Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận. Nội Dung Chính Của Chương Là Trình Bày Các Kết Quả Nghiên Cứu Nhằm Giải Quyết Hai Mục Tiêu Nghiên Cứu Đặt Ra.


lớn nhất trong kế hoạch vốn ĐTC giai đoạn 2010-2020. Tuy nhiên thực tế cho thấy hiệu quả từ nguồn vốn ĐTC đem lại từ hai ngành này chưa tương xứng.

Thứ hai, việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, giao kế hoạch vốn trung hạn còn chậm, do phải đảm bảo theo khả năng cân đối nguồn vốn, ảnh hưởng tiến độ thực hiện, công tác giải ngân và hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Việc thực hiện theo Nghị quyết Số 39-NQ/TW Quốc hội “Khai thác tối đa, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư” tại Tiền Giang chưa thực sự thành công. Cơ chế thu hút vốn đầu tư chưa đồng bộ, chưa rõ ràng, một số dự án PPP trong lĩnh vực Giao thông phải chuyển sang đầu tư bằng nguồn NSNN, làm tăng áp lực đối với việc cân đối ngân sách.

Thứ ba, việc chấp hành các quy định pháp luật về ĐTC tại Tiền Giang trong một số trường hợp chưa nghiêm, chưa thực hiện đầy đủ các quy định về thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, bố trí vốn. Chất lượng cán bộ tại một số đơn vị còn hạn chế nên việc chuẩn bị dự án chưa tốt, vẫn còn tình trạng mang tính hình thức để có điều kiện ghi vốn; phê duyệt quyết định, chủ trương đầu tư không phù hợp với thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; chất lượng dự toán thấp, khả năng thực hiện không bảo đảm.

Thứ tư, xét ở góc độ vĩ mô, đầu tư đóng hai vai trò trong nền kinh tế. (i) Đây là một thành phần lớn và dễ biến động nhất của chi tiêu, những thay đổi mạnh mẽ trong đầu tư có thể có tác động lớn đến tổng cầu. Điều này lần lượt ảnh hưởng đến đầu ra và việc làm; (ii) Đầu tư dẫn đến tích lũy vốn. Việc đầu tư vào các thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ làm tăng sản lượng tiềm năng của quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Do đó, đầu tư đóng một vai trò kép, ảnh hưởng đến sản lượng trong ngắn hạn thông qua tác động của nó đến tổng cầu và ảnh hưởng đến tăng trưởng trong dài hạn, thông qua việc hình thành vốn thể hiện ở sản lượng tiềm năng và tổng cung.

Tuy nhiên, bản chất của các nguyên nhân này là yếu tố con người trong công tác quản lý các nguồn vốn ĐTC và trong quá trình vận hành, đưa vào sử dụng các tài sản được hình thành từ nguồn vốn này.

Do đó, việc nghiên cứu một cách cụ thể về hiệu quả quản lý ĐTC có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực vốn của toàn xã hội đối với các công


trình được hình thành từ nguồn vốn ĐTC như giao thông, giáo dục, phát triển kinh tế… Hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy việc quản lý có hiệu quả ĐTC có tác động tốt đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Có thể thấy phần lớn các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của ĐTC đã tập trung vào đóng góp dài hạn của ĐTC vào mức độ hoặc tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập hoặc năng suất. Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực, đặc biệt trong trường hợp đầu tư cơ sở hạ tầng (Keefer và Knack (2007); Flyvbjerg (2003); Collier và Venables (2008); Henisz và Zelner (2006)). Guasch và ctg (2007) cho thấy bộ máy quản lý yếu làm tăng khả năng can thiệp chính trị gây thiệt hại cho việc thực hiện lợi nhuận trung hạn. Vấn đề này xảy ra nghiêm trọng hơn ở các nước có thu nhập thấp (Guasch và ctg, 2007). Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại với lập luận bản chất tạo ra tài sản từ đầu tư và sự đánh đổi giữa các bên liên quan, điều này gây ra các tác động tiêu cực đối với tăng trưởng (Collier, 2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu này lưu ý rằng các khoản ĐTC có khả năng thể hiện năng suất biên cao hơn nếu chính phủ có thể chọn các dự án lợi nhuận cao, nhờ đó cắt giảm các dự án lãng phí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực quy mô cho chi tiêu đầu tư.

Tại Việt Nam có một số nghiên cứu định tính về ĐTC và hiệu quả của ĐTC. Tuy nhiên, nghiên cứu định lượng về tác động của ĐTC đối với tăng trưởng kinh tế rất hạn chế, có thể kể đến như nghiên cứu của Tô Trung Thành (2011), Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014). Gần đây nhất có Nguyễn Kim Phước (2017), nghiên cứu về các yếu tố chính tác động đến GDP và FDI của Việt Nam và vùng ĐBSCL và mối quan hệ giữa hai yếu tố này, đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành ĐBSCL qua phân tích năng suất tổng hợp (TFP) theo hàm sản xuất của (Solow, 1956). Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Vốn và Lao động là hai yếu tố chính luôn có tác động tích cực đến GDP và FDI; (ii) Đặc điểm kinh tế vùng có tác động đến GDP và FDI; (iii) Mối quan hệ giữa GDP và FDI ở vùng ĐBSCL là quan hệ một chiều; (iv) GDP và FDI năm trước có tác động tích cực đến GDP và FDI năm sau; (v) Chất lượng tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL chưa cao, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng là lao động và vốn đầu tư trong nước, vốn FDI đóng góp không nhiều vào tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa thực hiện ở phạm vi cấp tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.


Có thể nói hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam đều sử dụng số liệu quốc gia hoặc nhóm tỉnh, thành; chưa nghiên cứu chuyên sâu về ĐTC tại một tỉnh, thành cụ thể; chưa nghiên cứu quy trình quản lý các dự án ĐTC tại Việt Nam, chưa nghiên cứu quan hệ tác động của vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang cả trong dài hạn và ngắn hạn.

Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang 1669815612 - 3

Bối cảnh nghiên cứu tại Tiền Giang cho thấy cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ và kịp thời để nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại Tỉnh, trong tình hình thực tiễn nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Để phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra về phát triển KTXH tỉnh Tiền Giang trong các giai đoạn tiếp theo thì việc nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài: “Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Nghiên cứu quy trình quản lý ĐTC và hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu tổng quát, nghiên cứu đề ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:

(i) Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nhân tố trong quy trình quản lý ĐTC đến hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang.

(ii) Đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý ĐTC với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tiền Giang, cụ thể là nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa vốn ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang cả trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.

(iii) Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang, đặc biệt trong công tác phân bổ vốn NSNN trong ngành Nông nghiệp, Giao thông và CNTT&TT.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ những mục tiêu nghiên cứu đặt ra ở trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi sau:

Một là, những nhân tố nào trong quy trình quản lý ĐTC ảnh hưởng đến công tác quản lý ĐTC tại Tiền Giang? Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này ra sao?


Hai là, mối quan hệ nhân quả giữa vốn ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang như thế nào?

Ba là, những giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện hiệu quả quản lý ĐTC, đặc biệt trong ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT tại tỉnh Tiền Giang?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối với mục tiêu nghiên cứu 1: Các nhân tố trong quy trình quản lý ĐTC tại Tiền Giang được tác giả tiếp cận theo nghiên cứu của Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012) để hình thành tám bước đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC trong quy trình quản lý ĐTC gồm: (1) Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu; (2) Thẩm định dự án chính thức; (3) Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án; (4) Lựa chọn và lập ngân sách dự án; (5) Triển khai dự án; (6) Điều chỉnh dự án; (7) Vận hành dự án; (8) Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án.

Đối với mục tiêu nghiên cứu 2: Tăng trưởng kinh tế (GDRP) và vốn ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT

Phạm vi nghiên cứu: Tại tỉnh Tiền Giang

Đối tượng khảo sát: Các nhà quản lý, các chuyên viên đã và đang công tác và quản lý các dự án ĐTC tại Tỉnh Tiền Giang.

Thời gian khảo sát: từ tháng 9/2019 đến tháng 02/2020.

Số liệu: được thu thập từ Cục Thống kê Tiền Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang, Tổng Cục thống kê Việt Nam.

Thời gian thu thập số liệu: từ 1998-2018.

Việc tác giả lựa chọn ba nguồn vốn ĐTC dành cho ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT để nghiên cứu mối quan hệ tương tác qua lại với tăng trưởng kinh tế Tiền Giang bởi vì: ngành Nông nghiệp, Giao thông là hai ngành có số vốn ĐTC phân bổ lớn nhất. Ngoài ra, Nông nghiệp là ngành được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang tham mưu cho UBND tỉnh là ngành quan trọng nhất trong phân bổ kế hoạch vốn ĐTC giai đoạn 1998-2020; Giao thông và CNTT&TT là hai ngành được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang tham mưu cho UBND tỉnh là hai ngành quan trọng trong phân bổ kế hoạch vốn ĐTC trong giai đoạn 2010-2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đối với mục tiêu nghiên cứu 1:


Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính sử dụng bảng câu hỏi về những yếu tố trong quy trình quản lý ĐTC tại Tiền Giang; tiến hành phát phiếu khảo sát, phỏng vấn, sau đó tổng hợp và phân tích số liệu. Nghiên cứu sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS 20.0 để tổng hợp dữ liệu từ phiếu khảo sát, làm sạch dữ liệu, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy bội, tiến hành các kiểm định của mô hình. Tiến hành phân tích các yếu tố, xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang.

Đối với mục tiêu nghiên cứu 2:

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích quan hệ nhân quả (Granger) được kế thừa từ các nghiên cứu tương tự của Jibir và Abdu (2017), Gingo và Demireli (2018), Bakari (2018), Bakari, Fakraoui và Tiba (2019) nhằm kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa ĐTC trong lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang trong ngắn hạn và trong dài hạn thông qua phần mềm xử lý số liệu Eview 8.1.

Mô hình VAR là một hệ phương trình đồng thời, trong đó, các biến đều là biến nội sinh với ưu điểm là không cần xác định đâu là biến nội sinh hay ngoại sinh và là mô hình động của một số biến thời gian. Tác giả sử dụng mô hình VAR với phương pháp phân tích quan hệ nhân quả Granger được kế thừa từ các nghiên cứu tương tự của Jibir và Abdu (2017), Gingo và Demireli (2018), Bakari (2018), Fakraoui và Tiba (2019).

6. Đóng góp của đề tài Về học thuật:

Nghiên cứu đã hệ thống hóa các lý thuyết về ĐTC, các quan điểm khoa học về ĐTC, các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế. Điểm mới của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đây là việc kế thừa và mở rộng hơn nghiên cứu lý luận hoạt động quản lý ĐTC tại một địa phương theo quy trình quản lý ĐTC, trong giai đoạn phân cấp mạnh mẽ về quản lý ĐTC cho địa phương và quản lý ĐTC theo kết quả thực hiện nhiệm vụ (kết quả đầu ra) và bền vững tài khóa. Ngoài ra, khác với nhiều nghiên cứu trước, sử dụng các mô hình lý thuyết về tăng trưởng kinh tế để phân tích mối quan hệ nhân quả giữa vốn ĐTC của ngành Nông nghiệp, Giao thông và CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.


Tuy nhiên, nghiên cứu này có phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, đó là cấp tỉnh, trong khi đó, các nghiên cứu trước hầu như không đi sâu vào phạm vi cấp tỉnh bởi sự khó khăn trong khâu thu thập và tiếp cận số liệu. Hơn nữa, đề tài còn đánh giá chi tiết hơn mối quan hệ nhân quả của ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông và CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang. Đây là sự khác biệt của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước. Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nhà nghiên cứu, những người có quan tâm đến lĩnh vực ĐTC, nhất là lĩnh vực ĐTC trong lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT ở cấp đơn vị tỉnh, thành, đặc biệt ở khu vực Tây Nam Bộ.

Về thực tiễn:

Theo lược khảo các nghiên cứu trước đây, chưa có nghiên cứu nào tại tỉnh Tiền Giang nghiên cứu về quản lý ĐTC theo hướng tiếp cận quy trình quản lý ĐTC. Việc nghiên cứu ở cấp tỉnh các yếu tố trong quy trình quản lý ĐTC tại Tiền Giang và định lượng sự tác động của các yếu tố này, góp phần giúp UBND các cấp, các cơ quan quản lý vốn ĐTC tại Tiền Giang có những chính sách hợp lý trong việc hoạch định, quản lý quy trình ĐTC tại tỉnh nhà mang lại hiệu quả hơn, góp phần giúp kinh tế Tiền Giang phát triển nhanh và bền vững cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Ngoài ra, luận án cũng làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa vốn ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông và CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang theo phương pháp định lượng. Việc xác định được tác động của vốn ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông và CNTT&TT đến GDRP của Tiền Giang sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về sự ảnh hưởng của nguồn vốn ĐTC vào từng ngành để đề xuất các giải pháp phù hợp trong quản lý ĐTC trong các lĩnh vực này.

Nghiên cứu cũng đưa ra những đề xuất và khuyến nghị đến các nhà quản lý, cơ quan chuyên trách quản lý vốn ĐTC dựa trên kết quả đạt được nhằm cải thiện hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang, đem lại hiệu quả KTXH cao hơn khi sử dụng NSNN.

7. Quy trình nghiên cứu

8


CHỦ ĐỀ: QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG


Mục tiêu 1: Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nhân tố trong quy trình quản lý ĐTC đến hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang.

Mục tiêu 2: Đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý ĐTC với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tiền Giang, cụ thể là nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa vốn ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.


Tổng quan các lý thuyết liên quan, Lược khảo các nghiên cứu liên quan



Khoảng trống nghiên cứu



Đề xuất mô hình nghiên cứu/ Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu


Sử dụng phương pháp chuyên gia, bảng câu hỏi về những yếu tố liên quan đến công tác quản lý ĐTC tại Tiền Giang; phần mềm SPSS 20.0 để tổng hợp và tiến hành phân tích, xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang.

Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger (Eview 8.1) giữa vốn ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT và tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Tiền Giang.


Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả



Kết luận và đưa ra các khuyến nghị

Hình 1.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu


8. Kết cấu nghiên cứu

Ngoài phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm năm chương:

Chương 1: Tổng quan. Trong chương này tác giả trình bày tính cấp thiết của đề tài, tổng quan về đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp và quy trình nghiên cứu cũng như những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan. Trong chương này tác giả tập trung trình bày các lý thuyết liên quan đến ĐTC và quản lý ĐTC, các phương pháp quản lý ĐTC, tăng trưởng kinh tế cũng như trình bày các yếu tố tác động đến ĐTC. Trong chương 2 tác giả cũng lược khảo các nghiên cứu liên quan và sự khác biệt của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước.

Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu. Nội dung chương này trình bày phương pháp nghiên cứu đối với từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Đối với mục tiêu nghiên cứu 1: dùng bảng câu hỏi về những yếu tố liên quan đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để tổng hợp và tiến hành phân tích các nhân tố, xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ĐTC tại Tiền Giang. Dựa trên kết quả phân tích có được, từ đó đề xuất những ý kiến và kiến nghị. Đối với mục tiêu nghiên cứu 2: Nghiên cứu sử dụng kiểm định nhân quả Granger và phân rã phương sai nhằm nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa vốn ĐTC trong lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT và tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang cả trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Nội dung chính của chương là trình bày các kết quả nghiên cứu nhằm giải quyết hai mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Đồng thời tiến hành thảo luận kết quả với các nghiên cứu trước.

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Nội dung chương 5 trình bày ba phần chính gồm: (i) Kết luận, trình bày khái quát các kết luận theo mục tiêu nghiên cứu;

(ii) Các giải pháp và khuyến nghị; (iii) Trình bày các hạn chế và khuyến nghị liên quan đến đề tài nghiên cứu, cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.

Phần cuối là tài liệu tham khảo và phụ lục.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí