Quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 24


Phụ lục 1:

Thực trạng giám sát tài chính tại Việt Nam và đề xuất giải pháp xây dựng mô hình giám sát tài chính hợp nhất.[16], [20]

Thị trường tài chính Việt Nam đã có những biến động lớn và nhiều rủi ro hiện nay. Nguyên nhân trực tiếp và quan trọng của thực trạng bất ổn tài chính hiện nay là chưa có sự giám sát an toàn vĩ mô toàn hệ thống tài chính một cách đầy đủ. Cụ thể:

- Phương thức giám sát còn bất cập, thiên về giám sát tuân thủ mà chưa chú trọng đúng mức giám sát trên cơ sở rủi ro. Bên cạnh đó, quyền hạn của các cơ quan giám sát còn hạn chế, nhất là thẩm quyền tiếp cận thông tin và chế tài xử lý vi phạm và giám sát an toàn.

- Quy trình giám sát của NHNN chưa tạo được sự phối hợp tốt giữa công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.

- Nội dung giám sát của NHNN chưa toàn diện, chưa đề cập đến hoạt động quản trị rủi ro trong nội bộ các ngân hàng cũng như việc đánh giá chiến lược quản trị rủi ro của các ngân hàng.

- Chức năng giám sát thị trường tài chính được phân nhiệm cho nhiều cơ quan khác nhau, nhưng cơ chế phối hợp lại thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Trong đó, NHNN giám sát các hoạt động tiền tệ - ngân hàng; Cục quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) giám sát thị trường bảo hiểm, UBCKNN giám sát TTCK.

- Hiện Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan giám sát tài chính vĩ mô có đủ thẩm quyền để cảnh báo, ngăn ngừa và xử lý hữu hiệu các loại rủi ro của hệ thống tài chính quốc gia.

- Chủ yếu tập trung vào công tác giám sát an toàn vi mô trên cơ sở thiên về giám sát tuân thủ hơn là giám sát dựa trên rủi ro.

- Việc thanh tra, giám sát thị trường tài chính được thực hiện theo phương thức các cơ quan quản lý đưa ra quy định gì thì yêu cầu các định chế thực hiện đúng như vậy. Tuy nhiên, Quy định này có khi quá ngặt nghèo hoặc lỏng lẻo, việc chấp


hành có thể khiến tình hình tài chính xấu hơn. Thậm chí, những rủi ro khác có thể xuất phát ngay từ nội tại các tổ chức, định chế tài chính hay từ nền kinh tế. Những điều này hiện vẫn chưa được xem xét trong cách quản lý, giám sát tài chính

- Tiềm ẩn các rủi ro chéo giữa khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các rủi ro mang tính hệ thống từ sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như từ các cú sốc bên ngoài.

Như vậy, những yếu kém trong giám sát tài chính là một nguyên nhân chính dẫn đến những bất ổn tài chính và khủng hoảng tài chính ở các nước thuộc mọi trình độ phát triển khác nhau trong hai thập niên gần đây. Tại Việt Nam, trong thời gian tới, tái cơ cấu hệ thống giám sát thị trường tài chính là một lĩnh vực quan trọng quyết định thành bại của công cuộc tái cơ cấu kinh tế, trong đó có tái cơ cấu hệ thống tài chính và doanh nghiệp nhà nước. Trong ngắn và trung hạn, cùng với việc cải tổ hệ thống kế toán

- kiểm toán, trọng tâm của tái cơ cấu hệ thống giám sát nên đặt vào hoàn thiện giám sát tuân thủ (các chuẩn mực CAMEL/Basel), chuyển dần sang giám sát rủi ro, giám sát an toàn tài chính vĩ mô (các mô hình định lượng như Mô hình cảnh báo sớm (EWS), Stress Test (ST),…), và xây dựng các quy chuẩn về giám sát tập đoàn tài chính.

Do đó, lộ trình xây dựng mô hình giám sát tài chính quốc gia do tác giả Tô Ngọc Hưng[20] xây dựng cần kéo dài năm thực hiện, trước mắt, lộ trình xây dựng mô hình này cần tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về giám sát tài chính. Theo đó Luật thanh tra giám sát hợp nhất thị trường tài chính cần chỉ ra một cách rõ ràng, chuẩn xác nhiệm vụ, mục tiêu, quyền lực và phạm vi trách nhiệm của cơ quan giám sát hợp nhất.

Thứ hai, cần đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán, thống kê tập trung trong kho dữ liệu với các chế độ khai thác theo thẩm quyền khác nhau.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện chức năng của các cơ quan giám sát chuyên ngành. Đối với Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nên tập trung vào 3 chức năng chính (1) Giám sát an toàn vĩ mô; (2) Đầu mối xây dựng mô hình thông tin tập trung giám sát thị trường tài chính; (3) Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở nền tảng cho mô hình


quản lý Nhà nước đối với hoạt động giám sát tài chính. Theo đó, đặc biệt chú trọng phát triển hoạt động giám sát an toàn vĩ mô của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.

Đối với cơ quan thanh tra giám sát của NHNN, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt giai đoạn này là phải kiện toàn, củng cố năng lực thanh tra, giám sát của Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng trực thuộc NHNN- trở thành bộ phận nòng cốt cho quá trình hợp nhất sau này.

Đánh giá vĩ mô TTTC

Thứ tư, hoàn thiện mô hình khung giám sát và đánh giá thị trường tài chính.


GIÁM SÁT CHUNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Đánh giá các chỉ tiêu lành



Ảnh


Ảnh


Tác


Cảnh


Khu


Cấu


Các


Cảnh

hưởng


hưởng


động


báo


vực


trúc


chỉ


báo

của


của


của


sớm


doanh


và sự


tiêu


rủi

kinh


các


các


nguy


nghiệ


phát


lành


ro và

tế và


chỉ


chính



p phi


triển


mạnh


khuyế

TTTC


tiêu


sách


khủng


tài


của


tài


n

quốc


kinh


tài


hoảng


chính


TTTC


chính


nghị

tế


tế vĩ mô

trong


khóa,

tiền tệ


trên thị

trườn






trên các

khu


chính sách



nước




g tài






vực



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 24

Nguồn: Tô Ngọc Hưng,2010, ‘Lộ trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính Việt Nam tới năm 2020’.

Thứ năm, xây dựng và thực thi chiến lược phát triển nguồn lực chất lượng cao cho cơ quan giám sát tài chính. Việc này triển khai theo quy trình nhất định như:

- Dự báo nhu cầu nhân lực (số lượng và tiêu chí cụ thể);

- Đánh giá nhu cầu đào tạo làm cơ sở xây dựng các chương trình đào tạo;

- Tổ chức lựa chọn, tuyển dụng cán bộ tham gia các chương trình đào tạo và bồi

dưỡng;


- Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng đào tạo;

- Hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;

- Đảm bảo chất lượng nhân lực, trình độ, khả năng làm việc, kiến thức

chuyên môn, kinh nghiệm công tác và đạo đức nghề nghiệp.


Phụ lục 2:

Hệ số rủi ro cho tài sản “Có” nội bảng


Nhóm tài sản

Hệ số

rủi ro

- Tiền mặt, vàng, tiền gửi bằng VNĐ tại ngân hàng chính sách xã hội theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP;

- Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Các khoản phải đòi đối với Chính phủ Trung ương, Ngân hàng Trương ương các nước thuộc khối OECD;

- Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam được bảo đảm, chiết khấu, tái chiết khấu bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành;

- Các khoản phải đòi được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành;

- Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng chứng khoán của Chính phủ Trung

ương các nước thuộc khối OECD hoặc được bảo lãnh bởi Chính phủ Trung

ương các nước thuộc khối OECD.


0%

- Các khoản phải đòi đối với tổ chức tín dụng khác ở trong nước và nước ngoài, đối với từng loại đồng tiền.

- Các khoản phải đòi đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác thành lập tại Việt Nam phát hành.

- Các khoản phải đòi đối với tổ chức tài chính nhà nước; các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính nhà nước phát hành.

- Kim loại quý (trừ vàng), đá quý.

- Tiền mặt đang trong quá trình thu.

- Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng IBRD, IADB, ADB, AfDB, EIB,


20%


Nhóm tài sản

Hệ số

rủi ro

EBRD và Các khoản phải đòi được các được các ngân hàng này bảo lãnh hoặc

được bảo đảm bằng chứng khoán do các ngân hàng này phát hành.

- Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc khối OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh.

- Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ngoài các nước thuộc khối OECD, có thời hạn còn lại dưới 1 năm và các khoản phải đòi có

thời hạn còn lại dưới 1 năm được các ngân hàng này bảo lãnh.


- Các khoản đầu tư cho dự án theo hợp đồng, quy định tại Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính.

- Các khoản phải đòi có bảo đảm bằng Bất động sản của bên vay.


50%

- Các khoản cấp vốn điều lệ cho các công ty trực thuộc không phải là tổ chức tín dụng, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập.

- Các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác.

- Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước không thuộc khối OECD, có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên.

- Các khoản phải đòi đối với chính quyền Trung ương của các nước không thuộc khối OECD, trừ trường hợp cho vay bằng đồng bản tệ và nguồn cho vay cũng bằng đồng bản tệ của các nước đó.

- Bất động sản, máy móc, thiết bị và tài sản cố định khác.


100%

182

Nguồn: Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN [23]

Hệ số chuyển đổi của tài sản ngoại bảng


Nhóm tài sản

Hệ số

chuyển đổi

- Thư tín dụng có thể hủy ngang.

- Các cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác, có thời hạn ban đầu dưới 1 năm.


0%

Các cam kết liên quan đến thương mại, gồm:

- Thư tín dụng không hủy ngang.

- Chấp nhận thanh toán hối phiếu thương mại ngắn hạn, có bảo đảm bằng hàng hóa.

- Bảo lãnh giao hàng.

- Các cam kết khác liên quan đến thương mại


20%

Các cam kết không thể hủy ngang đối với trách nhiệm trả thay của tổ chức tín dụng, gồm:

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

- Bảo lãnh dự thầu.

- Bảo lãnh khác.

- Thư tín dụng dự phòng

- Các cam kết khác có thời hạn ban đầu từ 1 năm trở lên


50%

Các cam kết không thể hủy ngang, thay thế hình thức cấp tín dụng trực tiếp, nhưng có mức độ rủi ro như cấp tín dụng trực tiếp, gồm:

- Bảo lãnh vay.

- Bảo lãnh thanh toán.

- Các khoản xác nhận thư tín dụng; Thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, phát hành chứng khoán; Các khoản chấp nhận thanh toán bao gồm các khoản chấp nhận thanh toán dưới hình thức

ký hậu.


100%

Nguồn: Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN [23]

Hệ thống việc tuân thủ 29 nguyên tác giám sát ngân hàng tại Việt Nam


Nguyên tắc


Nội dung

Đã đáp

ứng

Đang triển

khai

Chưa

đáp ứng

I

Quyền hạn, trách nhiệm và chức năng của cơ

quan giám sát




1

Trách nhiệm, mục tiêu và quyền hạn


x


2

Độc lập, trách nhiệm, nguồn lực và bảo vệ pháp

lý cho giám sát viên


x


3

Hợp tác và cộng tác



x

4

Các hoạt động được phép


x


5

Các tiêu chí cấp phép

x



6

Chuyển đổi quyền sở hữu

x



7

Các hoạt động mua lại

x



8

Cách tiếp cận giám sát



x

9

Các công cụ và kỹ thuật giám sát


x


10

Báo cáo giám sát


x


11

Quyền hạn khắc phục và xử phạt của cơ quan

giám sát



x

12

Hợp nhất giám sát



x

13

Mối quan hệ giám sát trong và ngoài nước



x

II

Quy định đảm bảo an toàn




14

Quản trị doanh nghiệp


x


15

Quy trình quản lý rủi ro


x


16

An toàn vốn

x



17

Rủi ro tín dụng


x




18

Các tài sản có vấn đề, dự trữ và dự phòng


x


19

Giới hạn tín dụng với khách hàng lớn

x



20

Nguy cơ rủi ro với các bên liên quan


x


21

Rủi ro chuyển đổi và rủi ro chính trị



x

22

Rủi ro thị trường



x

23

Rủi ro lãi suất trong ghi sổ của ngân hàng



x

24

Rủi ro thanh khoản


x


25

Rủi ro hoạt động



x

26

Kiểm toán và kiểm soát nội bộ


x


27

Báo cáo tài chính và kiểm toán bên ngoài


x


28

Công khai và minh bạch


x


29

Phòng tránh rủi ro trong dịch vụ tài chính

x



Nguồn: Nguyễn Đức Trung, LATS: “Đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế” và sự tổng hợp của tác giả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023