Chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA CỦA TỪ

1

CCN

Cụm Công nghiệp

2

CLKCN

Cụm Liên kết Công nghiệp

3

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

4

DNNVV

Doanh nghiệp nhà nước

5

GPMB

Giải phóng mặt bằng

6

KCN

Khu Công nghiệp

7

QLNN

Quản lý nhà nước

8

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

9

UBND

Uỷ ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam - 2



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015 - 2019 39

Bảng 2.2: Danh sách cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam 43

Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam 50

Bảng 2.4: Tình hình giải phóng mặt bằng của các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam 55 Bảng 2.5 Kết quả đào tạo nghề nông thôn tỉnh Hà Nam 59

Bảng 2.6: Số liệu lao động của các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam 60


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài luận văn

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia phải không ngừng đổi mới, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của mình nhằm theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam xuất phát từ nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, để có thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước phải có chiến lược và chính sách phát triển kinh tế phù hợp, thực hiện từng bước CNH-HĐH đất nước một cách vững chắc. Đối với các nước đang phát triển, xây dựng và phát triển CCN có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần khắc phục những nhược điểm nội tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. CCN được coi là một cơ chế hữu hiệu hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó tạo nhiều việc làm với mức thu nhập cao và ổn định góp phần quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tại các địa phương theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Do đó các nước đang phát triển đều coi trọng phát triển các CCN và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định chủ trương nhất quán về phát triển CCN Nghị quyết Đại hội Đảng XI năm 2011 nêu rõ: “Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, CCN hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao”.

Sự hình thành và phát triển các khu, CCN phụ thuộc vào chính sách chung của Nhà nước, đồng thời còn phụ thuộc vào chính sách và tổ chức thực hiện chính sách của từng chính quyền địa phương. Hà Nam là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, là cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội, gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh Hà Nam có diện tích 860,5 km2, phía bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, phía nam giáp với tỉnh Ninh Bình, phía đông

Nam giáp với tỉnh Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hoà Bình. Với vị trí đầu mối giao thông như vậy nên Hà Nam có lợi thế trong việc mở rộng hợp tác, giao lưu



kinh tế với các địa phương khác trong cả nước, nhất là với thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Nam đã có bước phát triển rõ rệt, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Việc quy hoạch và phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn là hết sức cần thiết nhằm tạo điều kiện để thu hút các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế của tỉnh, trong nước và nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa trên địa bàn. Nhận thức được tầm quan trọng của các CCN, tỉnh Hà Nam đã ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển các CCN trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy đến năm 2019, tỉnh đã thực hiện quy hoạch 18 CCN trên địa bàn 5 huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích là 371,52 ha. Tuy nhiên, chính sách phát triển CCN của Trung ương nói chung và ở các địa phương nói riêng trong đó có Hà Nam hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế đó là: Quy hoạch một số vị trí CCN không phù hợp, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch CCN chưa kịp thời; cơ chế chính sách ưu đãi của tỉnh ban hành chưa đồng bộ, hấp dẫn; quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong CCN trong việc tuân thủ các quy định về trật tự xây dựng, sử dụng đất đai, môi trường còn nhiều hạn chế; công tác phối hợp kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm chưa nghiêm; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý CCN còn thiếu và hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ....

Từ những bất cập, cao học viên đã lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam” làm luận văn thạc sĩ với mục tiêu đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển CCN theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay và những năm tiếp theo.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

a) Tổng quan các công trình nghiên cứu

Thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu đề cập tới vấn đề xây dựng, hình thành, chính sách phát triển, quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp.



Trong phần này, tác giả sẽ trình bày và tóm tắt một số công trình nghiên cứu có liên quan như sau:

[1] Đinh Văn An (2019), Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế. Luận văn đi sâu nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả phát triển cụm công nghiệp theo hướng bền vững và đưa ra các nhóm giải pháp cần thực hiện một cách đồng bộ trên nhiều phương diện đó là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy hoạch các cụm công nghiệp; Xây dựng các chính sách thu hút vốn đầu tư và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng; Nâng cao chất lượng phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

[2] Trương Chí Bình (2009), Cụm liên kết công nghiệp, Đề tài cấp Bộ. Nghiên cứu này đã tập trung làm rõ nguồn gốc của cụm liên kết công nghiệp là tích tụ công nghiệp theo địa lý, từ đó đánh giá thực trạng tích tụ tập trung công nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở các tích tụ tự phát đó đã hình thành nhu cầu và xuất hiện khả năng phát triển các cụm liên kết công nghiệp. Dựa trên các luận cứ lý thuyết và thực tiễn, nhóm tác giả đã đưa ra các định hướng chiến lược để cụm liên kết công nghiệp có thể trở thành một nội dung của chính sách công nghiệp quốc gia và địa phương. Các tác giả đã xác định mục tiêu quản lý cụm liên kết công nghiệp ở Việt Nam trong những năm tới là: (i) Hỗ trợ doanh nghiệp trong tạo dựng liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh, thiết lập mạng lưới sản xuất và xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm; (ii) Dựa căn bản trên các vùng tập trung công nghiệp và các địa điểm tích tụ công nghiệp hiện có; (iii) Tập trung vào lĩnh vực sản xuất phụ trợ trong một số ngành: cơ khí, nhuộm, dệt may và một số lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao (gỗ, mây tre, gốm,…).

[3] Nguyễn Ngọc Dũng (2010), Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội , Luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã luận giải cơ sở lý luận và làm rõ thực trạng phát triển khu công nghiệp đồng bộ



trên địa bàn Hà Nội và đóng góp của nó tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Trên cơ sở đó luận án đã đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp quản lý, phát triển các KCN trên địa bàn Hà Nội. Đóng góp của luận án đã làm rõ sự cần thiết, yêu cầu, nội dung của phát triển khu công nghiệp đồng bộ, đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá sự đồng bộ, chỉ rõ khả năng phát triển đồng bộ khu công nghiệp của Hà Nội. Luận án đã tập trung vào nghiên cứu sự đồng bộ giữa đầu tư, hiệu quả thu hút đầu tư với hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp. Trên cơ sở các kiến nghị về những quan điểm, giải pháp quản lý phát triển khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội, tác giả đã đề xuất mô hình thí điểm áp dụng một KCN đồng bộ.

[4] Đỗ Thị Đông (2010), Tổ chức lại cụm công nghiệp dệt may nhằm tăng khả năng của ngành may xuất khẩu Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 154 (4/2010). Bài báo nghiên cứu một mô hình KCN cụ thể của Việt Nam, đó là KCN dệt may. Tác giả đã giới thiệu các khái niệm khác nhau về KCN và chỉ rõ lợi ích của tổ chức sản xuất theo lãnh thổ. Theo tác giả, KCN của Việt Nam mang lại 4 lợi ích cơ bản: (i) Các doanh nghiệp trong KCN có cơ hội để tăng năng suất thông qua việc tận dụng lợi thế bố trí gần nhau về mặt địa lý; (ii) Việc bố trí gần nhau về mặt địa lý của nhiều doanh nghiệp trong cùng một ngành hay một lĩnh vực khuyến khích sự sáng tạo và cải tiến; (iii) Việc tham gia vào KCN tạo ra sự nhận biết của cộng đồng đối với một tập hợp các doanh nghiệp trong KCN; (iv) Việc tham gia vào KCN làm cho các doanh nghiệp nhận được hỗ trợ của Chính phủ.

[5] Lê Thị Thu Hương (2015), Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển các khu công nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, Đề tài cấp Bộ do Ban Kinh tế Trung Ương chủ trì. Đề tài đã xây dựng khung lý thuyết về các chính sách thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, đề tài đã đánh giá thực trạng các cơ chế, chính sách phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam trong những năm vừa qua, chỉ ra những thành tựu, những hạn chế, bất cập từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện chúng trong điều kiện đất nước hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế. Ngoài ra, tôi đã nghiên cứu thêm một số công trình khác của các tác giả trong và ngoài nước về



công tác quản lý CCN.

[6] Lê Thế Giới (2009), Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bài viết đã bàn về các luận điểm cơ bản của lý thuyết cụm công nghiệp và lý thuyết hệ sinh thái ở cấp độ quốc gia, vùng và địa phương. Tác giả cho rằng chính sách CCN có quan hệ với chính sách phát triển vùng do chính sách CCN tập trung sự hỗ trợ vào mạng lưới hơn là vào các doanh nghiệp riêng lẻ.

[7] Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân, Vũ Thành Hưởng, Vũ Cương (2007), Vấn đề phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí KCN Việt Nam số 3/2007. Nghiên cứu đi vào phân tích tác động của các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước các KCN trong cả nước đến sự phát triển của các KCN. Thông qua các nghiên cứu về những tồn tại trong cơ chế, chính sách quản lý trong thực tiễn áp dụng ở các địa phương như: tình trạng mở ồ ạt quá nhiều KCN tại những địa bàn chưa được chuẩn bị kỹ, vấn đề cạnh tranh không lành mạnh về thu hút đầu tư giữa các địa phương; vấn đề ô nhiễm môi trường không được quản lý tại các KCN… . Các tác giả đề xuất các khuyến nghị về thay đổi chính sách nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững các KCN.

[8] Nguyễn Ngọc Sơn (2015), Nghiên cứu phát triển cụm ngành công nghiệp: Từ lý luận đến thực tiễn ở các nước trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam số 1/2015. Nghiên cứu đi sâu vào khái niệm, quá trình hình thành, phát triển, các mô hình cụm ngành công nghiệp. Kinh nghiệm phát triển cụm ngành công nghiệp trên thế giới, từ đó đưa ra gợi ý về phát triển cụm ngành công nghiệp cho Việt Nam

[9] Nguyễn Thị Xuân Thúy, Trương Thị Nam Thắng (2010), Hiệu ứng Canon và gợi ý chính sách phát triển Cụm công nghiệp tại Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Thủ đô Hà Nội”. Bài viết đã tập hợp một số khái niệm, các chính sách phát triển cụm công nghiệp khác nhau để đề xuất gợi ý chính sách phát triển cụm công nghiệp phù hợp với bối cảnh của thành phố Hà Nội.



[10] Gibbs & P.Deutz (2005), Implementing industrial ecology Planning for eco – industrial parks in the USA. Các tác giả cho rằng mặc dù nhận được sự đồng thuận rộng rãi của vấn đề phát triển bền vững trong các diễn đàn quốc tế nhưng trên thực tế, việc đạt mục tiêu về kịch bản “win – win – win” về các mặt phát triển kinh tế, môi trường và xã hội vẫn là một vấn đề nan giải. Những người ủng hộ phát triển về công nghiệp sinh thái cho rằng việc dịch chuyển trong chuỗi sản xuất công nghiệp từ một đường thẳng đến hệ thống khép kín sẽ giúp đạt được mục tiêu trên. Những năm gần đây, các khái niệm vạch ra từ công nghiệp sinh thái đã được sử dụng để xây dựng, quản lý nhà nước các KCN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm rác thải và ô nhiễm, tạo việc làm và cải thiện điều kiện làm việc. Tác giả nhấn mạnh vào vấn đề nan giải nảy sinh trong công tác QLNN các KCN ở Mỹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước các KCN dưới góc độ kinh tế và môi trường mà chưa xem xét đến các vấn đề xã hội một cách thoả đáng.

[11] Susan M.Walcott (2003), Chinese Science and Technology Industrial Parks. Việc quy hoạch các KCN tập trung qua đó thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng KCN và áp dụng các cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư hoạt động trong KCN sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất công nghiệp địa phương và tăng khả năng QLNN đối với các hoạt động sản xuất trong KCN. Bên cạnh đó, phát triển KCN sẽ giúp thúc đẩy hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất. Tác giả đã xem xét vai trò các KCN Trung Quốc trong việc thu hút các công nghệ hiện đại để sản xuất các hàng hóa có chất lượng đưa ra thị trường trong nước và quốc tế. Tác phẩm này đưa ra các lập luận dựa trên các lý thuyết về liên kết KCN trong bối cảnh của nước này với các khác biển ở các địa phương khác nhau, từ Tây An ở phía Tây tới Bắc Kinh ở phía Bắc, Tô Châu – Thượng Hải ở duyên hải và Thâm Quyến – Quảng Đông ở Đông Nam.

Mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về nội dung chính sách phát triển, quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về chính sách phát triển cụm công nghiệp

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 11/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí