể năm 2011 tổng lao động là 81.245 người, trong đó lao động nông nghiệp là
10.295 người chiếm 12,67% và lao động phi nông nghiệp là 70.950 người
chiếm 87,33%. Đến 2013 tổng lao động là
79.835 người, số
lao động nông
nghiệp là 10.409 người, tỉ lệ lao động nông nghiệp tăng lên 13,04%, còn lao động phi nông nghiệp giảm xuống 86,96% với 69.426 người, tuy nhiên sự biến động này là rất ít.
3.1.2.2 Cơ cấu kinh tế
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Liêm giai đoạn 2011 2013
Trong đó
Năm GDP
Nông lâm nghiệp,
Công nghiệp
Dịc
I. Giá trị (tỷ đồng)
thu
san
xây dựng
h vu
2109,775 | 382,315 | 1032,410 | 695,050 | |
2012 | 2575,209 | 439,660 | 1313,350 | 822,190 |
2013 | 3500,378 | 557,299 | 1890,928 | 1052,151 |
II. Cơ câú (%) | ||||
2011 | 18,03 | 48,93 | 32,94 | |
2012 | 17,07 | 51,00 | 31,93 | |
2013 | 15,92 | 54,02 | 30,06 | |
Nguồn: Phòng kinh tế huyện Thanh Liêm, năm 2014
Năm 2013 giá trị GDP đạt 3500,378 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 7,27%, cơ cấu kinh tế nông – lâm – thủy sản là 15,92%, công nghiệp – xây dựng 54,02%, dịch vụ: 30,06%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, giảm nông – lâm – thủy sản.
Hàng năm có 1.732 người lao động được giải quyết việc làm, tỷ lệ hộ nghèo
(theo tiêu chí mới) giảm từ 21,52% năm 2001 xuống còn 14,2% năm 2013.
Toàn huyện có 20 trường học mầm non, 24 trường tiểu học, 22 trường trung học cơ sở và 3 trường trung học phổ thông, 1 trường trung học phổ thông dân lập, 20 trung tâm học tập cộng đồng, 20 trạm y tế xã đã được kiên cố hóa và có bác sỹ phục vụ. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 27%.
Kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Năm 2013, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1890,928 tỷ đồng, tốc độ tăng
trưởng
hàng năm là 1215%. Huyện có 2.104 cơ
sở sản xuất
công nghiệp,
trong đó có 4 cơ sở nhà nước. Các sản phẩm chủ yếu là đá, gạch ngói nung, vôi củ, gạo xay xát, thêu ren... Sản lượng khai thác chế biến đá năm 2013 đạt
xấp xỉ 700.000 m3. Hai nhà máy xi măng Kiện Khê và Việt Trung cho sản
lượng 500.000 tấn mỗi năm. Các cơ
sở thêu ren xuất khẩu
đạt
sản lượng
60.000 bộ năm, thu hút nhiều lao động trên địa bàn.
Nông lâm – thủy sản
Tổng sản lượng lượng thực có hạt năm 2013 của huyện đạt 77.835 tấn,
năng suất
bình quân 106 tạ/ha,
lương thực
bình quân đầu người đạt từ
585 kg/năm. Huyện thực hiện chuyển đổi
diện tích
cấy một vụ
bấp bênh,
năng suất thấp, không ổn định và diện tích ao, hồ, đầm sang nuôi trồng thủy sản kết hợp cấy lúa, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Năm 2013, diện tích chuyển dịch đạt 514 ha. Phong trào sản xuất vụ đông được duy trì
trên cả diện tích đất chân hai lúa. Sản xuất vụ đông góp phần đảm bảo an
ninh lương thực, tăng thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn. Chăn nuôi phát triển và duy trì đàn gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại quy mô lớn. Những năm gần đây, chăn nuôi có xu hướng tăng về tỷ trọng trong cơ cấu nông nghiệp, năm 2013 đạt 29,5%. Số lượng các đàn trâu, bò, gia cầm và diện tích nuôi thủy sản liên tục tăng qua các năm, chú trọng vào các loại dê, bò, trâu, lợn. Gia cầm, cá chim trắng, tôm cành xanh, bò sữa...
Thương mại – dịch vụ du lịch
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn năm 2013 đạt 325,6 tỷ. Toàn huyện có 1.055 người kinh doanh thương mại và dịch vụ cá thể.
Đầu tư phát triển
Tổng mức vốn được huy động trên địa bàn năm 2013 là 152 tỷ đồng, trong đó vốn của dân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 57%, doanh nghiệp nhà nước 38% và vốn ngân sách 5%.
Như
vậy, qua phân tích đặc điểm điều kiện tự
nhiên cũng như
đặc
điểm về kinh tế xã hội nhận thấy quản lý hệ thống GTNT ảnh hưởng đa chiều của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài tạo thành những thuận lợi và khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến công tác này.
Với tốc độ đô thị hóa tương đối nhanh, ngoài ra trình độ dân trí tương đối cao, trên địa bàn tập trung nhiều trường đại học,… nên yêu cầu phát triển hệ thống GTNT càng cấp thiết để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa dạng trong sản xuất và hướng đến phát triển nền kinh tế.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, hệ thống GTNT huyện Thanh Liêm
cũng gặp phải khó khăn và thách thức không nhỏ
như
chưa có quy hoạch
chung của tỉnh Hà Nam. Cơ chế, chính sách quản lý GTNT chưa thực sự được ban hành cụ thể, rõ ràng, các văn bản thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá. Ngoài ra, công tác quản lý GTNT còn chịu ảnh hưởng rất lớn do khí hậu, cơ chế thị trường nên người dân còn thiếu tập trung đầu tư vào xây dựng và bảo trì hệ thống GTNT.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành trên địa bàn huyện Thanh Liêm. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu của tất cả các xã trong huyện để tìm hiểu thực trạng hệ thống đường GTNT. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, thời gian và theo yêu cầu của quá trình thực hiện nên tôi chỉ tiến hành
khảo sát thu thập thông tin sơ cấp về tình hình quản lý HTĐGTNT tại 3 xã đại diện:
Thị trấn Thiện Khê: Thị trấn Thiện Khê là một đơn vị có hệ thống đường giao thông nông thôn tương đối tốt, nhưng một số đoạn đã xuống cấp, cần đầu tư và cải tạo.
Xã Thanh Phong: Các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn xã do vốn và thiết kế của huyện thực hiện. Sau khi xây dựng xong, các công trình này sẽ được bàn giao cho UBND xã quản lý. UBND xã có trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác và bảo dưỡng công trình. Cho đến nay các công trình này đều bị xuống cấp một cách nghiêm trọng.
Xã Thanh Nghị: Thanh Nghị là một xã miền núi. Các công trình giao thông nông thôn của xã này được xây dựng dựa trên ngân sách của huyện và của người dân đóng góp. Tuy nhiên, do là xã miền núi nên sự huy động nguồn vốn xây dựng của nhân dân còn nhiều khó khăn. Có nhiều công trình hiện đang được xây dựng mới. Sau khi công tác xây dựng hoàn thành, công trình sẽ được bàn giao cho xã, cho thôn tiếp nhận. Và do vậy, việc quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng công trình cũng được giao cho thôn xóm trực tiếp thực hiện.
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.2.1 Nguồn số liệu thứ cấp
Bảng 3.4: Danh mục, nguồn cung cấp và phương pháp thu thập các thông tin
Phương pháp
Nội dung thông tin
Nguồn thu thập
thu thập
Thông tin về
cơ sở
lý luận, thực
Sách, báo, nghiên cứu khoa
Tra cứu, chọn
tiễn tình hình quản lý đường giao
học được công bố,
lọc thông tin
thông nông thôn ở
thế giới
Việt Nam và
Internet có liên quan
Thông tin về
đặc điểm địa bàn
Phòng thống kê, phòng
Tìm hiểu và
nghiên cứu: Tình hình phân bố đất đai, lao động. Tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng...
nông nghiệp của huyện, các websites của địa phương
tổng hợp từ các báo cáo
Thực trạng hệ
thống đường
Phòng thống kê, phòng
Tìm hiểu và
GTNT huyện, tình hình quản lý hệ
công thương, UBND
tổng hợp từ
thống đường GTNT huyện
huyện,
Báo cáo chiến
các báo cáo
lược phát triển GTNT của Viện chiến lược phát triển giao thông vận tải, thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến giao thông
nông thôn
Nguồn: Nghiên cứu và thu thập thông tin của tác giả, 2014
Trong đề tài này chúng tôi sẽ thu thập, xử lý phân nhóm để sử dụng số liệu thứ cấp đã được công bố để phục vụ cho nội dung tổng quan tài liệu và tình hình thực tiễn của địa phương. Trong đó, tài liệu của phần tổng quan tài
liệu được thu thập từ
nhiều nguồn như
internet,
ấn phẩm sách báo, các
nghiên cứu khoa học đã được công bố, các thảo luận minh chứng... về tình hình quản lý hệ thống GTNT ở trong và ngoài nước, nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới vấn đề thực trạng quản lý GTNT. Và thông tin về tình hình thực tế địa phương được thu thập từ các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý GTNT, báo cáo tổng kết và phương hướng quản lý GTNT của phòng Công thương huyện Thanh Liêm trong những năm từ 2011 đến 2013.
3.2.2.2 Nguồn số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là số liệu mới, chưa được công bố, được thu thập bao gồm cả thông tin định tính và thông tin định lượng. Số liệu được thu thập chủ yếu thông qua phương pháp điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận nhóm để thu thập số liệu. Để thu thập số liệu về quản lý HTĐGTNT, chúng tôi tiến hành điều tra như sau:
(a) Chọn mẫu điều tra
Bảng 3.5: Số lượng cán bộ và ngươì dân được phỏng vấn