KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh cũng như phát triển kinh tế, vốn là nguồn đầu vào không thể thiếu, đặc biệt đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, đi vay để cho vay. Trong các nguồn vốn của NHTM, vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng không chỉ đối với chính bản thân các NHTM mà còn rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển lành mạnh chung của toàn hệ thống. Chính vì vậy, NHTW với vai trò ngân hàng của các NHTM phải quản lý và giám sát có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu của các NHTM. Sau khi nghiên cứu “Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với vốn chủ sở hữu các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam”, với những phân tích, đánh giá trên cơ sở số liệu chính xác, cập nhật, luận án đi đến một số kết luận chủ yếu sau:
1. Vốn chủ sở hữu của NHTM là giá trị của NHTM được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu thuộc sở hữu của ngân hàng trên bảng cân đối kế toán chính là phần chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ. Vốn chủ sở hữu là một trong những chỉ tiêu phản ánh sức mạnh tài chính của ngân hàng, đồng thời là cam kết đảm bảo của NHTM với xã hội. Do đó, việc quản lý vốn chủ sở hữu của hệ thống NHTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng NHTW nhằm đảm bảo tính an toàn của toàn hệ thống NHTM cũng như toàn bộ nền kinh tế. Theo Ủy ban Basel và giám sát ngân hàng, vốn chủ sở hữu bao gồm 2 cấu phần chính: vốn cấp 1 và vốn cấp 2, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu là 8%. Để đảm bảo được tỷ lệ này, NHTW phải xây dựng các nguyên tắc, các công cụ giám sát và thực hiện việc quản lý, giám sát một cách hiệu quả để đảm bảo các NHTM phải đáp ứng đầy đủ tỷ lệ an toàn vốn.
2. Nghiên cứu kinh nghiệm của các NHTW Mỹ, Trung Quốc và Singapore, những nước có hệ thống ngân hàng phát triển hay đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam cho thấy để nâng cao hiệu quả quản lý vốn chủ sở hữu của các NHTM, NHTW cần hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng quốc gia với cơ quan giám sát ngân hàng quốc gia chịu trách nhiệm chính, đồng thời đảm bảo mức độ sẵn sàng về khuôn khổ pháp lý, chuẩn mực kế toán, hệ thống hướng dẫn triển khai các
phương pháp đo lường hiện đại như IRB, IRB nâng cao, AMA,… Bên cạnh đó, NHTW cần xây dựng một lộ trình áp dụng Basel 2 phù hợp với năng lực, đặc thù của các NHTM cũng như nền kinh tế. Trong quá trình triển khai, NHTW cần có sự chuẩn bị các điều kiện cần và đủ. Chất lượng của giai đoạn chuẩn bị đối với các ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu tư về công nghệ thông tin, hệ thống quản trị và thời gian triển khai Basel 2. NHTW cần đẩy mạnh sự liên kết và hợp tác giữa các ngân hàng thương mại để giảm thiểu chi phí.
3. Trong thời gian qua, hệ thống NHTM đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Để có được thành công này, NHNN Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, mô hình và phương pháp quản lý, trong đó có nội dung về quản lý vốn chủ sở hữu của NHTM. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam theo các nguyên tắc Basel 2 và các chỉ tiêu an toàn vốn (CAR), luận án đã làm rõ những thành công chính trong quản lý vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn chủ sở hữu ngân hàng thương mại gia tăng, hệ số an toàn vốn (CAR) tăng và đảm bảo chuẩn mực và quy định các bộ phận cấu thành vốn, khoản mục giảm trừ cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra một số hạn chế xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó là: chưa kiểm soát chặt chẽ tình trạng tăng vốn ảo của một số ngân hàng thương mại, cơ chế quản lý vốn chủ sở hữu của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại còn bất cập, chậm áp dụng tiêu chuẩn Basel 2, thanh tra, giám sát tình hình đảm bảo an toàn vốn của các ngân hàng thương mại còn nhiều hạn chế.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Các Công Cụ Pháp Lý Theo Thông Lệ Quốc Tế
- Tăng Cường Các Biện Pháp Quản Lý Hành Chính
- Giải Pháp Đối Với Ngân Hàng Thương Mại
- Quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 24
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
4. Trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam, trên cơ sở định hướng áp dụng chuẩn mức Basel 2 và cả Basel 3 trong quản lý vốn chủ sở hữu nói riêng và giám sát toàn hệ thống NHTM nói chung, NHNN Việt Nam cần được tăng tính độc lập trong quản lý nhà nước, đồng thời tập trung tăng cường hiệu lực giám sát tài chính và áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, bên cạnh đó cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý theo các chuẩn mực quốc tế, đẩy mạnh các giải pháp tăng vốn chủ sở hữu và tạo ra vốn chủ sở hữu hợp lý cho NHTM như cổ phần hóa,
khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào các NHTM Việt Nam. Trong hoạt động điều hành, cần tăng cường hiệu lực quản lý hành chính trên cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện hệ thống thông tin, thống kê. Về phía các NHTM, để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về vốn chủ sở hữu, NHTM cần có định hướng, chiến lược phát triển rõ ràng, nâng cao hiệu quả quản trị công theo quy định của Luật Doanh nghiệp và luật chuyên ngành, thực hiện quản lý sự thay đổi và nâng cao chất lượng quản lý vốn chủ sở hữu của từng NHTM.
5. Để các giải pháp từ phía NHNN và các NHTM có thể triển khai và khả thi, Chính phủ cần tiến tới xây dựng một thị trường tài chính hoạt động ổn định và lành mạnh. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xây dựng mô hình và cách thức giám sát tài chính mới nhằm nâng cao hiệu quả giám sát. Chuyển từ mô hình giám sát theo chức năng hiện nay sang mô hình giám sát hợp nhất. Về phía Bộ Tài chính, cần phối hợp với NHNN thực hiện thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung, đảm bảo sự ổn định, lành mạnh của hệ thống. Đồng thời với vai trò làm đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại một số ngân hàng TMCP Nhà nước, Bộ Tài chính cần có sự phối hợp với các chủ sở hữu khác của ngân hàng xây dựng chiến lược quản lý ngân hàng hiệu quả, chú trọng công tác quản lý các rủi ro trên cơ sở nâng cao trình độ cán bộ, áp dụng hệ thống kế toán, kiểm toán theo chuẩn quốc tế, xây dựng một hệ thống thông tin dữ liệu chính xác, đầy đủ, cập nhật và đầu tư công nghệ phục vụ cho công tác quản lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Anh:
1. Basel committee on ba nking supervision (2005), International convergence of capital measurement and capital standards, http://www.bis.org/publ/bcbs118.pdf.
2. Basel committee on banking supervision (2006), Result of the fifth quanlitative impact study (QIS 5), https://www.bis.org/bcbs/qis/qis5results.pdf.
3. Basel Committee on Banking Supervision (2012), Core Principles for Effective Banking Supervision, http://www.bis.org/publ/bcbs230.htm.
4. Julapa Jagtiani, James Kolari, Catharine Lemieux and Hwan Shin (2003), Early warning models for bank supervision: Simpler could be better, https://www.chicagofed.org/publications/economic-perspectives/2003/3qeppart4
5. Jun Hua Sun (2009), Basel II implementation in the chinese banking system, Simon Fraser University, http://summit.sfu.ca/item/670.
6. Kozo Ishimura (2008), The impact of the Basel Ii accord on the US. and Japanese financial systems, http://dev.wcfia.harvard.edu/us- japan/research/pdf/08-04.Ishimura.pdf.
7. Monetary authority of Singapore (2006), Proposals for the Implementation of Basel II in Singapore, http://www.mas.gov.sg/news-and- publications/consultation-paper/2005/consultation-paper-on-proposals-for-the- implementation-of-basel-ii-in-singapore-phase-1.aspx.
Tài liệu Tiếng Việt:
8. Báo cáo thường niên của các ngân hàng Eximbank, Sacombank, MB, ACB, Techcombank, Vpbank giai đoạn 2005-2014.
9. Basel committee on banking supervision (2006), Basel II: Sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn – Cấu trúc khung sửa đổi phiên bản toàn diện năm 2006, Dịch từ tiếng Anh, Người dịch Khúc Quang Huy 2008, Hà Nội: NXB Văn hóa – Thông tin.
10. Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số
141/2006/NĐ-CP về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, ban hành ngày 22/11/2006.
11. Vũ Hoàng Cương, Phạm Minh Tuấn, Phạm Đức Nam và nhóm cộng sự CLB Sinh viên Nghiên cứu khoa học SRC (2013), “Nghiên cứu về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Nội san Sinh viên số 1/2013, Học Viện Ngân hàng.
12. Trương Quốc Cường (2012), “Đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng Việt Nam
– nhìn từ tiêu chuẩn Basel”, Tạp chí Ngân hàng, Số 7, trg 2-9.
13. Huỳnh Thế Du và Đỗ Thiên Anh Tuấn (2013), Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam – con đường gập ghềnh, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Trường Quản lý nhà nước Harvard Kennedy, 01/08/2013.
14. Đặng Ngọc Đức, Nguyễn Đức Hiển và nhóm nghiên cứu Trường Đại học kinh tế Quốc dân (2014), Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế, thuộc Đề tài “Khuôn khổ pháp lý cho tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì.
15. Chu Thị Hương Giang (2009), Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
16. Viên Thế Giang (2012), “Bất cập trong các quy định về thẩm quyền giám sát ngân hàng ở Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 74, trg 38-43.
17. Viên Thế Giang (2012), “Hệ quả từ quyết định gia tăng vốn pháp định của các TCTD”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/ThucTienPhapLuat/View_detail.aspx?ItemID=94.
18. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Hà Nội, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
19. Nguyễn Quỳnh Hoa (2014), Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
20. Tô Ngọc Hưng (2010), “Lộ trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính Việt Nam tới năm 2020”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 102.
21. Nguyễn Duy Khánh (2012), Tìm hiểu về Hiệp ước vốn Basel,
http://www.vdb.gov.vn/Trangchu.aspx?ID=DETAIL&INFOID=2566, ngày truy cập 18/06/2015.
22. Lê Thị Lợi (2013), “Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt Nam, các vấn
đề về quản trị vốn”, Tạp chí Ngân hàng, Số 2 +3, trg 90-95.
23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về việc Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ban hành ngày 19/04/2015.
24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro của các TCTD, ban hành ngày 22/04/2005.
25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ban hành ngày 20/05/2015.
26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13 ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, , ban hành ngày 27/09/2010.
27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro của các TCTD, ban hành ngày 21/01/2013.
28. Ngân hàng Nhà nước (2013), Báo cáo thường niên giai đoạn 2005-2013.
29. Ngân hàng Nhà nước (2015), Khái quát lịch sử ngân hàng Việt Nam qua các thời kỳ, Thời báo ngân hàng, truy cập ngày 19/06/2015.
30. Lê Thị Tuấn Nghĩa và Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2010), “Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả giám sát tài chính”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 94.
31. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ban hành ngày 16/06/2010.
32. Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 11.
33. Bùi Thị Phương Thảo (2011), “Cuộc đua lãi suất nhìn từ khung các chỉ tiêu an
toàn hoạt động”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số 109.
34. Đào Ngọc Chuyền (2012), Chiến lược tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong tiến trình hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ,
35. Điện Biên (2014), Cơ hội và áp lực tái cơ cấu nội tại ngành thanh tra giám sát ngân hàng, http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/co-hoi-va-ap-luc-tai-co-cau- noi-tai-nganh-thanh-tra-giam-sat-ngan-hang-94886.html, truy cập 8/8/2015.
36. Nguyễn Trí Hiếu (2014), Triển khai Basel II đòi hỏi phải minh bạch, http://stox.vn/tin-tuc/expert/229953/trien-khai-basel-ii-doi-hoi-phai-minh- bach.html#sthash.xilVRgex.dpuf, Truy cập ngày 8/7/2015.
37. Nguyễn Nhung (2015), Điểm nhấn sáp nhập ngành ngân hàng, http://www.sggp.org.vn/taichinhnganhangchungkhoan/2015/10/398558/, truy cập ngày 10/10/2015.
38. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2015), Kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng
đầu năm 2015.
39. Nguyễn Hữu Nghĩa (2015), Thanh tra, giám sát ngân hàng và nhiệm vụ đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống, Đặc san Toàn cảnh ngân hàng Việt Nam, http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/thanh-tra-giam-sat-ngan-hang-va-nhiem- vu-dam-bao-an-toan-lanh-manh-he-thong-118824.html, truy cập ngày 8/8/2015.
40. Phan Anh Tuấn và Đặng Thị Việt Đức, Chức năng của ngân hàng trung ương, http://quantri.vn/dict/details/8315-chuc-nang-cua-ngan-hang-trung-uong, truy cập 10/10/2015.
41. Bùi Quang Tín (2015), Xu hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 5 năm tới, http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/xu-huong-tai-cau-truc-he-thong-ngan-hang- 5-nam-toi-20150515162100084.chn, truy cập ngày 27/6/2015.
42. Đào Quốc Tính (2014), Thực hiện chuẩn mực vốn Basel II: Hành trình không có điểm dừng, http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/thuc-hien-chuan-muc-von- basel-hanh-trinh-khong-co-diem-dung-105938.html, truy cập ngày 8/7/2015.
43. Nguyễn Đức Trung (2012), Đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel, Luận án Tiến sĩ, Học viện Ngân hàng.
44. Nguyễn Đức Trung và Phạm Mạnh Hùng (2013), Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng số 12/2013.
45. Trung tâm nghiên cứu Ngân hàng BIDV (2014), Báo cáo đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, xử lý nợ xấu, Hà Nội.
46. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2014), Báo cáo tổng quan thị trường Tài chính, Hà Nội, trg 18-30.
47. VnEconomy (2014), 9 quy định mới về an toàn ngân hàng tại Việt Nam, http://vneconomy.vn/tai-chinh/9-quy-dinh-moi-ve-an-toan-ngan-hang-tai-viet- nam-20141121121128457.htm, truy cập ngày 18/7/2015.
48. VPBS (2014), Báo ngành ngân hàng tháng 1 – 2014.
49. Phan Diên Vỹ (2013), Sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
50. Thanh Xuân và Thu Hằng (2015), Tái cấu trúc ngân hàng vào giai đoạn nước rút,http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/tai-cau-truc-ngan-hang-vao-giai-doan- nuoc-rut-560307.html, truy cập ngày 8/8/2015.
51. Phan Đại Thích (2013), Thanh tra trên cơ sở rủi ro:Phân tích ma trận rủi ro và kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 20- tháng 10/2013.
52. Lê Văn Luyện, (2016), Sắp xếp lại hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu, Tạp chí ngân hàng số 3+4/2016.
53. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (2014), Kỷ yếu 5 năm thành lập và phát triển.